MỘT KHO TÀNG ĐANG ĐƯỢC KHAI PHÁ: NGUỒN THUỐC QUÝ TỪ BIỂN CẢ
DS. TRƯƠNG
TẦT THỌ
Hai tàu ngầm bỏ túi,
ba tàu hải dương học, một ê kíp các nhà nghiên cứu có thể phân tích 1.000
mẫu sinh vật biển trong 5 tuần để rồi thất bại. Đó là cái giá đắt đỏ trên
con đường khai phá nguồn tài nguyên dược phẩm quý hiếm từ biển cả. Và khi
hoạt chất được tìm thấy, lại cần thêm ít nhất 10 năm thử nghiệm trước khi
thuốc mới từ biển cả được tung ra thị trường. Thế nhưng từ năm 1969 đến nay
đã có hơn 200 bằng sáng chế được trao tặng mang lại hy vọng cho việc điều
trị bệnh.
TỪ NHỮNG LOÀI BỌT BIỂN
KỲ DIỆU
Vào thập niên 50, tình cờ
các nhà khoa học tìm thấy có những chất có đặc tính chống lại việc hình
thành các khối u từ bọt biển. Sau đó ba loại thuốc mới đã chào đời: Vidaline
trị Herpes và Zona, Cytanebine chống bệnh ung thư máu và Cephalosporine C,
một kháng sinh hiện đang được sử dụng rộng rãi chiết xuất từ nấm biển. Các
nhà khoa học nhận định: "Đại dương là cả một kho tàng bao la với rất nhiều
phân tử hợp chất không có được trên mặt đất". Như bọt biển là những xưởng
hóa học thật sự, mỗi ngày lọc từ 10-100 lít nước và tiết ra những độc chất
chống lại các nhuyễn thể ăn nó đồng thời có tác dụng trị bệnh.
DÙNG CHẦT ĐỘC LÀM
THUỐC TRỊ BỆNH NAN Y
Nhiều độc chất là hoạt
chất hiệu nghiệm trong việc trị bệnh. Thỉnh thoảng ngư dân Việt Nam ăn cá
nóc bị ngộ độc chết người. Nhưng từ nhóm cá nóc, các nhà khoa học Nhật đã
tách rời được một chất làm hạ huyết áp đồng thời điều trị các bệnh viêm phế
quản và viêm phế quản dạng suyễn. Đó là tetrodotoxine. Trên thị trường thế
giới, chất này tuy còn mắc nhưng trong tương lai có thể sẽ hạ vì một số loài
cá khác cũng có chứa chất này. Trong đời sống ở biển, các công dân thủy
vương cung thường tiết ra nhiều độc tố để vừa làm vũ khí tấn công vừa là
phuơng tiện phòng thủ để sinh tồn. Trên mặt đất chất độc được xem là mạnh
nhất là nọc rắn hổ mang mà giá bán rất cao trên thị trường. Ở biển, một số
chủng loại san hô lại chứa palidoxin, một độc chất mạnh hơn nọc rắn hổ mang
đồng thời là quà tặng bất ngờ của biển cả: từ palidoxin, các nhà khoa học
đang nghiên cứu chế tạo thuốc điều hòa huyết áp và thuốc chống loạn sản tế
bào gây ra ung thư.
Ngoài ra khi thử nghiệm
khối u trên cá nhám, cá này đề kháng được việc tạo lập các khối u. Từ đó dẫn
đến hướng nghiên cứu tính đề kháng của cá nhám để trị ung thư cho người.
Một con sao biển nặng 2kg
chứa phần lớn các mô cơ, chất béo, đồng thời cũng chứa những chất độc quý
hiếm mà kỹ nghệ dược phẩm có thể chế tạo thành thuốc chữa trị các bệnh do
nấm và các khối u.
MỘT SỐ THÀNH QUẢ
Từ nhiều thập niên trước,
các sinh tố A, D, E được điều chế hàng loạt trong kỹ nghệ từ gan cá cùng
nhiều loại kháng sinh được ly trích từ nấm ở biển:
- San hô vùng biển
Caraibes, vùng biển Đông Việt Nam có thể cho ra những dẫn xuất tương tự
prostaglandine mà tác động dược lý liên quan đến nhiều lĩnh vực.
- AZT điều trị bệnh AIDS
được điều chế từ tinh dịch của cá mòi.
- Pseudoptérone ly trích
từ một loài sinh vật biển ở Bahamas được dùng nhiều tại Hoa Kỳ làm chất
chống viêm trong mỹ phẩm.
- Một số chất đầy triển
vọng trong điều trị ung thư như Dolaftatine 10, ly trích từ một loài nhuyễn
thể vùng quần đảo Maurice, Eisteinascidine 743 từ một loài sinh vật bám vào
ghềnh đá vùng biển Caraibes hay Halicandrine B điều chế từ bọt biển ở Nhật
Bản.
- Loài bọt biển
Luffariella varabilis từ vùng biển Carolines có hoạt tính chống viêm đầy
triển vọng trong điều trị Psoriasis, một bệnh ngoài da phổ biến.
- Bugula neterina vùng
vịnh Mexico tiết ra những phân tử chống khối u đang được Viện Quốc gia Ung
thư nghiên cứu chống lại bệnh ung thư máu.
- Loài nhuyễn thể Conus
magus sống ở vùng biển san hô cho ra chất Conopeptide SNX 111, một chất đầy
triển vọng trong điều trị các vùng tổn thương não do thiếu oxy.
- San hô, từ thập niên 70
đã được dùng ghép xương, tái tạo hộp sọ hoặc cằm trong khoa giải phẫu.
- Ascidie, sinh vật bám
vào ghềnh đá, san hô là nguồn cung cấp các phân tử chống ung thư và sốt rét
mà số bệnh nhân nhập viện hàng năm lên đến 300 triệu người, 1,5 triệu tử
vong.
TƯƠNG LAI THẾ GIỚI TÙY
THUỘC VÀO BIỂN CẢ
Nguồn dự trữ thiên nhiên
phong phú về thực phẩm và thuốc men cho nhân loại trong tương lai chính là
từ biển cả. Cây cỏ, động vật biển dồi dào với hàng ngàn chủng loại trong khi
ngư dân chỉ sử dụng từ 400-600 loài không độc. Những loại tảo biển, nhuyễn
thể, cầu gai, vi khuẩn... sẽ cung cấp các phân tử đầy triển vọng trong điều
trị. Một chất được tìm ra lại phải mất thêm ít nhất 10 năm thử nghiệm mới có
được một dược phẩm mới, chất ấy phải có hoạt tính trị bệnh, ổn định, không
độc và dễ tổng hợp.
Do đó ngày nay người ta
bắt đầu nghĩ đến việc xây dựng những nhà máy cùng lúc chế biến thực phẩm lẫn
dược phẩm, mà nguồn nguyên liệu chính là các sản phẩm của đại dương. Việc
thay thế glucid, protid, lipid từ nguồn gốc động thực vật trên đất liền bằng
nguồn gốc từ biển cả sẽ mang lại những lợi ích lớn lao cho công nghiệp chế
biến thực phẩm, dược phẩm. Từ đấy, tiềm năng điều trị và dinh dưỡng sẽ đáp
ứng với đà gia tăng dân số của thế giới.