THUỐC BỔ ĐỂ CHỮA BỆNH
GS. HOÀNG BẢO CHÂU
Một bệnh nhân bị đau ê ẩm
vùng thắt lưng, mỏi gối, yếu hai chân, hoa mắt, ù tai đến khám bệnh. Lương y
xem bệnh xong nói: sẽ dùng thuốc bổ để chữa. Bệnh nhân thắc mắc và yêu cầu
lương y bốc thuốc bệnh chứ không bốc thuốc bổ, vì sợ uống thuốc bổ bệnh đâu
vẫn hoàn đấy. Lương y nhẹ nhàng giải thích: vì bệnh là can thận âm hư, nên
phải dùng thuốc bổ can thận, thuốc bổ là để chữa bệnh đó. Thấy bệnh nhân có
chiều chưa yên tâm, lương y đã giải thích thêm về cách nhìn nhận về bệnh tật
và cách thức của đông y.
Y học cổ truyền cho rằng
khi khỏe thì âm dương ở trong người cân bằng (a). Khi ốm, thì không còn sự
cân bằng âm dương nữa, thường gọi là mất cân bằng âm dương. Sự mất cân bằng
đó được thể hiện như thế nào? Đó là: dương so với bình thường đã vượt trội
lên, hơn hẳn (b) âm so với bình thường đã vượt trội lên, hơn hẳn dương (c),
dương so với bình thường đã giảm hẳn đi, kém hẳn âm (d), âm so với bình
thường đã giảm hẳn đi, kém hẳn dương (e).
a.
B.thường
b. + > - c. + < - d. + < - e.
+ > -
Trạng thái vượt trội lên
gọi là thịnh, và bệnh do dương thịnh, bệnh do âm thịnh được gọi là chứng
thực. Trạng thái giảm hẳn đi gọi là hư, và bệnh do dương hư, bệnh do âm hư
được gọi là chứng hư. Chứng thực (do thịnh) do các nguyên nhân gây bệnh được
gọi là tà khí gây nên. Phép chữa phải là loại bỏ tà khí. Ví dụ người có táo
bón gây sốt (táo bón là phân khô lại, ứ lại là thịnh, sốt là nóng hơn bình
thường là thịnh - chứng thực do dương thịnh), cách chữa phải tống phân ra
ngoài, phân ứ lại ra được hết thì hết sốt. Tống phân ra ngoài là loại bỏ tà
khí. Hoặc người bị cảm lạnh, đau đầu, sổ mũi, sốt có gai rét, không có mồ
hôi (đau đầu là lạnh (hàn tà) làm trở ngại kinh dương ở đầu, sổ mũi là hàn
tà tác động vào mũi, sốt gai rét là hàn tà nằm ở phần da, làm cho dương khí
ứ lại không tỏa ra, vì hàn tà nằm ở da nên sợ rét, không có mồ hôi vì tấu lý
(lỗ chân lông) bị hàn tà bít kín lại), cách chữa phải làm ra mồ hôi (giải
biểu tà). Khi mồ hôi ra được thì hàn tà cũng bị tống ra ngoài theo với mồ
hôi. Khi ra được mồ hôi cũng hết bệnh. Bệnh cảm lạnh là âm thinh, làm cho ra
mồ hôi là loại bỏ tà khí.
Chứng hư là sự suy giảm
của âm dương khí, huyết trong cơ thể gây nên, được gọi là chính khí hư. Phép
chữa là phải bồi bổ chính khí. Ví dụ như ở bệnh nhân trên đau ê ẩm vùng thắt
lưng, mỏi gối, yếu chân ù tai (là thận âm hư), hoa mắt (là can huyết hư -
huyết thuộc phạm trù của âm, cách chữa là phải bổ chính khí, ở đây là âm
huyết. Âm huyết được đầy đủ như cũ thì hết bệnh. Hoặc người hễ lao động thì
thở dốc, đoản hơi, mệt mỏi, tự ra mồ hôi, dễ bị cảm (do khí hư - khí thuộc
phạm trù của dương), cách chữa phải bổ hư, ở đây là bổ khí của phế. Khi của
phế được bồi bổ đầy đủ thì hết bệnh.
Như vậy, thuốc bổ là để
chữa bệnh do chính khí suy yếu. Và chỉ dùng đúng bệnh thì thuốc mới có hiệu
quả. Nghe xong bệnh nhân yên tâm và có thêm hiểu biết về cái gọi là thuốc
bổ, và cách chữa bệnh cổ truyền.