CÓ MỘT THỂ THÂP TIM NHƯ THẾ TRẺ BỊ THÂP TIM KHÔNG VIÊM KHỚP MÀ LẠI MÚA GIẬT

BS. HƯƠNG LIÊN

Thấp tim là một bệnh khá phổ biến ở trẻ em, gây tổn thương ở khớp và đặc biệt gây tổn thương nặng nề ở tim, dễ làm chết trẻ. Đây là một tai họa lớn của trẻ dm, nhất là lứa tuổi từ 7 - 15. Thủ phạm gây bệnh là liên cầu khuẩn (Streptococcus) bê ta tán huyết nhóm A. Tìm hiểu tiền sử của các em bị thấp tim người ta thấy hầu hết các em này trước đó đã bị viêm họng đỏ do liên cầu khuẩn mà không được điều trị đến nơi đến chốn.

Nói đến thấp tim, bao giờ người ta cũng nghĩ ngay đến các đợt viêm khớp, viêm di chuyển từ khớp này sang khớp khác, kèm theo sốt nhẹ hay sốt vừa. Các khớp bị viêm (thường gặp nhất là khớp gới, khớp cổ tay, cổ chân...) có thể có đầy đủ các dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, đau, hạn chế cử động, nhưng cũng có khi chỉ bị viêm nhẹ không rõ rệt lắm. Cũng có trường hợp ngay trong đợt viêm khớp đầu tiên bệnh nhân đã có biểu hiện viêm ở tim, nhưng phần lớn là các dấu hiệu viêm khớp giảm dần trong 5 - 10 ngày dù có chữa hay không, nhưng sau đó bệnh sẽ tái phát nhiều lần, các đợt tái phát xen kẽ ở thời kỳ tạm ởn định. Bệnh càng tái phát nhiều đợt thì tổn thương ở tim càng nặng và di chứng ở tim càng nhiều. Các tổn thương này tiến triển từ từ nhưng chắc chắn, dẫn đến suy tim và tử vong.

Thông thường bệnh thấp tim diễn biến như trên. Nhưng trong bệnh thấp tim có một thể đặc biệt: thể múa giật. Tại các bệnh viện, thỉnh thoảng người ta vẫn nhận được các trường hợp này. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 7 - 15 tuổi, ít gặp ở lứa tuổi nhỏ hơn và hầu như không gặp ở người lớn.

Trong tiền sử của các em này đều có bị viêm họng đỏ, sốc, ho, rát cổ hoặc nuốt đau, sưng hạch dưới hàm... Đó là biểu hiện của nhiễm liên cầu khuẩn, mà hầu hết đã bị bỏ qua không điều trị, hoặc điều trị sơ sài, không đúng cách. Khoảng 6 tháng sau đợt nhiễm liên cầu khuẩn này (chậm hơn các trường hợp thông thường có viêm khớp nói trên), dần dần xuất hiện những biến đổi nhẹ về tinh thần như tính tình thay đổi, hay khóc, dễ cáu kỉnh, lo lắng... Đồng thời trẻ có các rối loạn về vận động, như chữ viết nguệch ngoạc, nét chữ thay đổi, cầm bút, cầm đã không vững, khi ăn cơm làm rơi vãi nhiêu hoặc rơi đũa, rơi thìa, rơi bát... Trẻ có những cử động bất thường, vung vảy tay chân, ngoẹo đầu liên tục, cử động quá mức, thiếu phối hợp, không thể tự kiềm chế ngồi yên được v.v... Khám bệnh kỹ sẽ phát hiện được đa số các em có biểu hiện viêm tim nhẹ... Nếu được điều trị tốt, những biểu hiện viêm tim trên sẽ mất đi nhanh trong khoảng 10 ngày, bệnh nhân có thể trở lại bình thường, nom bên ngoài tưởng như bệnh đã khỏi hẳn. Nhưng nếu không được tiếp tục uống thuốc phòng bệnh thì chắc chắn bệnh sẽ tái phát và có những hậu quả tai hại. Người ta đã gặp những trường hợp bị hẹp van hai lá ở những trẻ em bị múa giật sau nhiều năm thấy tỷ lệ hẹp van hai lá khá lớn. Sự xuất hiện chậm của hẹp van hai lá chứng tỏ bệnh vẫn tiến triển lặng lẽ trong cơ thể các em nếu không kiên trì uống thuốc phòng bệnh, không để tái phát. Đây là một bệnh nguy hiểm đòi hỏi phải được điều trị sớm và tích cực, đúng phương pháp, kết hợp với phòng bệnh kiên trì, liên tục theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Nói chung, dù ở thể nào thấp tim cũng là một bệnh gây nên nguy hiểm, có tỷ lệ chết cao, vì vậy tốt nhất là chúng ta phải tích cực phòng bệnh. Trường hợp trẻ đã mắc bệnh, ta phải điều trị sớm và kiên trì phòng bệnh lâu dài. Với những tiến bộ của y học hiện nay, bệnh thấp tim có thể được chữa khỏi hoàn toàn, đồng thời cũng có thể ngăn chặn được những di chứng nặng nề của tổn thương tim do bệnh gây ra. Nếu ngay từ khi bệnh mới phát, sau khi điều trị ổn định trẻ được theo dõi chu đáo,uống thuốc phòng bệnh đều đặn trong một thời gian dài (tối thiểu là 5 nam, hoặc cho đến khi bệnh nhân 21 tuổi) thì hầu hết không bị các đợt tái phát và các tổn thương tim cũng khỏi hẳn, như vậy bệnh thấp tim có thể chữa khỏi hẳn được, chỉ cần ta có kế hoạch phòng bệnh kiên trì, không để các đợt tái phát xảy ra.

            Thuốc phòng bệnh thấp tim tái phát thường dùng hiệnnay là Penicillin V hoặc Benzacillin. Liều lượng và cách dùng cần theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc.

THƯ MỤC NHI KHOA
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em

Bệnh viện Nhi Trung Ương

  • Địa chỉ: 18/879 La Thành – Đống Đa – Hà Nội
  • Điện thoại: (84-024) 6 273 8532
  • Fax: (84-024) 6 273 8573

Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bệnh viện Nhi Đồng 2

  • www.benhviennhi.org.vn
  • Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
  • Điện thoại: (028) 38295723 - (028) 38295724.

BV Nhi Đồng Thành Phố

  • Địa chỉ: 15 Võ Trần Chí, Tân Kiên, Bình Chánh, TP.HCM.
  • Điện thoại: (028) 2253 6688
  • Fax: (028) 2253 8899
  • Email: bv.nhidong@tphcm.gov.vn
  • Website: www.bvndtp.org.vn

BV Nhi Thái Bình

BV Nhi TP. Cần Thơ

  • Địa chỉ: Số 345 Nguyễn Văn Cừ, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
  • Điện thoại: 02923748356
  • Fax: 02923831031
  • Email: bvnhidong@cantho.gov.vn

BV Nhi Đồng Nai

  • Địa chỉ: Khu phố 5, Phường Tân Hiệp, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
  • Số điện thoại: 02513.891500 - Nhánh 151

Bệnh Viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng

  • Địa chỉ: 402 Lê Văn Hiến, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0236.3957 777, Fax: 0236.3957 779
  • Đường dây nóng: 0962 291 818
  • Email: benhvienphusannhi@danang.gov.vn
  • Website: www.phusannhidanang.org.vn

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh

  • Địa chỉ: Đường Huyền Quang, Phường Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh.
  • Điện thoại: (02223).89.59.69
  • Email: bvsn.syt@bacninh.gov.vn

BV Sản Nhi Ninh Bình

  • ĐT: 0229.3893656 Fax: 0229.893550
  • ĐT nóng ngành: 1900.9095 ĐT nóng bệnh viện: 0229.3513388
  • Thư điện tử: bvsnnb@gmail.com
  • Đ/c: Đường Phan Chu Trinh, p.Nam Thành, tp.Ninh Bình

BV Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc

BV Sản Nhi tỉnh Bình Dương

  • 455 đường CMT8, P. Phú Cường, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương
  • Điện thoại: 0274.3836.042 | Fax: (0274)3859580
  • Email: bvpsbinhduong@yahoo.com

 

Các bệnh viện chuyên khoa Nhi có nhu cầu gửi thông tin vào nơi này xin vui lòng gửi qua theo form này

Các sản phẩm y tế

Shop Bác sĩ Trung http://www.shopbstrung.com

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh nhi khoa
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em