Chứng co giật do nóng sốt cao ở trẻ
BS Trần Trinh Thuần
Ðây là hiện tượng thường gặp ở trẻ từ 18 tháng cho đến 3 tuổi. ít gặp ở trẻ trên tuổi
Nguyên nhân
Do nhiễm trùng như viêm nhiễm đường hô hấp, nhiễm trùng tai mũi họng hoặc cảm sốt thông thường. Khi trẻ bị co giật mà không kèm theo sốt cao, bị co giật nhiều lần hoặc kéo dài thì có thể do nguyên nhân như chứng động kinh (phong xù) hay các bệnh ly về thần kinh não bộ.
Triệu chứng
- Co giật do nóng sốt có thể xảy ra đột ngột ở một đứa bé không có dấu hiệu của một bệnh gì nặng báo trước mà đôi khi chỉ có triệu chứng sổ mũi đi kèm.
- Co giật do sốt thường chỉ kéo dài khoảng 2 phút. Tuy nhiên một khi đã bị co giật, trẻ có thể bị tái phát, càng nhỏ tuổi càng có nguy cơ tái phát. Bé gái bị tái phát nhiều hơn bé trai. Các trường hợp co giật kéo dài 10 - 30 phút, bị nhiều cơn trong ngày hoặc hay tái phát mà không kèm theo sốt thường có nguyên nhân quan trọng, cha mẹ phải đưa bé đi khám đến nơi đến chốn để tìm nguyên nhân mà trị liệu.
Cách phòng ngừa và xử trí
- Lấy nhiệt độ cơ thể của bé: Thời gian cặp nhiệt phải đúng một phút, cặp nhiệt ở hậu môn, ở miệng tốt nhất. Nếu cặp nhiệt ở nách nên cộng thêm một độ. Với nhiệt kế điện tử thời gian cặp nhiệt sẽ ngắn hơn nhiều.
- Khi thấy bé sốt cao 38 - 39 độ hãy làm giảm nhiệt cho bé bằng cách: Cho bé uống ngay một gói hoặc nhét đít ngay một viên tọa dược Paracetamol liều 150mg để hạ sốt cấp thời trong lúc chờ đợi đưa bé đi khám bệnh. Ðồng thời lau mát bé bằng nước thường. Nhớ không được dùng nước đá, nước trong tủ lạnh, vì nước quá lạnh có thể làm ngưng quá trình đang hạ nhiệt của cơ thể.
- Khi cơn co giật xảy ra: Cha mẹ hãy bình tĩnh, và nên nhớ cơn co giật sẽ sớm qua đi. Nếu can thiệp sai có thể làm cho bé tổn thương thêm. Không được cạy răng bé để nhét vật cứng như cán muỗng... vào miệng bé với mục đích phòng ngừa bé tự cắn lưỡi. Ðộng tác này không những không giúp ích gì, đôi khi còn có hại. Ly do là vì hai hàm răng của bé chỉ nghiến chặt khi co giật bắt đầu xảy ra, cho nên nếu cơn đã xuất hiện rồi, răng bé sẽ không tự cắn lưỡi được nữa.
- Giữ thông đường thở cho bé: Ðặt bé nằm nghiêng. Nếu có đàm nhớt hoặc máu trong miệng của bé, cha mẹ nên dùng miệng của mình để hút ra. Ðộng tác này có thể cứu bé qua cơn nguy nghẹt đường thở.
Sau cùng cần phải đưa bé đi khám bệnh để bé được chẩn đoán và điều trị khỏi bệnh và cha mẹ bé được hướng dẫn phòng ngừa các cơn co giật có thể có trong tương lai.