Co giật ở trẻ em

Trẻ sốt cao dễ bị co giật.

Ở trẻ mới sinh, động kinh biểu hiện bằng những co giật sơ sinh lành tính, thường gặp ở bé trai bắt đầu từ ngày 2 tới ngày thứ 21. Cần hỏi bác sĩ để phân biệt với cơn do rối loạn chuyển hóa, viêm màng não sơ sinh, nhiễm virus...

Động kinh ở trẻ sơ sinh thường biểu hiện dưới dạng giật cơ có tính chất cục bộ, sau đó có thể lan tỏa từ một bên sang bên đối diện.
Có thể có nhiều cơn dẫn tới động kinh liên tục. Tiến triển nói chung tốt. Một vài trẻ ở khoảng 2-6 tuần tuổi có thể không còn cơn lâm sàng, nhưng điện não đồ vẫn chưa hoàn toàn ổn định.

Tuy nhiên, cũng cần cảnh giác đối với các trường hợp co giật sơ sinh kéo dài, có tính định hình (khu trú tổn thương) và toàn bộ lúc thu phát. Cần theo dõi xem có phải do sinh khó, phẫu thuật, viêm màng não, rối loạn, dị dạng mạch máu não.

Ở trẻ đang bú và trẻ nhỏ:

- Co giật do sốt cao: Là những cơn co giật toàn bộ xảy ra khi bệnh nhân ở tình trạng sốt cao. Cần phân định co giật do sốt cao và động kinh. Nhiệt độ gây co giật thường là trên 39 độ C và thường gặp ở trẻ gái, nhất là trẻ gái dưới 1 tuổi. Co giật do sốt cao là điều kiện thuận lợi để phát triển thành động kinh, nhất là với những trường hợp co giật nhiều lần và kéo dài trong ngày.

- Hội chứng West: Thường gặp ở trẻ trai khoảng 7 tháng đến 1 tuổi với 3 triệu chứng: co thắt, rối loạn phát triển tâm lý vận động và có hình ảnh loạn nhịp cao điện thế ở điện não đồ. Các cơ co thắt, thể hiện ở việc đầu bệnh nhi cúi gập mạnh, hai tay có cử động vái chào. Cơn thường rất nhanh (1-15 giây), liên tiếp, có thể tới 30 cơn.

- Cơn mất trương lực - vắng ý thức: Thường gặp ở trẻ trai 5-8 tuổi và quá nửa là có liên quan tới bệnh não, còn gọi là hội chứng Lennox-Gastaut. Triệu chứng: các cơn động kinh trương lực, vắng ý thức, các nhịp sóng chậm ở điện não đồ và rối loạn tâm lý. Các cơn trương lực có thể biểu hiện ở dạng kín đáo; các động tác đảo nhãn cầu và biến đổi nhịp thở thường xảy ra lúc trẻ đang ngủ. Có thể có cứng chi, động tác tự động, giật cơ mi, cơ quanh miệng đồng thời với cơn vắng: bệnh nhi gục đầu, há miệng hoặc có khi còn chảy dãi.

Trẻ có thể chậm phát triển tâm lý vận động, rối loạn tính tình, ở trẻ lớn hơn còn có rối loạn chú ý (học kém, khó học tập, khó tiếp thu...).

Ở tuổi đi học (từ tiểu học tới năm đầu của trung học phổ thông)
- Động kinh cơn vắng: Thường xảy ra ở trước tuổi dậy thì, ở trẻ gái (70%). Cơn khởi đầu và kết thúc đột ngột, có rối loạn ý thức, cơn nhanh chừng 4-15 giây, sau đó bệnh nhi tỉnh dậy và trở lại bình thường. Biểu hiện chung của cơn vắng là mất nhận thức và mất phản ứng, đồng thời ngưng mọi hoạt động...

- Động kinh cục bộ: Động kinh cục bộ lành tính chiếm tỷ lệ 40-60% các loại động kinh ở trẻ em; thường có cơn đầu tiên vào khoảng 6-10 tuổi. Có thể có hiện tượng thiếu sót vận động sau cơn, song chỉ tồn tại trong vài phút; không có suy giảm trí tuệ.

- Động kinh toàn bộ: Là cơn động kinh điển hình với các tính chất: đột quỵ (ngay lập tức, đột ngột, không chuẩn bị...), định hình (co giật theo hình thái vận động), tái phát, rối loạn ý thức, thời gian cơn... Cần chú ý tới sang chấn khi mới sinh ra, viêm nhiễm, áp-xe não, bệnh não trẻ em.

Chẩn đoán động kinh ở trẻ em phải dựa vào việc thăm khám, kiểm chứng hoặc đánh giá cơn và đo điện não đồ. Cần phải có ý kiến đánh giá của bác sĩ chuyên khoa thần kinh - tâm thần. Tất cả các trường hợp chẩn đoán là động kinh đều phải được điều trị kịp thời...
Việc phòng bệnh động kinh ở trẻ em cần được chú ý ngay từ khi bà mẹ mang thai, thực hiện việc khám thai định kỳ và tiêm chủng cho trẻ qua các lứa tuổi.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

THƯ MỤC NHI KHOA
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em

Bệnh viện Nhi Trung Ương

  • Địa chỉ: 18/879 La Thành – Đống Đa – Hà Nội
  • Điện thoại: (84-024) 6 273 8532
  • Fax: (84-024) 6 273 8573

Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bệnh viện Nhi Đồng 2

  • www.benhviennhi.org.vn
  • Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
  • Điện thoại: (028) 38295723 - (028) 38295724.

BV Nhi Đồng Thành Phố

  • Địa chỉ: 15 Võ Trần Chí, Tân Kiên, Bình Chánh, TP.HCM.
  • Điện thoại: (028) 2253 6688
  • Fax: (028) 2253 8899
  • Email: bv.nhidong@tphcm.gov.vn
  • Website: www.bvndtp.org.vn

BV Nhi Thái Bình

BV Nhi TP. Cần Thơ

  • Địa chỉ: Số 345 Nguyễn Văn Cừ, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
  • Điện thoại: 02923748356
  • Fax: 02923831031
  • Email: bvnhidong@cantho.gov.vn

BV Nhi Đồng Nai

  • Địa chỉ: Khu phố 5, Phường Tân Hiệp, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
  • Số điện thoại: 02513.891500 - Nhánh 151

Bệnh Viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng

  • Địa chỉ: 402 Lê Văn Hiến, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0236.3957 777, Fax: 0236.3957 779
  • Đường dây nóng: 0962 291 818
  • Email: benhvienphusannhi@danang.gov.vn
  • Website: www.phusannhidanang.org.vn

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh

  • Địa chỉ: Đường Huyền Quang, Phường Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh.
  • Điện thoại: (02223).89.59.69
  • Email: bvsn.syt@bacninh.gov.vn

BV Sản Nhi Ninh Bình

  • ĐT: 0229.3893656 Fax: 0229.893550
  • ĐT nóng ngành: 1900.9095 ĐT nóng bệnh viện: 0229.3513388
  • Thư điện tử: bvsnnb@gmail.com
  • Đ/c: Đường Phan Chu Trinh, p.Nam Thành, tp.Ninh Bình

BV Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc

BV Sản Nhi tỉnh Bình Dương

  • 455 đường CMT8, P. Phú Cường, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương
  • Điện thoại: 0274.3836.042 | Fax: (0274)3859580
  • Email: bvpsbinhduong@yahoo.com

 

Các bệnh viện chuyên khoa Nhi có nhu cầu gửi thông tin vào nơi này xin vui lòng gửi qua theo form này

Các sản phẩm y tế

Shop Bác sĩ Trung http://www.shopbstrung.com

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh nhi khoa
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em