Nên làm gì khi con bạn bị tiểu đường?

Nên cho trẻ biết trẻ có thể ăn những thực phẩm nào.

Trước hết, bạn đừng tự dằn vặt vì bản thân bạn không có lỗi và không thể làm gì để con mình khỏi bị tiểu đường. Hãy bình tĩnh tìm hiểu nhiều hơn về căn bệnh này để tránh cho con bạn khỏi những tai biến có thể xảy ra.

Sau đây là lời giải đáp cho những thắc mắc thường gặp của bậc cha mẹ có con bị tiểu đường:

1. Tại sao con tôi lại bị tiểu đường trong khi gia đình tôi trước nay không ai bị bệnh này cả?

Tiểu đường có thể di truyền. Tuy nhiên, ở một số trẻ, bệnh xuất hiện khi một loại virus (như virus gây bệnh sởi hoặc quai bị...) tấn công vào tụy (cơ quan sản xuất ra insulin), làm tụy bị tổn thương. Có thể giải thích hiện tượng này như sau: Đầu tiên, cơ thể tấn công các virus xâm nhập, sau đó tự nhiên nó quay sang tấn công vào tụy vì các tế bào của tụy trông giống với loại virus kia. Hậu quả là tụy bị phá hủy và không thể sản xuất ra insulin nữa. Do không thể biết trẻ nào sẽ bị loại virus đó tấn công nên chúng ta sẽ không có cách nào bảo vệ trẻ khỏi bị tiểu đường.

2. Nên nói gì với những đứa con khác?

Nếu để ý, bạn sẽ thấy những trẻ khác trong nhà cũng lo lắng không kém gì bạn. Vì vậy, tốt hơn hết là hãy nói với chúng một cách đơn giản và cởi mở về bệnh tiểu đường dựa trên những kiến thức mà bạn có. Ví dụ, bạn có thể nói: “Em con bị bệnh tiểu đường. Điều đó có nghĩa là em sẽ không được ăn uống thoải mái, hàng ngày cần tiêm một loại thuốc gọi là insulin để giữ cho cơ thể được khỏe mạnh. Các con có muốn biết về những điều này không? Chúng ta sẽ cùng nói về chuyện này nhé”...

Một trong những điều mà bọn trẻ hay hỏi và các bậc cha mẹ cũng nên nói cho chúng hiểu là tác dụng của insulin... Ví dụ, về hiện tượng hạ đường máu do tiêm insulin, bạn có thể giảng giải như sau: “Đôi khi em con có những hành động rất kỳ lạ, như run rẩy, toát mồ hôi, cáu gắt hoặc tự nhiên ngủ thiếp đi... Khi đó, em cần được cho ăn hoặc uống nước đường ngay lập tức”.

3. Con tôi còn quá nhỏ, làm thế nào để nó có thể tự chăm sóc?

Là cha mẹ, chúng ta thường thấy rất khó để vừa bảo vệ, che chở cho đứa con bị bệnh, lại vừa giúp nó được sinh hoạt, vui chơi tự nhiên như những trẻ khỏe mạnh khác. Có khi bạn vừa nói với con: “Hãy đi chơi với bạn nếu con muốn” nhưng chỉ sau 1 phút bạn lại nghĩ: “Con mình không nên đi chơi bây giờ, nó mới tiêm insulin nên có thể bị hạ đường máu”. Bạn nên tìm cách giúp trẻ tự kiểm soát bệnh. Hãy tìm hiểu xem liệu trẻ có thể làm được gì, rồi hướng dẫn cho chúng. Nếu không để con bạn tự làm, nó sẽ mãi mãi phụ thuộc vào bạn. Bảng dưới đây sẽ cho bạn biết nên dạy trẻ những kỹ năng gì cho hợp với lứa tuổi của chúng.
 

Chú ý: Hãy khuyến khích con bạn tham gia các sinh hoạt tập thể để chúng biết rằng cũng có những trẻ khác bị bệnh như mình, và chúng có thể học hỏi lẫn nhau cách điều trị, kiểm soát bệnh.
4. Làm thế nào để con tôi có thể học hỏi và tự chăm sóc nhiều hơn về bệnh tiểu đường?

Nếu bạn muốn con mình có được thói quen học hỏi cách kiểm soát bệnh của nó hằng ngày, hãy làm theo các bước sau:

- Nói với con bạn về những gì mà nó có thể làm để chữa bệnh tiểu đường. Lập một danh sách những điều cần làm để kiểm soát bệnh tốt nhất; sau đó chọn ra một số công việc mà bạn muốn con mình thực hiện thành thạo.

- Đặt ra những phần thưởng nhỏ mà con bạn sẽ được nhận nếu nó làm tốt điều bạn muốn.

- Lập một bảng công việc: Lập danh sách công việc mà con bạn nên làm mỗi ngày, trong đó có 1-2 công việc mà nó đã thực sự làm tốt. Xem con bạn đã làm được bao nhiêu việc (mỗi việc làm được sẽ đánh 1 dấu cộng) và nhận phần thưởng. Hãy để trẻ tự chọn chỗ treo bảng này, và phải treo sao cho trẻ có thể với tới được. Mỗi tối, đề nghị trẻ tự tổng kết xem đã làm được bao nhiêu việc, có được nhận phần thưởng hay không và phần thưởng đó là gì?...

- Nên khen ngợi kịp thời khi con bạn làm được những công việc mới. Theo kinh nghiệm thì với cách này, chỉ sau một thời gian ngắn, bạn có thể bỏ bảng nói trên. Khi trẻ không làm được điều gì, hãy nói: “Con nên cố gắng vào ngày mai”. Không bao giờ được trừng phạt nếu trẻ không chịu làm hoặc không làm được gì. Không bao giờ được xóa đi những dấu cộng trên bảng đó. Khi tập trung vào đứa con bị bệnh, bạn không bao giờ được quên những đứa con khác. Tốt nhất là cũng lập cho chúng những bảng công việc phải làm khác, ví dụ học bài, dọn nhà, vẽ tranh

6. Khi trẻ có những hành động bất thường, đó là do nghịch ngợm hay do bệnh tiểu đường?

Thật khó trả lời chính xác được câu hỏi này. Khi trẻ khóc, cáu gắt hoặc túm đuôi chó mèo, bắt gián ăn... thì dù do nguyên nhân gì, bạn cũng nên dỗ dành và khuyên con đừng nghịch như vậy nữa. Không bao giờ chiều chuộng trẻ quá mức. Trong trường hợp này, phải tỏ ra cứng rắn.

 Sau đó, nếu bạn nghĩ trẻ bị hạ đường máu, hãy tự hỏi: có phải đây là thời điểm mà insulin tác dụng mạnh nhất không (ví dụ 2 giờ sau khi tiêm insulin nhanh); trẻ có bỏ ăn hoặc ăn ít vào buổi sáng (hoặc trưa) nay không; hôm nay nó có tập thể dục hoặc chạy nhảy nhiều quá không; mặt trẻ có xanh hoặc nhợt nhạt không; có phải hằng ngày vào giờ này, nó đều có những hành động như vậy hay không? Nếu sợ đường máu của trẻ quá cao, bạn nên tự hỏi: trẻ có bị ốm (ho, sốt, cảm cúm) không, trông nó có thực sự khỏe mạnh không, đường máu của nó mấy ngày nay (hoặc sáng nay) có tốt không?

Tiếp theo, phải thử ngay đường máu cho trẻ (nếu có thể). Tùy đường máu cao hay thấp, bạn có thể xử trí hoặc báo ngay cho bác sĩ và đưa con đến bệnh viện.

7. Làm cách nào tôi có thể học được tất cả những việc trên, và học từ ai?

Quả là lúc đầu có quá nhiều việc bạn cần biết và phải làm. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng, mỗi ngày hãy dành một chút thời gian để học việc gì đó mà bạn cho là cần nhất. Bạn cũng có thể học hỏi từ rất nhiều người như bác sĩ, y tá, những ông bố, bà mẹ cũng có con bị tiểu đường. Hãy học những điều bạn chưa biết từ mọi người, chia xẻ những gì bạn đã biết. Ngoài ra, nên đọc sách báo, tham gia vào các câu lạc bộ bệnh nhân hoặc câu lạc bộ cha mẹ bệnh nhân tiểu đường.

Con bạn sẽ phát triển một cách bình thường nếu nó được chăm sóc và điều trị tốt. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào nỗ lực và khả năng của các bậc cha mẹ. Vì vậy, bạn hãy cố gắng học hỏi để trở thành một người thầy thuốc gia đình.

ThS Nguyễn Quang Bảy, Sức Khỏe & Đời Sống

THƯ MỤC NHI KHOA
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em

Bệnh viện Nhi Trung Ương

  • Địa chỉ: 18/879 La Thành – Đống Đa – Hà Nội
  • Điện thoại: (84-024) 6 273 8532
  • Fax: (84-024) 6 273 8573

Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bệnh viện Nhi Đồng 2

  • www.benhviennhi.org.vn
  • Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
  • Điện thoại: (028) 38295723 - (028) 38295724.

BV Nhi Đồng Thành Phố

  • Địa chỉ: 15 Võ Trần Chí, Tân Kiên, Bình Chánh, TP.HCM.
  • Điện thoại: (028) 2253 6688
  • Fax: (028) 2253 8899
  • Email: bv.nhidong@tphcm.gov.vn
  • Website: www.bvndtp.org.vn

BV Nhi Thái Bình

BV Nhi TP. Cần Thơ

  • Địa chỉ: Số 345 Nguyễn Văn Cừ, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
  • Điện thoại: 02923748356
  • Fax: 02923831031
  • Email: bvnhidong@cantho.gov.vn

BV Nhi Đồng Nai

  • Địa chỉ: Khu phố 5, Phường Tân Hiệp, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
  • Số điện thoại: 02513.891500 - Nhánh 151

Bệnh Viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng

  • Địa chỉ: 402 Lê Văn Hiến, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0236.3957 777, Fax: 0236.3957 779
  • Đường dây nóng: 0962 291 818
  • Email: benhvienphusannhi@danang.gov.vn
  • Website: www.phusannhidanang.org.vn

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh

  • Địa chỉ: Đường Huyền Quang, Phường Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh.
  • Điện thoại: (02223).89.59.69
  • Email: bvsn.syt@bacninh.gov.vn

BV Sản Nhi Ninh Bình

  • ĐT: 0229.3893656 Fax: 0229.893550
  • ĐT nóng ngành: 1900.9095 ĐT nóng bệnh viện: 0229.3513388
  • Thư điện tử: bvsnnb@gmail.com
  • Đ/c: Đường Phan Chu Trinh, p.Nam Thành, tp.Ninh Bình

BV Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc

BV Sản Nhi tỉnh Bình Dương

  • 455 đường CMT8, P. Phú Cường, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương
  • Điện thoại: 0274.3836.042 | Fax: (0274)3859580
  • Email: bvpsbinhduong@yahoo.com

 

Các bệnh viện chuyên khoa Nhi có nhu cầu gửi thông tin vào nơi này xin vui lòng gửi qua theo form này

Các sản phẩm y tế

Shop Bác sĩ Trung http://www.shopbstrung.com

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh nhi khoa
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em