ĐIẾC Ở TRẺ EM

(Tiếp theo và hết)

BS. NHAN TRỪNG SƠN

PTS Tai Mũi Họng

IV. CƠ SỞ PHỤC HỒI CHỨC NẮNG NGHE TRẺ EM

A. Đánh giá khả năng nghe của trẻ điếc

điếc được chia ra làm 4 độ: độ nhẹ, độ vừa, độ nặng và độ thật nặng.

1. Điếc độ nhẹ: Nói bình thường trước mặt em bé, em chú ý nghe và nghe được. Cũng nói bình thường như vậy nhưng nói sau lưng em bé, em không biết có người nói, không tập trung và không nghe được.

2. Điếc độ vừa: Nói giọng bình thường trước mặt em bé, em không nghe được. Nhưng nói giọng lớn hơn, em nghe được. Nói giọng lớn như vậy nhưng nói sau lưng em bé, em không nghe được.

3. Điếc nặng: Trước mặt em bé, nói giọng nhỏ, giọng to em vẫn không nghe được. Muốn em nghe phải hét thật to.

4. Điếc thật nặng: Dù có hét thật to trước mặt, em vẫn không nghe.

B. Phục hồi chức năng nghe trẻ em

Em bé có nghe mới học nói được. Không nghe em không nói được chúng ta gọi là điếc câm, mặc dù bộ phận phát âm vẫn bình thường. Phục hồi chức năng nghe tùy theo độ điếc của trẻ.

1. Điếc độ nhẹ: Đây thường là điếc dẫn truyền. Em bé bị viêm tai giữa thủng nhĩ nhỏ, hệ thống xương con để dẫn truyền âm thanh còn tốt. Nên phẫu thuật vá nhĩ cho em bé. Người ta lấy một màng mỏng nhưng chắc trong cơ thể em bé, thường là cân cơ thái dương, đắp lên lỗ thủng màng nhĩ. Màng nhĩ sẽ liền lại và em bé nghe lại bình thường.

2. Điếc độ vừa: Đây là những em bé bị chảy mủ tai lâu, tái phát nhiều lần, màng nhĩ thủng rộng, xương con dẫn truyền âm thanh bị hư hại. Nên trả lại sức nghe em bé bằng vá màng nhĩ như ở trên có kèm theo hồi phục lại dẫn truyền của xương con.

3. Điếc độ nặng: Trong trường hợp này có kèm theo tổn thương dây thần kinh nghe. Em có thủng nhĩ thì vá nhĩ nhưng sức nghe em không bao giờ trở lại bình thường. Nên hỗ trợ thêm bằng máy khuếch âm mà ta thường gọi là máy nghe.

4. Điếc độ thật nặng: Phần lớn không thuộc về loại chảy mủ tai, thủng nhĩ mà thuộc về loại điếc di truyền, điếc đặc do dùng thuốc có hại cho thần kinh tai. Vá nhĩ không cần thiết. Nên cho em đeo máy nghe có cường độ cao. Ở các nước tiên tiến người ta cấy ốc tai tức là cho một điện cực vào tận tai trong, chính điện cực này khuếch âm to và dẫn lên não, em bé nghe được.

C. Phục hồi chức năng nói trẻ em

Sau khi phục hồi chức năng nghe, chúng ta tập em nói. Ở điếc độ nhẹ và vừa, tập em nói không khó vì khi nghe được em tự tập nói dễ dàng. Gia đình có thể hỗ trợ tập em nói. Đối với các cháu điếc độ nặng và thật nặng, công tác tập nói tương đối khó khăn, phải nhờ đến các chuyên viên dạy trẻ nói. Phải dầy công và kiên nhẫn mới mong có kết quả bước đầu. Có khi không đạt được một chút kết quả nào. Trong trường hợp thất bại, người ta chuyển sang dạy bằng cách ra dấu. Các em có thể giao dịch với nhau bằng cách ra dấu, các em đối đáp với nhau rất nhanh có cộng đồng riêng, người ngoài không thể hiểu được.

V. KẾT LUẬN

Điếc ở trẻ em là bệnh thường gặp. Phần lớn là điếc nhẹ và điếc vừa. Có thể phục hồi chức năng nghe trẻ em rất dễ dàng. Trong trường hợp điếc nặng và thật nặng, phục hồi chức năng nghe và chức năng nói có phần khó khăn. Đôi khi phải chấp nhận thất bại. Các trường hợp này thường do dùng thuốc không cẩn thận mà ra. Phải tránh các thuốc có hại cho sức nghe đó là Streptomycine, Gentamycine, Néomycine, Quinine...

THƯ MỤC NHI KHOA
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em

Bệnh viện Nhi Trung Ương

  • Địa chỉ: 18/879 La Thành – Đống Đa – Hà Nội
  • Điện thoại: (84-024) 6 273 8532
  • Fax: (84-024) 6 273 8573

Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bệnh viện Nhi Đồng 2

  • www.benhviennhi.org.vn
  • Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
  • Điện thoại: (028) 38295723 - (028) 38295724.

BV Nhi Đồng Thành Phố

  • Địa chỉ: 15 Võ Trần Chí, Tân Kiên, Bình Chánh, TP.HCM.
  • Điện thoại: (028) 2253 6688
  • Fax: (028) 2253 8899
  • Email: bv.nhidong@tphcm.gov.vn
  • Website: www.bvndtp.org.vn

BV Nhi Thái Bình

BV Nhi TP. Cần Thơ

  • Địa chỉ: Số 345 Nguyễn Văn Cừ, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
  • Điện thoại: 02923748356
  • Fax: 02923831031
  • Email: bvnhidong@cantho.gov.vn

BV Nhi Đồng Nai

  • Địa chỉ: Khu phố 5, Phường Tân Hiệp, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
  • Số điện thoại: 02513.891500 - Nhánh 151

Bệnh Viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng

  • Địa chỉ: 402 Lê Văn Hiến, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0236.3957 777, Fax: 0236.3957 779
  • Đường dây nóng: 0962 291 818
  • Email: benhvienphusannhi@danang.gov.vn
  • Website: www.phusannhidanang.org.vn

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh

  • Địa chỉ: Đường Huyền Quang, Phường Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh.
  • Điện thoại: (02223).89.59.69
  • Email: bvsn.syt@bacninh.gov.vn

BV Sản Nhi Ninh Bình

  • ĐT: 0229.3893656 Fax: 0229.893550
  • ĐT nóng ngành: 1900.9095 ĐT nóng bệnh viện: 0229.3513388
  • Thư điện tử: bvsnnb@gmail.com
  • Đ/c: Đường Phan Chu Trinh, p.Nam Thành, tp.Ninh Bình

BV Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc

BV Sản Nhi tỉnh Bình Dương

  • 455 đường CMT8, P. Phú Cường, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương
  • Điện thoại: 0274.3836.042 | Fax: (0274)3859580
  • Email: bvpsbinhduong@yahoo.com

 

Các bệnh viện chuyên khoa Nhi có nhu cầu gửi thông tin vào nơi này xin vui lòng gửi qua theo form này

Các sản phẩm y tế

Shop Bác sĩ Trung http://www.shopbstrung.com

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh nhi khoa
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em