Trị chứng đái dầm

DS. NGUYỄN HỮU ĐỨC

Theo thống kê của các tác giả Mỹ, có khoảng 5 đến 7 triệu trẻ con và thanh thiếu niên Mỹ mắc chứng đái dầm. Chứng này đã được đề cập trong tài liệu cổ từ năm 1550 trước công nguyên. Không những trẻ bị xấu hổ mà nhiều bậc phụ huynh không rõ, cứ cho con em mình hư đốn đưa đến tình trạng có đến 25-36% cha mẹ đã trừng phạt, đánh đập con chỉ vì hằng đêm chúng tè ra quần trong khi đang ngủ.

Đái dầm được định nghĩa là sự tiểu tiện không chủ tâm của trẻ ở tuổi đáng lẽ ra có thể kiểm soát được sự tiểu tiện này (tuổi kiểm soát là 5 ở trẻ gái và 6 ở trẻ trai). Nếu đái dầm vào ban ngày thì được gọi là đái dầm ban ngày (diurnal enuresis); còn nếu vào đêm khi ngủ gọi là đái dầm ban đêm (nocturnal enuresis). Có trẻ đái dầm cả ngày lẫn đêm gọi là đái dầm hỗn hợp (mixed enuresis). Người ta ghi nhận trẻ trai thường đái dầm ban đêm hơn trẻ gái, còn trẻ gái thì ngược lại. Nếu trẻ có khoảng thời gian không đái dầm ít nhất từ 3 đến 6 tháng rồi bị đái dầm được gọi là đái dầm thứ phát (secondary enuresis), còn trẻ bị đái dầm không có khoảng thời gian nào kéo dài gọi là đái dầm tiên phát (primary enuresis). Mặc dù 97% các trường hợp đái dầm ban đêm không liên quan đến bệnh lý thực thể nhưng đối với các nhà điều trị khi thăm khám trẻ bị đái dầm phải khám thật kỹ để loại trừ các nguyên nhân bệnh lý gây ra đái dầm (thường là đái dầm ban đêm thứ phát). Các nguyên nhân bệnh lý có thể kể: đái tháo đường, đái tháo nhạt, nhiễm trùng đường tiểu, niệu đạo lạc chỗ (ectopic ureter, đối với trẻ gái), viêm âm đạo, rối loạn hoạt động bàng quang do thần kinh (neurogenic bladder), thậm chí do bị táo bón. Nếu do các nguyên nhân bệnh lý đương nhiên phải chữa trị các bệnh lý đó. Bài viết này chỉ xin đề cập đến việc trị chứng đái dầm ban đêm tiên phát ở trẻ.

Nguyên nhân dẫn đến chứng đái dầm ban đêm thường phức tạp. Trẻ bị chứng này hiếm khi cần đến việc chữa trị về mặt tâm thần, thần kinh hoặc về mặt giải phẫu học, trái lại có thể khỏe mạnh. Nguyên nhân có thể do yếu tố động học về đường niệu như hoạt động bàng quang chậm trưởng thành, thường xuyên có sự co thắt không ức chế được. Hoặc có thể do sự chậm phát triển của hệ thần kinh kiểm soát sự tiểu tiện. Hoặc có thể do yếu tố di truyền (người ta ghi nhận nếu cha mẹ trước đây mắc chứng đái dầm thì 77% con của họ cũng mắc chứng này). Không có bằng chứng nào cho rằng đa số các trường hợp đái dầm ban đêm tiên phát là do chứng loạn thần kinh tâm lý ( psychoneurosis ) tỷ lệ bị rối lọan tâm lý ở trẻ đái dầm và không đái dầm được ghi nhận là ngang nhau. Đa số không do rối loạn tâm lý nên phương thức trị liệu bằng tâm lý (psychotherapy) nhiều khi không có hiệu quả. Tuy nhiên, nên lưu ý khi bị rối loạn về mặt tình cảm nặng nề có thể dẫn đến đái dầm nhưng là đái dầm thứ phát hơn là đái dầm tiên phát. Năm 1950, Strom-Olson tiến hành một cuộc nghiên cứu chứng minh rằng đái dầm ban đêm có liên quan đến rối loạn giấc ngủ, khi ngủ quá sâu sẽ bị đái dầm. Nhưng nghiên cứu của Kales và cộng sự vào năm 1977 và sau đó, nghiên cứu của Mickkelson và cộng sự vào năm 1980 phản bác kết quả nghiên cứu của Strom-Olson cho rằng đái dầm chẳng liên quan gì đến giấc ngủ sâu hoặc giấc ngủ chập chờn.

Những nghiên cứu gần đây nhất cho thấy ở trẻ đái dầm, chức năng bàng quang và giấc ngủ bình thường nhưng có thể do hoạt động bài tiết nội tiết tố chống bài niệu (antidiuretic hormone, ADH) có sự thay đổi. Một số trẻ đái dầm được xét nghiệm cho thấy lượng ADH được bài tiết không tăng vào ban đêm như những trẻ không đái dầm. Chính lượng ADH được cơ thể bài tiết không đủ khi trẻ ngủ để chống lại sự bài tiết nước tiểu nên trẻ sinh ra đái dầm.

Về điều trị chứng đái dầm, có hai phương thức: phương thuốc không dùng thuốcphương thức dùng thuốc. Như trên đã trình bày, đa số các trường hợp đái dầm không do có bệnh lý thực thể hoặc không do có rối loạn tâm lý, cho nên không cần phải điều trị gì cả. Nhiều bậc cha mẹ sẵn sàng chờ đợi sự tự khỏi sẽ đến đối với trẻ. Một số tác giả Mỹ đã làm thống kê, hằng năm có khoảng 15% trẻ, thanh thiếu niên Mỹ đái dầm tuổi từ 5 đến 19 tự khỏi hết chứng đái dầm mà không cần chữa trị.

Về phương thức không dùng thuốc trị chứng đái dầm ban đêm, có 3 phương pháp: điều chỉnh thái độ, tập giữ nước tiểu trong bàng quang, liệu pháp khuyến khích.

1. Phương pháp điều chỉnh thái độ (behavior modification)

Đây có thể xem là liệu pháp dùng phản xạ có điều kiện. Sẽ dùng một dụng cụ là đồng hồ báo thức đặc biệt, dụng cụ sẽ reo chuông inh ỏi khi trẻ đái dầm, trẻ bắt buộc phải thức dậy để tắt tiếng chuông reo báo thức đó. Bất tiện của phương pháp này là thời gian thực hiện phương pháp phải kéo dài và gây ồn ào vào đêm khuya. Trong mấy tuần lễ đầu, trẻ thức giấc sau khi đái dầm xong. Từ từ, phản xạ có điều kiện được thành lập, trẻ thức giấc ngay khi bàng quang bắt đầu co thắt và sự tiểu tiện chưa xảy ra. Ở Mỹ, có cuộc nghiên cứu cho thấy có đến 70% trẻ dùng phương pháp này đạt được kết quả (thời gian thực hiện phải 1-2 tháng).

2. Phương pháp tập giữ nước tiểu trong bàng quang (bladder retention, hay gọi tắt là tập nín tiểu)

Đây là cách tập cho bàng quang của trẻ dãn ra và phần nào trị được chứng đái dầm ban đêm. Sẽ khuyến khích trẻ tập nín không đi tiểu dù mắc tiểu vào ban ngày, nín ở mức có thể chịu đựng được. Và khi đang tiểu, tập ngưng không tiểu nữa để rồi sau đó tiểu lại. Tập nín tiểu là để gia tăng giữ nước tiểu của bàng quang, còn tập ngưng tiểu giữa chừng là để gia tăng sức co đóng của cơ vòng chống lại sự có thắt của bàng quang. Trong một nghiên cứu áp dụng phương pháp này trên 83 trẻ trong vòng 6 tháng, các nhà nghiên cứu báo cáo có đến 66% trẻ chứng tỏ tình trạng có cải thiện, trong đó 30% có trẻ được chữa khỏi.

3. Phương pháp dùng liệu pháp khuyến khích (motivational therapy)

Trong phương pháp này thường xuyên có sự tham vấn của nhà điều trị. Trẻ sẽ không bị rầy mắng hay bị trừng phạt về tội đái dầm, trái lại được hỗ trợ về mặt tình cảm của cha mẹ và nhà điều trị. Chúng được khuyên không nên uống nước 2 đến 3 giờ trước khi ngủ và phải đi tiểu trước khi ngủ. Chúng sẽ chủ động ghi lại thành tích những đêm không đái dầm như cắm cờ hay ghi ngôi sao vào tấm lịch làm sẵn. Sẽ đặt mục tiêu phấn đấu như trong 1 tuần lúc đầu có 2, 3 đêm không đái dầm, sau đó mức phấn đấu sẽ được nâng dần lên và có phần thưởng thích đáng. Tỷ lệ chữa khỏi theo phương pháp này chưa rõ, chỉ ước chừng khoảng 25%. Có khoảng 70% trẻ tham gia vào phương pháp này có dấu hiệu cải thiện, tức số lần đái dầm có giảm đi.

Trên đây là phần giới thiệu 3 phương pháp không dùng thuốc để chữa chứng đái dầm ban đêm tiên phát ở trẻ. Các phương pháp không dùng thuốc không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả và đòi hỏi một số điều kiện. Trước hết phải có sự cộng tác kiên trì giữã nhà điều trị, các bậc cha mẹ và trẻ đái dầm (trẻ phải đến tuổi có sự nhận biết và hiểu những yêu cầu đặt ra đối với chúng). Thông thường cần phải phối hợp cả 3 phương pháp để mong tỷ lệ thành công cao hơn. Như trong một báo cáo đăng trong tạp chí Journal of Paediatriatrics, obstetrics and Gyneacology xuất bản ở Hồ?g Kông (số tháng 9-10, năm 1994), nhà tâm lý học Tân Tây Lan Glen Stenhouse đã kể lại quá trình rất nhiêu khê áp dụng phối hợp ba phương pháp trên chữa khỏi chứng đái dầm ở một số bé gái mới 6 tuổi rưỡi.

Kỳ tới: Thuốc dùng trị chứng đái dầm.

THƯ MỤC NHI KHOA
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em

Bệnh viện Nhi Trung Ương

  • Địa chỉ: 18/879 La Thành – Đống Đa – Hà Nội
  • Điện thoại: (84-024) 6 273 8532
  • Fax: (84-024) 6 273 8573

Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bệnh viện Nhi Đồng 2

  • www.benhviennhi.org.vn
  • Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
  • Điện thoại: (028) 38295723 - (028) 38295724.

BV Nhi Đồng Thành Phố

  • Địa chỉ: 15 Võ Trần Chí, Tân Kiên, Bình Chánh, TP.HCM.
  • Điện thoại: (028) 2253 6688
  • Fax: (028) 2253 8899
  • Email: bv.nhidong@tphcm.gov.vn
  • Website: www.bvndtp.org.vn

BV Nhi Thái Bình

BV Nhi TP. Cần Thơ

  • Địa chỉ: Số 345 Nguyễn Văn Cừ, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
  • Điện thoại: 02923748356
  • Fax: 02923831031
  • Email: bvnhidong@cantho.gov.vn

BV Nhi Đồng Nai

  • Địa chỉ: Khu phố 5, Phường Tân Hiệp, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
  • Số điện thoại: 02513.891500 - Nhánh 151

Bệnh Viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng

  • Địa chỉ: 402 Lê Văn Hiến, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0236.3957 777, Fax: 0236.3957 779
  • Đường dây nóng: 0962 291 818
  • Email: benhvienphusannhi@danang.gov.vn
  • Website: www.phusannhidanang.org.vn

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh

  • Địa chỉ: Đường Huyền Quang, Phường Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh.
  • Điện thoại: (02223).89.59.69
  • Email: bvsn.syt@bacninh.gov.vn

BV Sản Nhi Ninh Bình

  • ĐT: 0229.3893656 Fax: 0229.893550
  • ĐT nóng ngành: 1900.9095 ĐT nóng bệnh viện: 0229.3513388
  • Thư điện tử: bvsnnb@gmail.com
  • Đ/c: Đường Phan Chu Trinh, p.Nam Thành, tp.Ninh Bình

BV Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc

BV Sản Nhi tỉnh Bình Dương

  • 455 đường CMT8, P. Phú Cường, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương
  • Điện thoại: 0274.3836.042 | Fax: (0274)3859580
  • Email: bvpsbinhduong@yahoo.com

 

Các bệnh viện chuyên khoa Nhi có nhu cầu gửi thông tin vào nơi này xin vui lòng gửi qua theo form này

Các sản phẩm y tế

Shop Bác sĩ Trung http://www.shopbstrung.com

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh nhi khoa
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em