V.a nên hay không nên nạo?
BS. NHAN TRỪNG SƠN
1. VA là gì?
V.A là mô tân bào có nhiệm vụ tiếp xúc với vi khuẩn để tạo ra IgA, một loại
kháng thể, chống lại nhiễm trùng của vùng hô hấp trên. Vị trí của V.A ở sát
cửa mũi sau, ngay vùng vòm hầu. Vùng này là vùng nối tiếop giữa mũi và họng.
Tại vùng này ta có lỗ vòi nhĩ nơi ăn thông với tai giữa. Một khi vi khuẩn đã
bị tràn ngập vi khuẩn, trở thành ổ nhiễm trùng, to ra, gây nghẹt mũi, gây
nhiễm trùng vùng lân cận như viêm họng mãn tính, thỉnh thoảng có cơn bộc
phát và gây viêm tai giữa. Ta có quyền não bỏ khối V.A nhiễm trùng này đi.
Trên là chỉ định chính của nạo V.A. những triệu chứng không chính xác của
V.A như là chảy mũi đơn thuần, viêm phế quản, tiêu chảy, suy dinh dưỡng,
biếng ăn, không ngủ yên giấc, cơ thể suy yếu, kém thông minh... không phải
chỉ định của nạo V.A.
2. Khi nào cần nạo V.A?
Tại sao trước 1975 ở miền Nam các bác sĩ tai mũi họng không để ý đến V.A và
nạo V.A đơn thuần, còn miền Bắc thì đây là thủ thuật đầu tay của bác sĩ tai
mũi họng? Nó có lý do của nó. Ở miền Bắc thời tiết thay đổi thất
thường, điều kiện rất tốt chi vi khuẩn phát triển và xâm nhập V.A. Nạo V.A
đơn thuần ở một em bé bị viêm mũi họng mãn và có vấn đề viêm tai là đúng. Ở
miền Nam, khí hậu ôn hòa hơn, vấn đề nạo đơn thuần ít khi đặt ra, các cháu
vẫn khỏe mạnh như thường.
Hiện nay tại TPHCM, kể cả các tỉnh miền Trung, miền Đông, miền Tây, số
trẻ em được nạo V.A nhiều hơn trước. Phải chăng có yếu tố mới nào đó làm cho
các cháu của chúng ta bị viêm V.A nhiều hơn hay là có sự lạm dụng chỉ định
nạo V.A? Khí hậu vẫn thế con người của các cháu vễn không có gì thay đổi.
Chúng tôi nhận thấy rằng từ năm 1975 trở đi công tác tuyên truyền y tế có
phát triển mạnh. Truyền thanh, truyền hình, báo, tạp chí đã đưa kiến thức y
tế đến nhân dân. Khi dân đã biết một số triệu chứng của V.A, cùng tác hại
của nó thì không làm sao tránh khỏi lời yêu cầu: "Xin bác sĩ nạo V.A cho
con tôi". Đội ngũ bác sĩ tai mũi họng và y sĩ tai mũi họng ngày càng lớn
mạnh. Yếu tố nhân sự này và sự hiểu biết của nhân dân về V.A đã làm cho số
trẻ em được nạo V.A tăng lên gấp bội.
Ngoài hai yếu tố trên ta còn yếu tố người bệnh. Không viêm V.A thì không
có vấn đề nạo V.A. Dù có được gia đình yêu cầu nạo V.A dù đội ngũ tai mũi
họng lớn mạnh chúng ta cũng không thể nạo V.A trên các cháu lành mạnh. Vai
trò của bác sĩ tai mũi họng là quyết định. Ta không thể nạo V.A trên những
em bé chỉ có một trong những triệu chứng sau đây: viêm mũi xoang có chảy
nước mũi, viêm phế quản, gầy yếu, ngủ ngáy, kém thông minh... Không có vấn
đề nạo V.A đại trà mà chỉ có nạo V.A một em bé hay nhiều em cùng một buổi
sau khi đã khám và xem đúng chỉ định từng ca một. Không có vấn đề chạy theo
lợi nhuận, chạy theo chỉ tiêu nạo V.A không đúng chỉ định. Một em vừa viêm
tai giữa mãn vừa viêm V.A đúng chỉ định, có thể được nạo V.A, nhưng viêm tai
giữa không khỏi được. Ta phải bỏ hẳn quan niệm là nạo V.A có thể trị khỏi
viêm tai giữa mãn. Có nhiều em bé vừa bị viêm V.A đúng chỉ định vừa bị viêm
mũi xoang. Ta có thể nạo V.A các cháu này nhưng triệu chứng chảy mũi vẫn
không dứt. Không nên hứa chắc là cháu sẽ hết chảy mũi sau khi nạo V.A.
Nạo V.A là một thủ thuật khá đơn giản. Ta chỉ nạo V.A trên những em bé
viêm mũi họng mạn tính, cấp tính, với các triệu chứng chảy mủ mũi, nghẹt
mũi, thở miệng, ho và có ảnh hưởng đến tai giữa. Ta không nạo các cháu bé
không đúng chỉ định trên vì không có giải quyết gì cho bệnh nhân cả. Một khi
em bé đã bị viêm tai giữa mãn hoặc viêm mũi xoang mãn, dù có nạo V.A đúng
chỉ định đi nữa thì chảy mủ tai hay sổ mũi không thể hết được. Ta phải báo
trước với gia đình để gia đình cháu bé an tâm