XUÂT HUYẾT NÃO MÀNG NÃO MUỘN Ở TRẺ SƠ SINH
BS. ĐỖ NGỌC ĐỨC
Xuất huyết não màng
não muộn ở trẻ sơ sinh. Xuất huyết xảy ra trong chất não, não thùy hoặc ở
màng bao não: màng nhện, màng cứng, ngoài màng cứng.
Xuất huyết não màng
não muộn xảy ra ở trẻ đủ tháng, khỏe mạnh, bú mẹ không có tiền căn sản khoa
nguy hiểm và không chích Vitamine K lúc sanh.
Tần suất xuất huyết
não màng não muộn cao: 80%. Tỷ lệ tử vong 10 - 50% và di chứng thần kinh lớn
30 - 50%.
Xuất huyết não màng
não muộn hiện nay chỉ còn xảy ra ở những quốc gia chậm và đang phát triển
chưa sử dụng Vitamine K một cách có hệ thống cho tất cả trẻ mới sanh.
CƠ CHẾ TỒN THƯƠNG CỦA
BỆNH
Vitamine K cần cho phản
ứng gắn carbon của Acid Gluramic để tạo thành Carboxyglutamic acid có trong
Protein của các yếu tố đông máu: Prothrombin, II, VII, IX, X. Thiếu Vitamine
K, lượng Prothombine giảm, các yếu tố đông máu nêu trên giảm gây ra xuất
huyết nội sọ ở trẻ dưới 6 tháng.
- Nhu cầu Vitamine K ở
trẻ sơ sinh = 1Mg/ngày.
- Vitamine K ở trong sữa
mẹ rất thấp 0,5 - 3Mg/500ml sữa mẹ, do vậy nếu bà mẹ thiếu sữa nhu cầu này
sẽ không đủ cho trẻ.
- Lượng Vitamine K ở sữa
bò 1,5 - 4,5 Mg/500ml sữa bò.
- Trẻ bú mẹ đơn thuần có
nguy cơ bị xuất huyết não màng não muộn, do vậy cần phải được chích Vitamine
K1 phòng ngừa ngay sau sanh.
BIỂU HIỆN BỆNH
1. Hội chứng xuất
huyết
- Thiếu máu: da xanh,
niêm nhợt
2. Dấu hiệu thần kinh
- Ngũ gà, li bì
- Co giật
- Tăng hoặc giảm tương
lực cơ
- Sụp mi mắt
- Thóp phồng
- Hạ nhiệt độ hoặc tăng
thân nhiệt
- Hôn mê
- Phản xạ đồng tử mất
- Liệt tứ chi
3. Các triệu chứng
khác
- Suy hô hấp: ngừng thở,
rối loạn nhịp thở
- Xanh tím
- Rối loạn nhịp tim
- Rối loạn huyết động
học, trụy mạch, suy tuần hoàn.
CÁC XÉT NGHIỆM CẬN LÂM
SÀNG
1. Huyết học
- Dung tích hồng cầu giảm
- Hemoglobin giảm
- Rối loạn đông máu: Taux
de Prothrombine giảm, giảm các yếu tố đông máu II, VII, IX, X, PT, PTT kéo
dài.
2. Sinh hóa
- Toan chuyển hóa: pH máu
giảm, pCO2 tăng, pO2 giảm.
- Hạ đường huyết
3. Chọc dò dịch não
tủy
- Để chẩn đoán xuất huyết
não màng não.
- Không nên thực hiện ở
trẻ suy hô hấp, suy tuần hoàn hoặc hôn mê nặng.
4. Siêu âm xuyên thóp
- Là phương pháp vô hại
đối với trẻ, dễ dàng thực hiện.
5. Chụp cắt lớp CT
scan
- Có thể loại tổn thương
xuất huyết, mức độ nặng nhẹ của xuất huyết.
6. Chụp cộng hưởng từ
- Cho hình ảnh sắc nét và
giới hạn rõ ràng để chẩn đoán và tiên lượng bệnh.
ĐỊNH BỆNH
Cần kết hợp 3 yếu tố bằng
lâm sàng, cận lâm sàng và tiền căn
- Lâm sàng: Trẻ 1 - 2
tháng tuổi khỏe mạnh đột ngột thiếu máu cấp, thóp phồng, co giật, suy hô
hấp, suy tuần hoàn.
- Xét nghiệm: Siêu âm
xuyên thóp. Chụp CT scan não.
Giảm phức hợp
Prothrombine.
- Tiền căn bú mẹ, chưa
chích ngừa Vitamine K1 sau sanh.
ĐIỀU TRỊ
1. Chống tiêu hóa
- Chích ngay Vitamine K1:
5mg liều duy nhất cho mọi cân nặng.
- Truyền máu tươi hoặc
truyền huyết tương tùy đánh giá lâm sàng.
2. Chống phù não
- Thở Oxy, hút đàm nhớt,
đặt nội khí quản giúp thở.
- Nằm đầu cao 300.
- Hạn chế nước trong 2
ngày đầu chỉ cho 50% lượng nước cần hàng ngày của trẻ.
Thuốc chống phù não:
+ Corticoides
+ Mannitol ý
+ Lợi tiểu ý
cần được sử dụng
Cẩn thận vì có thể gây
rối loạn nước và điện giải ở trẻ nhỏ, nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên
khoa.
- Chống co giật:
+ Valium 0,2mg - 0,5mg
kg/mỗi lần bơm hậu môn.
+ Phenobarbital liều tấn
công 20mg/kg, liều duy trì 5mg/kg/1 lần/ngày.
3. Điều trị hỗ trợ
- Bất động 2 ngày đầu - ủ
ấm trẻ nếu trẻ hạ nhiệt
- Vật lý trị liệu từ ngày
thứ 3
- Dinh dưỡng: cho ăn qua
ống thông, tốt nhất là sữa mẹ, chỉ cho bú mẹ khi trẻ ổn định. Tránh hạ đường
huyết.
- Điều trị các rối loạn
điện giải theo Ion đồ máu.
DI CHỨNG
20 - 40% trẻ bị xuất
huyết não màng não trong não thất có nguy cơ bị dãn não thất và não úng thủy
ảnh hưởng đến trí thông minh sau này.
PHÒNG NGỪA
Chích có hệ thống cho tất
cả trẻ sơ sinh Vitamine K1 liều 1mg tiêm bắp.