SỐT CÂP TÍNH Ở TRẺ EM
BS. ĐỖ NGỌC ĐỨC
Bệnh viện Nhi đồng 2
Sốt là một triệu chứng
rất thường gặp ở trẻ em, người thầy thuốc cần phải khám lâm sàng cẩn thận,
toàn diện để đánh giá những dấu hiệu nặng của sốt, ước lượng những biến
chứng có thể xảy ra và nhất là tìm nguyên nhân để điều trị.
I. Làm thế nào để biết
đứa trẻ bị sốt?
Thường nếu nghi ngờ trẻ
có sốt nên để bàn tay vào trán trẻ; nếu có cảm giác nóng nực tức là trẻ đã
sốt cao.
Luôn luôn nên cặp
nhiệt độ ở hậu môn để biết chính xác trẻ sốt bao nhiêu độ:
* Sốt vừa: 37,8oC
đến 38,5oC
* Sốt cao khi nhiệt độ
trên 38,5oC
* Sốt cao ác tính khi
nhiệt độ trên 40,5oC - 41oC
* Cần lưu ý: Ở trẻ nhỏ
dưới 18 tháng nên lấy nhiệt độ 15 phút sau khi đã cởi bớt quần áo trẻ vì có
trường hợp do cha mẹ ủ trẻ quá kỹ nên nhiệt độ cơ thể tăng lên và lầm tưởng
trẻ bị sốt.
II. Mức độ sốt
Sốt cao hay sốt vừa luôn
luôn không đi đôi với độ nặng nhẹ của bệnh.
III. Sự dung nạp của
sốt
Cần phải đánh giá
sự dung nạp của sốt để tiên lượng được trẻ có ở vào tình trạng nguy kịch
không?
IV. Những tiêu chuẩn
sau đây giúp đánh giá sự dung nạp của sốt
|
TỐT |
KÉM |
Nét mặt |
đỏ bừng |
xanh hoặc tím tái quanh môi |
Ý thức |
trẻ tiếp xúc bình thường |
ngủ gà |
Tiếng khóc |
mạnh mẽ |
rên rỉ |
Đầu chi |
hồng ấm |
lạnh ngắt |
V. Đánh giá biến chứng
liên quan đến sốt cao
1. Sốt co giật
Thường xảy ra khoảng 5% ở
trẻ dưới 5 tuổi, ít để lại di chứng nếu là sốt co giật đơn giản (thời
gian co giật ngắn, khám thần kinh bình thường sau cơn giật).
Sốt co giật phức tạp xảy ra khi:
+ Cơn co giật kéo dài đến
30 phút.
+ Mất ý thức kéo dài sau
co giật và khám thần kinh bất thường.
2. Hội chứng sốt
cao ác tính
- Thường rất hiếm
- Xảy ra ở trẻ nhũ nhi
(trẻ nhỏ < 18 tháng)
- Nhiệt độ trên 40oC-41oC
- Luôn kèm theo rối loạn
huyết động học (mạch = 0, huyết áp = 0).
Ảnh hưởng nhiều cơ quan
nội tạng nhất là ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.
3. Mất nước cấp
tính
Xảy ra ở trẻ nhũ nhi khi
sốt cao kéo dài, cha mẹ thiếu hiểu biết cho ủ ấm quá mức và ở trong phòng
chật hẹp nóng bức.
VI. Những nguyên nhân
chính của sốt cấp tính
A. Sốt cấp tính
dung nạp tốt
1. Nhiễm trùng tai mũi
họng
2. Viêm phổi
3. Nhiễm siêu vi
4. Nhiễm trùng tiểu ở trẻ
lớn
5. Sốt sau chích ngừa.
B. Sốt cấp tính
dung nạp kém
1. Viêm màng não mủ
2. Bệnh lý nghiêm trọng
nặng ở trẻ nhỏ (nhiễm trùng huyết).
3. Sốt cao ác tính (nhiễm
siêu vi).
VII. Điều trị triệu
chứng của sốt cấp tính
1. Cởi bỏ bớt áo quần trẻ nhưng không
cởi hết hoàn toàn (cho trẻ mặc một áo thun mỏng bằng colton).
2. Cho trẻ nằm ở phòng thoáng khí,
mát: nhiệt độ phòng không nên thấp quá, không nên cao quá (tốt nhất 23oC-25oC).
3. Nếu trẻ sốt quá
cao: cho
trẻ tắm nước ấm, nhiệt độ chậu nước ít hơn 2oC so với nhiệt độ cơ
thể (tốt nhất nên thử nước bằng khuỷu tay của bà mẹ sau khi pha nước xong,
thấy vừa ấm là được).
Nên gội đầu, làm ướt tóc
trẻ để giảm nhiệt độ.
4. Cho trẻ uống thêm nước, kể cả ban
đêm: nước chín hoặc nước trái cây.
5. Cần theo y lệnh, lời khuyên của bác
sĩ khi sử dụng thuốc hạ sốt:
- Liều lượng thuốc hạ
sốt: Paracetamol 40mg/kg/24h chia 4 lần trong ngày, cách mỗi 6 giờ.
- Ở vùng nhiệt đới như
nước ta nên tránh sử dụng Aspirine vì có thể gây xuất huyết tiêu hóa ở trẻ
em bị sốt xuất huyết.
- Cần theo dõi độ dung
nạp của sốt ở trẻ và đo nhiệt độ 3 lần trong ngày và ít nhất 1 lần ban đêm.
- Đi khám bác sĩ khi cha
mẹ quá lo lắng hoặc khi trẻ có dấu hiệu nặng (kém dung nạp).