CO GIẬT DO SỐT CAO

BS. NGUYỄN VĂN BÀNG

Đại đa số các trường hợp co giật ở trẻ em tuổi từ 6 tháng đến 5 năm, đặc biệt là ở tuổi từ 1 đến 3 năm, là do sốt cao đột ngột gây ra.

Thường thì cơn co giật do sốt cao chỉ xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng nhanh chóng trong một khoảng thời gian ngắn, nhất là nếu trẻ không được uống đủ nước hoặc trẻ mặc nhiều quần áo, bị bọc kín hoặc ở trong môi trường ngột ngạt, không thoáng khí và thông gió.

Khi bị co giật sẽ rất có hại cho cơ thể và bộ não của trẻ do thiếu oxy não, nhất là nếu cơn co giật kéo dài và tái đi tái lại nhiều lần. Khi co giật, trẻ cũng thường bị nôn mửa và nếu người lớn không biết cách xử lý và sơ cứu đúng cách và kịp thời thì trẻ có thể bị tử vong do tắc thở vì ngạt, vì tắc thở do hít phải chất nôn, hoặc viêm phổi nặng do chất nôn từ dạ dày trào ngược vào gây tổn thương phổi.

Cách nhận biết cơn co giật do sốt cao

Nên nghĩ ngay đến cơn co giật do nguyên nhân sốt cao trong những trường hợp sau:

1. Xuất hiện ở trẻ trong lứa tuổi từ 6 tháng đến 5 năm.

2. Xảy ra khi trẻ đang sốt cao, nếu đo thân nhiệt sẽ thấy 39oC hoặc cao hơn và sẽ hết giật nếu ta làm hạ thân nhiệt xuống dưới 39oC.

3. Cơn co giật có tính chất lan tỏa toàn thân (cả 2 tay, 2 chân, mình và đầu) và ít khi kéo dài quá 10 phút.

4. Sau cơn co giật trẻ ngủ, nhưng nếu đánh thức thì trẻ tỉnh dậy, không li bì hay mê man.

5. Trong gia đình thường có người có tiền sử sốt cao co giật.

Cách xử lý sơ cứu cơn co giật do sốt cao

1. Nhanh chóng đặt trẻ nằm xuống giường hoặc nơi bằng phẳng, thoáng mát, đề phòng trẻ rơi ngã hoặc va đập đầu vào các vật cứng.

2. Nới rộng hoặc tốt nhất là nên cởi hết quần áo trẻ.

3. Dùng khăn nhúng vào nước mát hoặc tốt nhất là nước hơi ấp lau khắp mình trẻ, đặc biệt là ở nách, bẹn và trán; cần lau lại nhiều lần cho đến khi trẻ hết giật.

4. Nếu trong nhà có thuốc hạ nhiệt loại viên đạn đặt hậu môn, có thể đặt cho trẻ một viên (trẻ nhỏ dưới 2 tuổi: viên paracetamol 80mg, trẻ lớn hơn viên 150mg).

5. Đợi khi trẻ ngừng cơn giật thì lật trẻ nằm nghiêng sang một bên ngay, đầu hơi ngửa ra sau (tư thế an toàn) để nếu trẻ có nôn chất nôn sẽ ra ngoài mà không vào đường thở gây nguy hiểm tính mạng cho trẻ.

6. Đưa trẻ đến khám ngay tại các cơ sở y tế để điều trị nguyên nhân, tránh cơn co giật tái phát do sốt cao trở lại.

Những điều không nên làm khi trẻ đang bị co giật và có sốt cao

1. Không nên tìm cách chống cơn giật bằng cách giữ người trẻ, vì rất dễ gây tổn thương bộ phận, gãy xương trẻ.

2. Không được cho bất cứ thứ gì vào miệng trẻ vì trẻ sẽ sặc vào phổi.

3. Không được dùng vật cứng gì gang miệng trẻ, vì rất ít khi trẻ cắn phải lưỡi (nếu có cắn cũng không nguy hiểm gì) mà rất dễ gãy răng, sứt lợi, tổn thương niêm mạc miệng do vật cứng.

4. Đừng sợ trẻ "bị gió" mà ủ kín hoặc sợ trẻ "cảm lạnh" mà không làm mát cho cơ thể trẻ.

Hãy ghi nhớ: Hạ sốt cho trẻ bằng làm mát cơ thể và môi trường xung quanh là biện pháp hiệu quả nhất và an toàn nhất để cắt cơn co giật do sốt cao.

Giáo dục đề phòng cơn sốt cao

Cơn co giật do sốt cao ở trẻ thường hay tái phát. Cơn co giật của trẻ thường gây hoảng loạn cho mọi người trong gia đình, và có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Nhưng đây cũng là loại bệnh dễ phòng tránh nhất nếu bạn biết làm một số động tác sau:

1. Đưa trẻ đi khám và chữa bệnh gây sốt cao ngay khi trẻ mới bị bệnh.

2. Cho trẻ uống nhiều nước (hoặc bú nhiều lần hơn bình thường).

3. Cởi bớt quần áo, để trẻ chỗ thoáng mát và không bao giờ bọc kín trẻ.

4. Thường xuyên cặp nhiệt độ theo dõi thân nhiệt khi trẻ sốt. Lau mát cơ thể bằng nước mát hoặc nước ấm và cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt khi thân nhiệt lên 39oC.

THƯ MỤC NHI KHOA
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em

Bệnh viện Nhi Trung Ương

  • Địa chỉ: 18/879 La Thành – Đống Đa – Hà Nội
  • Điện thoại: (84-024) 6 273 8532
  • Fax: (84-024) 6 273 8573

Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bệnh viện Nhi Đồng 2

  • www.benhviennhi.org.vn
  • Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
  • Điện thoại: (028) 38295723 - (028) 38295724.

BV Nhi Đồng Thành Phố

  • Địa chỉ: 15 Võ Trần Chí, Tân Kiên, Bình Chánh, TP.HCM.
  • Điện thoại: (028) 2253 6688
  • Fax: (028) 2253 8899
  • Email: bv.nhidong@tphcm.gov.vn
  • Website: www.bvndtp.org.vn

BV Nhi Thái Bình

BV Nhi TP. Cần Thơ

  • Địa chỉ: Số 345 Nguyễn Văn Cừ, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
  • Điện thoại: 02923748356
  • Fax: 02923831031
  • Email: bvnhidong@cantho.gov.vn

BV Nhi Đồng Nai

  • Địa chỉ: Khu phố 5, Phường Tân Hiệp, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
  • Số điện thoại: 02513.891500 - Nhánh 151

Bệnh Viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng

  • Địa chỉ: 402 Lê Văn Hiến, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0236.3957 777, Fax: 0236.3957 779
  • Đường dây nóng: 0962 291 818
  • Email: benhvienphusannhi@danang.gov.vn
  • Website: www.phusannhidanang.org.vn

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh

  • Địa chỉ: Đường Huyền Quang, Phường Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh.
  • Điện thoại: (02223).89.59.69
  • Email: bvsn.syt@bacninh.gov.vn

BV Sản Nhi Ninh Bình

  • ĐT: 0229.3893656 Fax: 0229.893550
  • ĐT nóng ngành: 1900.9095 ĐT nóng bệnh viện: 0229.3513388
  • Thư điện tử: bvsnnb@gmail.com
  • Đ/c: Đường Phan Chu Trinh, p.Nam Thành, tp.Ninh Bình

BV Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc

BV Sản Nhi tỉnh Bình Dương

  • 455 đường CMT8, P. Phú Cường, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương
  • Điện thoại: 0274.3836.042 | Fax: (0274)3859580
  • Email: bvpsbinhduong@yahoo.com

 

Các bệnh viện chuyên khoa Nhi có nhu cầu gửi thông tin vào nơi này xin vui lòng gửi qua theo form này

Các sản phẩm y tế

Shop Bác sĩ Trung http://www.shopbstrung.com

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh nhi khoa
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em