ĐAU BỤNG CÂP TÍNH Ở TRẺ EM
BS. ĐỖ NGỌC ĐỨC
BV Nhi đồng 2
Đau bụng cấp tính ở trẻ em thường là bệnh cảnh hay gặp ở các phòng cấp cứu
của bệnh viện nhi khoa. Người thầy thuốc luôn luôn phải nhanh chóng thiết
lập chẩn đoán bệnh một cách chính xác để hướng đến chế độ chăm sóc thích hợp
và đề nghị điều trị có hiệu quả nhất cho trẻ.
I. Hỏi bệnh
Rất
quan trọng, nếu thầy thuốc hỏi bệnh thận trọng, tỉ mỉ có thể đem lại 70%
thông tin cho việc thiết lập chẩn đoán.
Những chi tiết cần quan tâm trong việc hỏi bệnh:
+
Tiền căn đau bụng của trẻ
+
Yếu tố khởi phát
+
Đặc điểm của cơn đau bụng
- Cách thức khởi phát ban đầu
- Điểm đau nhất
- Hướng lan
- Yếu tố hay tư thế làm trẻ giảm đau
- Diễn tiến tức thì của cơn đau
+
Những triệu chứng đi kèm:
- Sốt
- Rối loạn tiêu hóa: nôn ói, táo bón,
tiêu chảy.
- Rối loạn đường tiểu: tiểu đau, tiểu
khó, tiểu nhiều lần.
- Đối với trẻ gái lớn: kinh nguyệt
lần đầu xuất hiện từ bao giờ?
- Những triệu chứng về hô hấp như ho,
đau ngực; triệu chứng thần kinh như nhức đầu, lẫn lộn, hôn mê; triệu chứng ở
khớp: đau khớp, đau cơ; triệu chứng ngoài da: phát ban cũng không nên xem
nhẹ.
II. Khám bệnh
-
Khám tổng quát, toàn thân luôn luôn là một yêu cầu thường xuyên trong y học.
-
Khám bụng: Trẻ cần cởi hết quần áo, tư thế nằm ngửa, 2 chân co
-
Nhìn: Có thể đánh giá tình trạng chướng bụng, thở bụng.
-
Ần chẩn: Tìm cơn đau bụng khởi phát do sờ nắn.
Tìm có đề kháng thành bụng hay không
Đánh giá độ lớn của gan, lách và sờ hai hố chậu cũng như khám tìm
các lỗ thoát vị.
-
Gõ: Để đánh giá có bụng chướng hơi hay ứ dịch
-
Nghe tiếng nhu động ruột
-
Thăm thực tràng luôn luôn là một động tác bắt buộc.
III. Nguyên nhân của
đau bụng cấp ở trẻ
A. Nguyên nhân ngoại
khoa:
1.
Viêm ruột thừa cấp: Trẻ có sốt, đau hố chậu phải, đau khi đi lại. Đối với
trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, triệu chứng viêm ruột thừa rất mơ hồ, người bác sĩ nhi
khoa đòi hỏi phải thăm khám nhiều lần, theo dõi kỹ để định bệnh.
2.
Lồng ruột cấp: Xảy ra ở trẻ nhũ nhi (< 18 tháng)
- Thường có cơn khóc thét không giải thích được trên một trẻ khỏe mạnh
đang chơi
- Bỏ bú.
- Nôn ói.
- Có thể tiêu ra máu.
3.
Tắc ruột: Thường xảy ra trẻ lớn
- Với tiền căn mổ xẻ trước đó.
- Sẹo ở bụng.
- Chướng bụng.
- Nôn ói.
4.
Xoắn tinh hoàn:
- Đau sưng to tinh hoàn.
- Là một cấp cứu khẩn cấp ngoại khoa.
5.
Thoát vị nghẹt:
Khám các lỗ thoát vị có thể tìm thấy một khối không đẩy lên được, cần phải
cấp cứu ngoại khoa.
B. Nguyên nhân nội khoa:
1.
Trẻ có sốt kèm theo:
- Nguyên nhân ở vùng mũi, họng, tai.
- Viêm phổi.
- Viêm dạ dày ruột.
- Nhiễm trùng tiểu.
- Viêm gan siêu vi.
- Viêm màng não (đặc biệt là nhiễm não mô cầu cấp tính).
2.
Trẻ không sốt:
- Rối loạn tiêu hóa: ói mửa, tiêu chảy.
- Đau bụng ở trẻ gái lớn trước khi thấy kinh nguyệt.
- Đau bụng giun.
- Loét dạ dày tá tràng.
- Sỏi thận.
- Viêm tụy cấp.