NÔN ÓI Ở TRẺ EM
BS. ĐỖ NGỌC ĐỨC
BV. Nhi Đồng 2
Nôn ói là triệu chứng
thường gặp ở các Phòng cấp cứu nhi khoa.
Nôn ói được định nghĩa
khi có trào ngược thức ăn hay dịch chứa từ dạ dày.
Các bà mẹ nên lưu ý
hai triệu chứng sau đây:
Nôn ói do trào ngược
những chất chứa từ bao tử.
Nhổ sữa: Trẻ bú nhưng
chưa nuốt, ngậm lại trong miệng sau đó nhổ ra.
- Trước tình trạng nôn ói
của trẻ thầy thuốc sẽ tìm hiểu đặc điểm nôn ói, đánh giá hậu quả
của nôn ói như tình trạng mất nước cấp ảnh hưởng đến dấu hiệu sinh tồn:
mạch, huyết áp và tìm nguyên nhân để kịp thời điều trị.
Chẩn đoán
A. Hỏi bệnh
1. Thầy thuốc sẽ tìm hiểu
bệnh cảnh, trường hợp đưa đến nôn ói:
-
Trẻ có thể biểu hiện sốt, sổ mũi, ho, nhức đầu, biếng ăn, tiêu chảy.
-
Tìm hiểu trẻ có thay đổi chế độ ăn gần đây không.
2. Đặc điểm nôn ói
-
Nôn ói xảy ra cấp tính: vừa xảy ra
-
Nôn ói xảy ra mãn tính: đã xảy ra từ lâu, cần xác định rõ thời gian.
-
Giờ nôn ói: xảy ra ngay sau bữa ăn hay xa bữa ăn.
-
Tính chất ói: ói thành vòi, nôn tự nhiên hay do thay đổi tư thế sau
bú, do ép trẻ ăn.
-
Chất nôn: Thức ăn, sữa
Màu sắc chất nôn: nếu
xanh rêu thường là nguyên nhân ngoại khoa. Nên lưu ý có máu kèm theo hay
không.
B. Thăm khám
1. Đánh giá tổng trạng
bệnh nhân
-
Tìm dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc.
-
Cân bệnh nhân và so sánh với số cân trước khi nôn ói (xem sổ sức
khỏe, hỏi kỹ cha mẹ bệnh nhân)
-
Xác định số cân mất gần đây hoặc đánh giá tình trạng chậm lên cân
hay không tăng cân ở trẻ nôn ói từ lâu.
-
Đo mạch, nhịp thở, nhiệt độ và huyết áp.
2. Tìm dấu mất nước
w Trường hợp cấp tính: Mắt lõm; chân
tay lạnh; tiểu ít; nếp véo da dương tính; huyết áp hạ, mạch nhẹ hay không có
mạch.
w Trường hợp mãn tính: Lớp mỡ dưới da
mỏng; suy dinh dưỡng
C. Định bệnh
1. Trường hợp nôn ối cấp
tính kèm sốt
w Nguyên nhân đường tiêu hóa:
Tiêu chảy cấp (nhiễm trùng dạ dày, ruột), ngộ độc thức ăn.
w Nguyên nhân ngoài đường tiêu
hóa: Viêm mũi họng; viêm tai; nhiễm trùng tiểu; viêm màng não.
w Nguyên nhân ngoại khoa: Viêm
ruột thừa; lồng ruột; thoát vị nghẹt
w Nguyên nhân thần kinh: Xuất
huyết dưới màng cứng; u não; trẻ bị ngược đãi.
2. Nôn ói mãn tính:
thường không kèm sốt
- Do sai lầm ăn uống
- Hẹp môn vị
- Trào ngược dạ dày thực
quản
- Không dung nạp protein,
sữa bò
- Nguyên nhân chuyển hóa:
không dung nạp fructor tăng sinh tuyến
thượng thận bẩm sinh v.v...
- Nôn ói do tâm lý là
chẩn đoán được đặt ra sau cùng khi đã loại trừ
tất cả các bệnh thực thể.
Các bà mẹ sẽ làm gì
khi trẻ nôn ói
- Ôm cháu và cho cháu cúi
đầu nôn vào thau, chớ nên để cháu nhỏ nằm ngửa nôn, chất nôn sẽ rơi vào
đường thở gây ngạt thở cấp tính rất nguy hiểm.
- Lau mặt, cho cháu uống
nước hoặc súc miệng (nếu trẻ lớn)
- An ủi, vỗ về trẻ
w Hãy gọi bác sĩ hoặc đưa cháu đi
khám ở cơ sở y tế nếu: Trẻ sốt cao, quấy khóc; lừ đừ, lơ mơ thất thường;
nôn ói ra màu xanh, vàng, nôn ra máu; nôn ói liên tục trong 6 giờ.
w Tìm dấu mất nước: Trẻ khóc
không có nước mắt; miệng môi khô; tiểu ít; mắt trũng; thóp trũng; chân tay
lạnh; lơ mơ, co giật.