DỊ VẬT ÐƯỜNG THỞ: TAI NẠN THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM
Liên tiếp từ ngày 4-12/9/2001, Viện Tai - Mũi - Họng (TMH) Trung
ương đã cấp cứu cho 5 cháu nhỏ bị các dị vật như hạt na, hạt lạc,
đốt sống cá... rơi vào đường thở. Các bác sĩ cho biết đây là loại
cấp cứu thường gặp (trung bình mỗi tuần Viện tiếp nhận 1 - 2 ca như
vậy). Làm thế nào để phòng ngừa, nhận biết và xử trí cho trẻ nhỏ
trong trường hợp đó? Chúng tôi đã trao đổi với PGS.
TS. Phạm Khánh Hòa Dị vật đường thở rất hay
gặp ở trẻ nhỏ, chiếm tỷ lệ 90% (đối với trẻ dưới 4 tuổi). Người lớn
ít gặp hơn. Nguyên nhân là khi ăn trẻ thường ngậm trong miệng, hay
đùa nghịch, khóc làm sặc thức ăn rơi vào đường thở. Với trẻ từ 6 - 7
tháng thì vớ vật gì cũng cho vào miệng, từ giấy, thuốc lá, xương,
các loại hạt... cũng dễ để rơi vào đường thở, gây hội chứng xâm nhập
với các biểu hiện: ngừng thở, ho sặc sụa, người tím tái, vã mồ hôi
thậm chí tiêu tiểu cả ra quần. Sau hội chứng xâm nhập, nếu dị vật
vào thanh quản sẽ làm trẻ khàn tiếng, ho. Vào khí quản: gây khó thở
từng cơn vì dị vật di động. Vào phế quản gây khó thở giống như viêm
phế quản hay viêm phổi khiến dễ chẩn đoán nhầm nếu người nhà không
nói rõ trẻ đã ngậm phải vật gì trước lúc các triệu chứng xuất hiện.
Một số trường hợp dị vật quá lớn sẽ gây ngạt thở và tử vong tức thì.
PV: - PGS. TS. Phạm Khánh Hòa: PV: - PGS. TS. Phạm
Khánh Hòa:
PV: