GIẢI PHÁP NÀO NGĂN NGỪA UỐN VÁN SƠ SINH VÀ CÁC
BỆNH TRUYỀN NHIỄM TRẺ EM Ở GIA LAI?
NGUYỄN CHƯƠNG và BS. BÍCH NGA
Từ đầu năm
2000 đến nay, khu vực Tây nguyên đã xảy ra 18 ca uốn ván sơ sinh (UVSS).
Riêng Gia Lai có 9 ca và đều tử vong tại bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh. Bên
cạnh đó, 2 vụ dịch sởi xảy ra tại thị trấn Phú Túc (huyện Krông Pa) và Ia
Ly. Qua kiểm tra cho thấy 41% trẻ dưới 10 tuổi đã tiêm chủng nhưng vẫn mắc
bệnh. Thực tế ấy đáng lo ngại hơn nhiều bởi công tác báo cáo định kỳ của y
tế cơ sở không hoàn toàn phản ánh đúng thực trạng đang diễn biến phức tạp...
Thực trạng và nguyên
nhân
Cả 9
trường hợp tử vong do UVSS đã được xác định do cùng một nguyên nhân: các bà
mẹ trước đây chưa được tiêm phòng uốn ván và sau khi sinh đã tự cắt rốn cho
trẻ bằng những dụng cụ không vô trùng (nứa, lồ ô, dao). Làm việc với Trung
tâm y tế (TTYT) huyện Chư Prông, Mang Yang, Kbang... chúng tôi được biết
thêm một số chi tiết là nhiều sản phụ khi sinh không đến các cơ sở y tế,
trong khi đó do ảnh hưởng của các tập tục lạc hậu, họ không được chăm sóc
trong điều kiện vệ sinh tối thiểu để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bà mẹ và
trẻ sơ sinh. Mặt khác, căn cứ theo hồ sơ bệnh án mà chúng thôi ghi chép được
tại các trạm y tế xã, các TTYT và BVĐK tỉnh hầu hết các bà mẹ là người dân
tộc Jrai, Bahnar, hiện đang sống tại các xã vùng sâu, vùng xa như Ia Tô -
huyện Chư Prông, Ia Pết - huyện Mang Yang, Tơ Tung - huyện Kbang, Yang Nam -
huyện Kông Chro v.v... Đồng thời, cả 9 trường hợp đều nhập viện tương đối
muộn, thậm chí có trường hợp nhập viện muộn một tuần sau khi trẻ đã mắc uốn
ván rốn. Một nguyên nhân khác là công tác tiêm ngừa uốn ván cho phụ nữ có
thai đến nay chỉ đạt 53,1%, có những đơn vị chỉ đạt dưới 40% như huyện Đức
Cơ (38,5%), Ia Grai (39,5%). Tỷ lệ tiêm ÙV cho phụ nữ 15 - 35 tuổi ở nhiều
địa phương cũng đạt thấp như Kbang (33%), Krông Pa (34%), Ayun Pa (42%). Có
nhận định cho rằng tỷ lệ nói trên không tương ứng với tổng số phụ nữ đã được
tiêm ÙV toàn tỉnh, bởi trong tỷ lệ này còn lại, nhiều người đã tiêm đủ liều
từ năm trước, song trước diễn biến phức tạp của tỷ lệ trẻ em tử vong UVSS
không giảm, hiệu quả của chương trình cần nghiêm túc nhìn nhận và đánh giá
từ nhiều phía...
Hiện tượng
tử vong do UVSS từ đầu năm đến nay là một thực tế đầy thách thức không chỉ
riêng ở địa bàn Gia Lai mà trở thành vấn đề cần quan tâm của cả khu vực Tây
nguyên. Thông tin từ một hội nghị khu vực tổ chức tại Buôn Ma Thuột vừa qua
cho biết - Trong 9 tháng đầu năm, Đắc Lắc đã có 8 ca UVSS (tử vong 6 ca) xảy
ra ở 7 huyện: Buôn Đôn