Trớ sữa ở trẻ và cách xử lý

Hiện tượng trớ sữa ở trẻ nhỏ thường do sinh lý, cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh như hẹp thực quản, tắc ruột... Việc nhận biết các dấu hiệu kèm theo sẽ giúp bà mẹ và người trong gia đình xử lý đúng trong các trường hợp này.

1. Trớ sữa do sinh lý

Bình thường, khi trẻ bú, sữa đi qua miệng, xuống thực quản, đi qua tâm vị (van có chức năng ngăn thức ăn đi ngược từ dưới lên) rồi vào dạ dày. Tại đây, sữa được hấp thu một phần, sau đó di chuyển xuống ruột. Giữa dạ dày và ruột cũng có một van có chức năng giống như tâm vị, gọi là môn vị.

Ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ 1-2 tháng tuổi, đường tiêu hóa phát triển và hoạt động chưa hoàn chỉnh, dễ gây ra những khiếm khuyết trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Chẳng hạn các van hoạt động không đồng bộ hoặc không còn tính một chiều, khiến sữa trào ngược ra ngoài.

Ngoài ra, nếu trong quá trình bú, bé có nuốt hơi và sau đó được đặt nằm ngang (bằng đầu) hoặc nghiêng bên phải, bé cũng dễ bị trớ sữa. Đó là do tình trạng có hơi trong dạ dày và tư thế nằm không đúng đã khiến môn vị (ở dưới) đóng quá chặt, trong khi tâm vị (ở trên) lại lỏng lẻo, sữa bị đẩy ngược lên và ra ngoài.

Biện pháp khắc phục

- Đối với trẻ bú mẹ: Nên cho bú bầu vú bên trái trước (bé mới bú nên lượng sữa trong dạ dày còn ít, có thể nằm nghiêng phải). Sau đó, chuyển bé sang bú bầu bên phải (lúc này dạ dày bé đã nhiều sữa, cần nằm nghiêng trái). Như vậy, sữa sẽ dễ dàng xuống dạ dày mà không gây trào ngược.

- Đối với trẻ bú bình: Luôn giữ bình sữa hơi nghiêng để đầu núm vú cao su luôn đầy sữa. Không để bình sữa nằm ngang trong khi bú, tránh tình trạng bé bú hơi trong bình sữa.

Khi cho bú, không nên để bé quấy khóc vì như vậy, bé có thể nuốt nhiều hơi, gây căng dạ dày. Sau khi bú xong, cần bế bé theo tư thế thẳng, ngực áp vào một bên ngực mẹ, mặt kê lên vai mẹ rồi vỗ lưng cho ợ hơi. Sau đó, hãy nhẹ nhàng đặt bé nằm nghiêng bên trái, kê gối hơi cao.

Chú ý: Không nên để trẻ nằm bú vì tư thế này khiến trẻ rất dễ bị sặc và trớ sữa. Sau khi bé bú xong, không nên đặt bé nằm ngay, cũng không đùa giỡn, tâng bồng lên xuống.

2. Trớ sữa do bệnh lý

Thông thường, ở trẻ hơn 7-8 tháng tuổi, hiện tượng trớ sữa do sinh lý không còn nữa. Nếu ở độ tuổi này, bé vẫn còn trớ sữa không có nguyên nhân rõ rệt thì phải đưa đi khám bác sĩ. Đối với tất cả các trẻ, nếu trớ sữa đi kèm một số biểu hiện khác thường thì cần nghĩ tới các bệnh lý sau:

 - Dị tật ởđường tiêu hóa (hẹpthực quản, tá tràng): Bé trớ sữa liên tục, kể cả khi không bú.

Bệnh đường tiêu hóa (tắc ruột, lồng ruột): Bệnh hay gặp ở trẻ sau 3 tháng tuổi. Trẻ đang bú bình bỗng khóc thét lên, ưỡn bụng, nôn thốc tháo, bụng có thể nổi phồng lên… Cần  xử trí cấp cứu càng sớm càng tốt.

- Bệnh đường hô hấp trên (viêm mũi, viêm họng, viêm VA, amiđan): Trẻ quấy khóc, chảy nhiều nước bọt, đờm nhớt, nghẹt mũi, thở khò khè…

- Các bệnh não - màng não(chấn thương, chảy máu não, u trong não, não có nước…): Khi mắc những bệnh này, trẻ thường nôn trớ nhiều, nôn vọt thành vòi (liên quan đến bữa ăn hoặc không). Trẻ có thể bị sốt.

- Nhiễm trùng do thức ăn: Trẻ nôn trớ kèm theo tiêu chảy, phân lợn cợn hoặc có nhầy máu. Bệnh thường gặp ở những trẻ bắt đầu ăn dặm, chủ yếu do vệ sinh ăn uống không đảm bảo.

BS Lê Thiện Anh Tuấn, SGGP

THƯ MỤC NHI KHOA
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em

Bệnh viện Nhi Trung Ương

  • Địa chỉ: 18/879 La Thành – Đống Đa – Hà Nội
  • Điện thoại: (84-024) 6 273 8532
  • Fax: (84-024) 6 273 8573

Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bệnh viện Nhi Đồng 2

  • www.benhviennhi.org.vn
  • Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
  • Điện thoại: (028) 38295723 - (028) 38295724.

BV Nhi Đồng Thành Phố

  • Địa chỉ: 15 Võ Trần Chí, Tân Kiên, Bình Chánh, TP.HCM.
  • Điện thoại: (028) 2253 6688
  • Fax: (028) 2253 8899
  • Email: bv.nhidong@tphcm.gov.vn
  • Website: www.bvndtp.org.vn

BV Nhi Thái Bình

BV Nhi TP. Cần Thơ

  • Địa chỉ: Số 345 Nguyễn Văn Cừ, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
  • Điện thoại: 02923748356
  • Fax: 02923831031
  • Email: bvnhidong@cantho.gov.vn

BV Nhi Đồng Nai

  • Địa chỉ: Khu phố 5, Phường Tân Hiệp, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
  • Số điện thoại: 02513.891500 - Nhánh 151

Bệnh Viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng

  • Địa chỉ: 402 Lê Văn Hiến, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0236.3957 777, Fax: 0236.3957 779
  • Đường dây nóng: 0962 291 818
  • Email: benhvienphusannhi@danang.gov.vn
  • Website: www.phusannhidanang.org.vn

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh

  • Địa chỉ: Đường Huyền Quang, Phường Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh.
  • Điện thoại: (02223).89.59.69
  • Email: bvsn.syt@bacninh.gov.vn

BV Sản Nhi Ninh Bình

  • ĐT: 0229.3893656 Fax: 0229.893550
  • ĐT nóng ngành: 1900.9095 ĐT nóng bệnh viện: 0229.3513388
  • Thư điện tử: bvsnnb@gmail.com
  • Đ/c: Đường Phan Chu Trinh, p.Nam Thành, tp.Ninh Bình

BV Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc

BV Sản Nhi tỉnh Bình Dương

  • 455 đường CMT8, P. Phú Cường, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương
  • Điện thoại: 0274.3836.042 | Fax: (0274)3859580
  • Email: bvpsbinhduong@yahoo.com

 

Các bệnh viện chuyên khoa Nhi có nhu cầu gửi thông tin vào nơi này xin vui lòng gửi qua theo form này

Các sản phẩm y tế

Shop Bác sĩ Trung http://www.shopbstrung.com

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh nhi khoa
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em