Làm gì khi bé bị sốt cao?

Sốt là một biểu hiện của nhiễm khuẩn.

Hãy đưa bé đến cơ sở y tế ngay nếu ngoài sốt, bé còn có một trong các dấu hiệu như bỏ ăn uống, ngủ li bì khó đánh thức, co giật, thở rít khi nằm yên, rút lõm lồng ngực và thở nhanh, mất nước nặng.

Sốt là dấu hiệu thường gặp nhất khi trẻ bị bệnh nhiễm khuẩn. Các bệnh nhiễm khuẩn phổ biến ở trẻ nhỏ và gây sốt cao là viêm nhiễm đường hô hấp, viêm tai giữa, tiêu chảy... Khi trẻ bị nhiễm khuẩn, ngoài việc điều trị bằng thuốc, vấn đề chăm sóc và nuôi dưỡng đúng cách cũng rất quan trọng, giúp trẻ chóng khỏi bệnh và hồi phục.

Nếu trẻ sốt nhẹ và vừa (thân nhiệt từ 37,5 độ C đến dưới 39 độ C), có thể chưa cần dùng đến thuốc hạ nhiệt, cho trẻ nằm nơi thoáng mát và nới bớt quần áo, đắp khăn ướt lên trán.

Một số trường hợp trẻ sốt cao có thể bị co giật. Khi đó, nên dùng khăn nhúng vào nước mát hoặc nước hơi ấm lau nhẹ khắp người trẻ, đặc biệt là ở nách, bẹn và trán. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt, nếu không uống được thì dùng viên đặt hậu môn với hàm lượng thuốc tùy thuộc cân nặng, đồng thời cho uống nhiều nước. Tuyệt đối không được ủ kín trẻ.

Khi trẻ bị sốt, cứ mỗi lần thân nhiệt tăng 1 độ C thì chuyển hóa cơ bản tăng hơn 10%, do đó nhu cầu về năng lượng cũng tăng. Vì vậy, chế độ ăn trong thời gian trẻ sốt vẫn phải đảm bảo đầy đủ thành phần cung cấp năng lượng (chủ yếu là dầu, mỡ và đạm). Khi sốt, cơ thể cũng mất rất nhiều nước và chất điện giải qua da, đường thở, mất vitamin qua phân, nước tiểu... nên nhu cầu về nước, vitamin và chất khoáng tăng lên rất nhiều. Mặt khác, khi sốt cao, các men tiêu hóa bị ức chế nên trẻ thường chán ăn, phải cho trẻ ăn những món vừa dễ tiêu hóa vừa đảm bảo cung cấp đủ những nhu cầu đặc biệt của giai đoạn này.

Với trẻ nhỏ còn bú mẹ, cần cho bú nhiều lần hơn và thời gian mỗi lần bú lâu hơn bình thường. Nếu trẻ không tự bú được, người mẹ cần vắt sữa vào cốc rồi dùng thìa cho trẻ uống.

Với trẻ lớn hơn (đã ăn bổ sung), nên tăng thêm số bữa trong ngày với các loại thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu hóa và chia thành nhiều bữa nhỏ. Thay đổi thức ăn, làm những món hợp khẩu vị để giúp trẻ ăn nhiều, kích thích sự thèm ăn. Nếu trẻ tiêu chảy, có thể dùng nước giá đỗ xanh để quấy bột, nấu cháo loãng để vừa giúp trẻ dễ ăn vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất đạm, bột.

Đặc biệt chú ý đề phòng trẻ bị suy dinh dưỡng khi nhiễm khuẩn nặng và kéo dài. Cần cho trẻ uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả tươi, hoặc ăn thêm hoa quả để bù lại lượng nước bị mất do sốt. Cung cấp thêm vitamin A, vitamin C vì các bệnh nhiễm trùng có thể gây mất vitamin A qua phân, nước tiểu, dẫn đến nguy cơ thiếu vitamin A, đặc biệt là đối với trẻ suy dinh dưỡng. Những trẻ bị viêm phổi nặng cần bổ sung vitamin A liều cao (tùy thuộc vào tuổi theo hướng dẫn của Chương trình Phòng chống thiếu máu, vitamin A).

Nên cho trẻ ăn cả mỡ lẫn dầu, đặc biệt là mỡ gà (vì mỡ gà có tới 18% acid béo chưa no rất tốt cho sự hấp thu của trẻ). Các loại thực phẩm giàu chất đạm là sữa mẹ, sữa bò, sữa đậu nành, trứng, thịt cá...

Các sai lầm thường gặp trong nuôi dưỡng trẻ sốt nhiễm khuẩn

- Không tăng cường số bữa ăn mặc dù mỗi bữa trẻ chỉ ăn rất ít hoặc bỏ ăn.

- Nấu loãng hơn bình thường khiến trẻ lúc này đã ăn ít hơn lại càng bị thiệt thòi về chất.

- Không cho dầu mỡ vào bột, cháo của trẻ khi trẻ bị sốt tiêu chảy.

- Không cho trẻ ăn thịt gà khi trẻ bị sốt có ho vì sợ trẻ ho nặng thêm. Sự lo sợ này là hoàn toàn không có cơ sở khoa học vì thịt gà không gây ho cho trẻ.

- Không cho ăn cá, tôm, cua khi trẻ có nhiễm khuẩn ho hay tiêu chảy. Thực ra, chỉ trong trường hợp cá, tôm, cua là nguyên nhân gây tiêu chảy (hiếm gặp) thì mới cần ăn kiêng.

- Không dùng thuốc hạ sốt cho trẻ kịp thời (khi trẻ bắt đầu sốt từ 39 độ C) khiến trẻ bị co giật, dẫn đến những tổn thương ở não, gây chứng động kinh sau này.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

THƯ MỤC NHI KHOA
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em

Bệnh viện Nhi Trung Ương

  • Địa chỉ: 18/879 La Thành – Đống Đa – Hà Nội
  • Điện thoại: (84-024) 6 273 8532
  • Fax: (84-024) 6 273 8573

Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bệnh viện Nhi Đồng 2

  • www.benhviennhi.org.vn
  • Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
  • Điện thoại: (028) 38295723 - (028) 38295724.

BV Nhi Đồng Thành Phố

  • Địa chỉ: 15 Võ Trần Chí, Tân Kiên, Bình Chánh, TP.HCM.
  • Điện thoại: (028) 2253 6688
  • Fax: (028) 2253 8899
  • Email: bv.nhidong@tphcm.gov.vn
  • Website: www.bvndtp.org.vn

BV Nhi Thái Bình

BV Nhi TP. Cần Thơ

  • Địa chỉ: Số 345 Nguyễn Văn Cừ, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
  • Điện thoại: 02923748356
  • Fax: 02923831031
  • Email: bvnhidong@cantho.gov.vn

BV Nhi Đồng Nai

  • Địa chỉ: Khu phố 5, Phường Tân Hiệp, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
  • Số điện thoại: 02513.891500 - Nhánh 151

Bệnh Viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng

  • Địa chỉ: 402 Lê Văn Hiến, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0236.3957 777, Fax: 0236.3957 779
  • Đường dây nóng: 0962 291 818
  • Email: benhvienphusannhi@danang.gov.vn
  • Website: www.phusannhidanang.org.vn

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh

  • Địa chỉ: Đường Huyền Quang, Phường Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh.
  • Điện thoại: (02223).89.59.69
  • Email: bvsn.syt@bacninh.gov.vn

BV Sản Nhi Ninh Bình

  • ĐT: 0229.3893656 Fax: 0229.893550
  • ĐT nóng ngành: 1900.9095 ĐT nóng bệnh viện: 0229.3513388
  • Thư điện tử: bvsnnb@gmail.com
  • Đ/c: Đường Phan Chu Trinh, p.Nam Thành, tp.Ninh Bình

BV Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc

BV Sản Nhi tỉnh Bình Dương

  • 455 đường CMT8, P. Phú Cường, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương
  • Điện thoại: 0274.3836.042 | Fax: (0274)3859580
  • Email: bvpsbinhduong@yahoo.com

 

Các bệnh viện chuyên khoa Nhi có nhu cầu gửi thông tin vào nơi này xin vui lòng gửi qua theo form này

Các sản phẩm y tế

Shop Bác sĩ Trung http://www.shopbstrung.com

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh nhi khoa
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em