Chăm sóc trẻ sốt virus tại nhà

Theo số liệu điều tra dịch tễ của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, liên tiếp trong nhiều tuần qua, tình trạng sốt virus xảy ra trên nhiều địa phương như Hà Nội, Thái Bình, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, trong đó trẻ em là đối tượng dễ mắc nhất. Để giảm sức ép cho bệnh viện tuyến Trung ương, xin giới thiệu cho đọc giả cách chăm sóc trẻ bị sốt virus tại nhà.

        Sốt là tình trạng tăng thân nhiệt cao - trên 370C khi cặp nhiệt độ tại nách, khi cặp nhiệt độ ở hậu môn hoặc miệng thì có thể tăng thêm 0,5-10C. Tình trạng sốt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên: do bệnh nhiễm khuẩn, do hệ thống miễn dịch, một số khối u, do trung tâm điều nhiệt bị rối loạn...

         Một trong số các nguyên nhân gây sốt thường gặp ở trẻ nhỏ là sốt do virus. Khi cơ thể bị nhiễm virus, lập tức hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động nhằm chống lại virus, quá trình này gây ra các phản ứng viêm và tạo ra một số chất trung gian kích thích..., chính phản ứng viêm và các chất trung gian này gây tình trạng sốt.

         Trong điều kiện bình thường, cơ thể cũng mang một số loại virus ở một số cơ quan như mũi, họng, đường tiêu hóa... nhưng không gây bệnh. Khi cơ thể suy yếu môi trường thay đổi đột ngột là điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và gây bệnh. Một số bệnh do virus thường gặp ở trẻ em là: viêm não, viêm màng não, viêm họng, viêm mũi, tiêu chảy cấp... và một số trường hợp chỉ gây sốt đơn thuần (gọi là sốt virus). 

Một số biểu hiện thường xuất hiện cùng với hiện tượng sốt

Sốt cao co giật: Hiện tượng này thường xảy ra khi trẻ bị sốt cao trên 38,50C, toàn thân trẻ co giật, tím môi, nếu diễn biến nặng, tái phát nhiều lần thì có thể gây thiếu ôxy não, hôn mê và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Sốt cao rét run: Trẻ có cảm giác toàn thân lạnh, đặc biệt là tay, chân, có thể nổi vân tím trên da.

Chảy nước mũi: Thường trẻ sẽ chảy nước mũi trong, không có mùi hôi, tăng tiết đờm dãi trong miệng.

Ho: Trẻ có thể ho khan hoặc có đờm do quá trình viêm tai mũi họng gây ra. Rối loạn tiêu hóa: Thường là tiêu chảy cấp: trẻ đi ngoài phân lỏng, nhiều nước, không có máu. Trẻ thường rất khát nước, nếu không chăm sóc tốt, bệnh sẽ diễn biến nặng lên và có thể gây tử vong. Nếu chăm sóc tốt thì sẽ thuyên giảm và khỏi trong 5-7 ngày.

Nôn: Trẻ có thể nôn sau khi ăn. Nếu nôn khan nhiều lần thì cần chú ý thêm các vấn đề khác về não, màng não.

Đau đầu: Trẻ lớn có thể kêu đau đầu, trẻ nhỏ thì quấy khóc, vật vã. Ngoài cơn sốt trẻ lại chơi ngoan.

Đau mình mẩy, đau cơ: Trẻ có cảm giác mệt mỏi, đau nhức cơ bắp toàn thân. Phát ban: Sau khi sốt vài ngày, trẻ có thể xuất hiện ban đỏ trên da và đỡ sốt. 

Chăm sóc trẻ bị sốt do virus tại nhà

Các bậc cha mẹ cần chú ý theo dõi sát nhiệt độ của trẻ từng giờ đến khi đỡ sốt.

Hạ sốt: Trong nhà nên thường xuyên có cặp nhiệt độ, thuốc hạ sốt. Khi thân nhiệt cao trên 38,50C thì dùng một số thuốc hạ sốt như paracetamol với liều 10-15mg/kg cân nặng, mỗi lần cách nhau 8 giờ.

· Trong trường hợp này, các bà mẹ có thể dùng sản phẩm Hapacol Infants, Hapacol Infanst F, Hapacol Kids của Dược Hậu Giang để hạ sốt cho trẻ.

Thành phần hoạt chất chính của những sản phẩm này là Paracetamol với những hàm lượng khác nhau, được bào chế dưới dạng thuốc bột sủi bọt, có mùi thơm, vị ngọt thích hợp cho trẻ em.

Không nên dùng liều cao và nhiều lần vì dễ gây ngộ độc paracetamol. Ngoài ra, cho trẻ nằm nơi thoáng mát, nới rộng quần áo, chườm mát cho trẻ bằng khăn ẩm, không nên chườm đá, nước lạnh. Nếu tình trạng không cải thiện, xuất hiện co giật, rét run thì đưa trẻ đến khám tại trung tâm y tế.

Khi trẻ xuất tiết đờm dãi nhiều có thể dùng kháng sinh như amoxilin, eryth romycin theo chỉ dẫn của nhân viên y tế.· Để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn cho trẻ Dược Hậu Giang có sản phẩm Klamentin thuốc bột.

  • Klamentin với thành phần hoạt chất chính là Amocxicilin 250mg và Acid Clavulanic 31,25mg, được bào chế dạng thuốc bột có mùi thơm vị ngọt thích hợp cho trẻ.
     
  • Klamentin được dùng điều trị các trường hợp: nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường tiết niệu, sinh dục, nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm khuẩn xương khớp.
  • Liều dùng của Klamentin được tính theo hàm lượng của Amoxicilin: 25-50mg/kg thể trọng/ngày, chia làm 2-3 lần uống. Thời gian điều trị 5-7 ngày.

    Nhỏ mũi: Nhỏ mũi cho trẻ bằng natriclorid 0,9%, nhiều lần trong ngày nhằm làm sạch mũi họng cho trẻ, tránh nguy cơ bội nhiễm mũi họng do vi khuẩn.

    Dùng thuốc giảm ho, long đờm hoặc một số thuốc ho có nguồn gốc thảo dược.

    Chế độ ăn: Cho trẻ ăn chế độ giàu chất dinh dưỡng, ăn lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước hoa quả... Nếu trẻ bị nôn sau khi ăn thì

    Tiêm phòng cho trẻ đầy đủ theo lịch tiêm chủng của Chương trình TCMR, nếu có điều kiện nên tiêm phòng các loại vacxin khác ngoài chương trình.

    Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, vệ sinh ăn uống: Cho trẻ ở nơi thoáng mát, đầy đủ ánh sáng, không khí trong lành. Không để trẻ bị nhiễm lạnh, nhất là khi tắm cho trẻ, ban đêm khi trẻ ngủ.

    Đưa trẻ đến khám ngay tại trung tâm y tế nếu trẻ: co giật, sốt cao không hạ sốt được nôn khan nhiều lần, tiêu chảy, lơ mơ, li bì, thở nhanh

    Nguồn tin: Sức khỏe và Đời sống

  • THƯ MỤC NHI KHOA
    Nhi khoa - Bệnh trẻ em
    Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
    Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
    Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
    Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
    Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
    Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em

    Bệnh viện Nhi Trung Ương

    • Địa chỉ: 18/879 La Thành – Đống Đa – Hà Nội
    • Điện thoại: (84-024) 6 273 8532
    • Fax: (84-024) 6 273 8573

    Bệnh viện Nhi Đồng 1

    Bệnh viện Nhi Đồng 2

    • www.benhviennhi.org.vn
    • Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
    • Điện thoại: (028) 38295723 - (028) 38295724.

    BV Nhi Đồng Thành Phố

    • Địa chỉ: 15 Võ Trần Chí, Tân Kiên, Bình Chánh, TP.HCM.
    • Điện thoại: (028) 2253 6688
    • Fax: (028) 2253 8899
    • Email: bv.nhidong@tphcm.gov.vn
    • Website: www.bvndtp.org.vn

    BV Nhi Thái Bình

    BV Nhi TP. Cần Thơ

    • Địa chỉ: Số 345 Nguyễn Văn Cừ, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
    • Điện thoại: 02923748356
    • Fax: 02923831031
    • Email: bvnhidong@cantho.gov.vn

    BV Nhi Đồng Nai

    • Địa chỉ: Khu phố 5, Phường Tân Hiệp, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
    • Số điện thoại: 02513.891500 - Nhánh 151

    Bệnh Viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng

    • Địa chỉ: 402 Lê Văn Hiến, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
    • Điện thoại: 0236.3957 777, Fax: 0236.3957 779
    • Đường dây nóng: 0962 291 818
    • Email: benhvienphusannhi@danang.gov.vn
    • Website: www.phusannhidanang.org.vn

    Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh

    • Địa chỉ: Đường Huyền Quang, Phường Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh.
    • Điện thoại: (02223).89.59.69
    • Email: bvsn.syt@bacninh.gov.vn

    BV Sản Nhi Ninh Bình

    • ĐT: 0229.3893656 Fax: 0229.893550
    • ĐT nóng ngành: 1900.9095 ĐT nóng bệnh viện: 0229.3513388
    • Thư điện tử: bvsnnb@gmail.com
    • Đ/c: Đường Phan Chu Trinh, p.Nam Thành, tp.Ninh Bình

    BV Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc

    BV Sản Nhi tỉnh Bình Dương

    • 455 đường CMT8, P. Phú Cường, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương
    • Điện thoại: 0274.3836.042 | Fax: (0274)3859580
    • Email: bvpsbinhduong@yahoo.com

     

    Các bệnh viện chuyên khoa Nhi có nhu cầu gửi thông tin vào nơi này xin vui lòng gửi qua theo form này

    Các sản phẩm y tế

    Shop Bác sĩ Trung http://www.shopbstrung.com

     

    THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
    Bệnh nhi khoa
    Nhi khoa - Bệnh trẻ em
    Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
    Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
    Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
    Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
    Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
    Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em