CHĂM SÓC KHI TRẺ EM BỊ VIÊM PHẾ QUẢN: LỜI
CẢNH BÁO CỦA CÁC BÁC SĨ NHI KHOA
THÙY NHƯ
Theo Femme Actuelle
Càng lúc có càng nhiều trẻ em mắc phải chứng bệnh này. Hãy hỏi ý kiến bác
sĩ ngay khi nhận thấy những triệu chứng ban đầu xuất hiện nơi trẻ.
Khi thấy trẻ có những triệu chứng sau: hơi thở khò khè, lỗ mũi thở phập
phồng và hơi thở sâu trông như trẻ cần có không khí để thở, rồi ho dữ dội mà
không bị sốt... thì phải nghĩ ngay là trẻ đã mắc bệnh viêm phế quản.
Chứng bệnh này gây ra bởi vi-rút hợp bào hô hấp. Chúng phát triển từ các
bệnh dịch có từ khoảng thường 9 đến tháng 3 hàng năm. Càng lúc càng có nhiều
trẻ (từ sơ sinh đến 2 tuổi) gặp phải bệnh này, do phế quản trẻ bị hẹp lại và
do khả năng miễn dịch của trẻ chưa đủ sức hoàn thiện nên làm cho chúng dễ bị
tổn thương. Trong số 90% những trường hợp này, việc chữa trị nhanh nhất được
kết hợp với dùng thuốc kháng sinh, rồi các loại thuốc ho dạng nước để làm
hóa lỏng các dịch tiết ra. Nhất là trong giai đoạn chữa trị bằng phương pháp
thở và quá trình tái thủy hợp nước để lấy lại thế cân bằng cho cơ thể trẻ
trong vòng từ 8 đến 10 ngày.
Cho dù lúc đó các phương pháp chữa trị có kết quả đi chăng nữa, thì việc
cho trẻ nhập viện là cần thiết phải làm trong số 10% các trường hợp mắc
bệnh, nhất là đối với các trẻ từ 1 đến 3 tháng tuổi, trẻ sinh thiếu tháng
hoặc khi trẻ đang mắc các bệnh thuộc về hệ tim mạch, và trường hợp lúc được
chăm sóc kỹ lưỡng mà bệnh trẻ vẫn không thuyên giảm. Khi thấy trẻ hô hấp khó
khăn hơn hay thở thật nhanh, mồ hôi vả ra, trẻ không uống nước thì buộc đưa
đi cấp cứu ngay tại một bệnh viện nào đó gần nhất. Lúc bấy giờ, ta thấy trẻ
đã ở trong tình trạng thiếu oxy và đôi khi cần phải được trợ giúp để thở
nữa. Việc dùng các loại thuốc kháng sinh và thuốc kháng khuẩn để chữa trị
trong trường hợp này là điều cần làm. Khi sử dụng đúng lúc các phương pháp
chữa trị này có thể cứu vãn được tình trạng của gần như hầu hết các trẻ , mà
phần nhiều không để lại di chứng gì. Số khác có thể còn bị ho hoặc thở khò
khè trong vòng hai năm sau đó hoặc đôi khi lâu hơn.
Những biện pháp đề phòng cho trẻ
tuy rằng, loại vắc-xin chống lại sự tấn công của bệnh viêm phế quản không
còn sử dụng nữa nhưng người ta có thể đề phòng cho trẻ qua các cách sau:
- Yêu cần những người gần gũi với trẻ không được hút thuốc.
- Luôn rửa tay sạch sẽ (vi vi-rút sẽ lan truyền theo con đường này để gây
bệnh).
- Cách ly với trẻ khi bị cảm nặng hoặc cúm.
Bác sĩ Alain Grinfeld, Chủ tịch Ủy ban Nhi khoa - Khoa Dị ứng và Viêm
phổi của Bệnh viện Trousseau nhấn mạnh: "Quan trọng nhất là sự tác động tởr
lại nhanh chóng ngay khi trẻ có vẻ đã nhuốm bệnh, và không nên xem thường
cho đó chỉ là một dạng khó thở của bệnh suyễn. Đây là một căn bệnh không thể
để lậu và được trì hoãn trong việc tìm ra những biện pháp xử lý rõ ràng".