CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ THEO DÕI CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM

BS. TRẨN THỊ NGA

Sức khỏe của trẻ em là sự giàu có của đất nước, việc chăm sóc sức khỏe của trẻ em hiện nay là chuẩn bị cho sự phồn vinh trong tương lai.

Vì vậy muốn cho trẻ em có một sức khỏe tốt từ tuổi ấu thơ đến trưởng thành, thì chúng ta phải biết các đặc điểm phát triển từng giai đoạn của trẻ để có kế hoạch chăm sóc.

Hiện nay, các nhà khoa học đã dựa vào những đặc điểm sinh học của trẻ em và đã chia ra 6 giai đoạn (thời kỳ) phát triển của trẻ, mỗi một thời kỳ, chúng tôi nêu ra một số đặc điểm cần lưu chú ý để tiện việc theo dõi và chăm sóc trẻ.

1. Thời kỳ phát triển bào thai, hay gọi là thời kỳ trong bụng mẹ. Thời kỳ này giới hạn từ lúc thụ thai đến lúc đứa trẻ sinh ra. Trung bình từ 270-280 ngày (9 tháng đến 9 tháng 10 ngày). Đặc điểm của thời kỳ này rất quan trọng, vì nó là thời kỳ hình thành và phát triển thai nhi.

3 tháng đầu là giai đoạn hình thành thai nhi.

6 tháng sau là giai đoạn phát triển thai nhi rất mạnh.

Nó phụ thuộc hoàn toàn vào người mẹ. Ví dụ như: tuổi có thai, số lần sinh, khoảng cách giữa các lần sinh. Tình trạng dinh dưỡng, điều kiện lao động và tinh thần, bệnh tật của người mẹ.

Nếu người mẹ trong 3 tháng đầu bị bệnh, đặc biệt bị các bệnh do siêu vi trùng như: cúm, rubiol v.v... có thể gây ra dị tật cho thai nhi như: sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh v.v... Nếu xảy ra vào 6 tháng sau có thể gây ra sẩy thai, sinh non, thai chết lưu hoặc suy dinh dưỡng bào thai v.v...

Vì vậy, việc chăm sóc trẻ em trong giai đoạn này là chăm sóc người mẹ, nhất là người mẹ có thai. Chúng ta cần phải tuyên truyền giáo dục cho các bà mẹ biết cách tự chăm sóc và phòng bệnh khi có thai phải có chế độ ăn uống đầy đủ để đảm bảo trong thời gian có thai tăng từ 10-12kg và có một chế độ lao động hợp lý, đồng thời phải đi khám thai, ít nhất là 3 lần, tiêm phòng uống ván đủ 2 lần. Và chuẩn bị cho cuộc sinh an toàn mẹ tròn con vuông tránh những tai biến sản khoa xảy ra đáng tiếc.

2. Thời kỳ sơ sinh: là thời kỳ kể từ khi đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời đến khi được 30 ngày.

Thời kỳ này là đứa trẻ phải thích nghi với môi trường mới ngoài bụng mẹ: về nhiệt độ, về hô hấp, tim mạch và đứa trẻ phải độc lập với cuộc sống trẻ nhỏ của mình chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào mẹ như trong bào thai.

Tuy nhiên, cơ thể của trẻ lúc này rất non yếu, đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt. Vì vậy, phải cho trẻ bú ngay sau sinh để tận dụng sữa non của người mẹ, đồng thời cho trẻ cùng với mẹ ở nơi khí hậu ấm, thoáng, vệ sinh có ánh nắng chiếu vào buổi sáng. Và đảm bảo yên tĩnh, đồng thời phải phòng các bệnh lúc này dễ mắc nhất là bệnh nhiễm khuẩn hô hấp, rốn, da, tiêu hóa và nhiễm trùng máu. Vì vậy, tránh trẻ tiếp xúc nhiều với người lạ. Quần áo, tã lót phải mềm, sạch, luôn luôn giữ khô cho trẻ. Cho trẻ bú theo yêu cầu, đứa trẻ khỏe thì ngủ nhiều do thần kinh các trẻ bị ức chế nên đôi lúc phải đánh thức trẻ cho bú và có vàng da xuất hiện sau vài ngày sinh, vàng da nhẹ sẽ hết sau 1 tuần. Nhưng nếu thấy vàng da nhiều ngày sau sinh, vàng da ngày càng tăng thì phải cho trẻ đi khám cấp cứu ngay ở những nơi chuyên khoa nhi, vì đó là vàng da bệnh lý do vỡ hồng cầu làm tăng bilinubin tự do, nếu không phát hiện điều trị kịp thời có thể nguy đến tính mạng của trẻ và nếu sống sẽ để lại những di chứng về não sau này. Chúng tôi đã gặp một số trường hợp do để trẻ trong buồng tối, nên không phát hiện được vàng da, đến khi phát hiện thì đã quá muộn, không có khả năng điều trị. Vì việc chăm sóc thời kỳ sơ sinh ngoài chăm sóc các bệnh nhiễm khuẩn cần chú ý chăm sóc da của trẻ.

3. Thời kỳ bú mẹ hay dưới một tuổi: là thời kỳ tiếp theo thời kỳ sơ sinh, đặc điểm của thời kỳ này đứa trẻ lớn rất nhanh.

Thường cân nặng lúc sinh trung bình từ 2.900-3.000 (nếu dưới 2.500 là sinh non hoặc suy dinh dưỡng trong bào thai). Lúc trẻ được 6 tháng tuổi cân nặng tăng gấp đôi = 6kg và lúc một tuổi cân nặng gấp ba = 9-9,5kg. Trung bình mỗi tháng tăng từ 550 đến 600g.

Về chiều cao, lúc sinh có chiều cao trung bình từ 49-50cm, 6 tháng đầu tăng từ 16-17cm, 6 tháng sau tăng từ 7-8cm.

Trong bình một năm đầu tăng từ 23-25cm. Như vậy, chiều cao tăng từ lúc 1 tuổi gần 50%, lúc tròn 1 tuổi đứa trẻ cao 75cm.

- Về hoạt động thần kinh cao cấp hình thành, trẻ phát triển tâm thần vận động nhanh, trẻ biết hóng chuyện, nhận biết người thân, biết nói, biểu hiện tình cảm. Và hiển nhiên, đứa trẻ biết lẫy, bò và chập chững biết đi (3 tháng biết lẫy, 7 thường biết bò, 9-10 tháng biết đi).

- Hệ thống miễn nhiễm thời kỳ này còn non yếu. Miễn dịch thụ động từ mẹ truyền sang trẻ, trên 6 tháng giảm dần, trẻ dễ mắc các bệnh lây như: ho gà, bạch hầu, uốn ván, sởi v.v...

Vì vậy, chăm sóc thời kỳ này là chăm sóc dinh dưỡng và tiêm chủng uống vitamin A phòng khô mắt, nhu cầu dinh dưỡng cũng cao từ 110-120 kcalo/kg/ngày nhưng bộ phận tiêu hóa còn non yếu, do đó chế độ dinh dưỡng tốt nhất là cho bú sữa mẹ, bú theo nhu cầu. Bú sữa mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu và bắt đầu cho ăn bổ sung (vừa ăn vừa bú sữa mẹ) từ tháng thứ 5 đề phòng suy dinh dưỡng. Thức ăn bổ sung cần đa dạng và chú ý tô màu cho bát bột. Không nên cho trẻ ăn bột nấu đường, muối, hoặc bột mì chính. Chúng ta cũng cần chú ý cho đồ ăn của người mẹ tăng hơn bình thường để đảm bảo sữa cho con.

Mặt khác phải cho trẻ tiêm chủng cho đúng lịch đề phòng 6 bệnh lây và thường xuyên cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng. Mỗi lần 5-10'. Xoa bóp, tập thể dục cho trẻ để đề phòng còi xương. Và một điều chú ý là trẻ rất hiếu động nên các đồ vật trong gia đình cần chú ý như: bếp điện, bếp ga, phích nước, thuốc cũng để xa tầm tay với của trẻ, để đề phòng những tai nạn xảy ra đáng tiếc như bỏng, điện giật v.v...

4. Thời kỳ răng sữa

Bắt đầu từ 1-7 tuổi chia ra 1-3 tuổi, tuổi nhà trẻ 4-6 tuổi, tuổi mẫu giáo.

Thời kỳ này chậm lớn hơn thời kỳ bú mẹ, mỗi năm trung bình từ 1,5-2kg. Có thể tính công thức gần đúng như sau, theo các nhà nhi khoa

X = 9kg + 2(N-1)

X số cần phải có, N số năm. Ví dụ đứa trẻ 3 tuổi ta tính như sau:

X = 9kg + 2(3-1) = 13kg

Vậy cân nặng của trẻ 3 tuổi là 13kg.

Và chiều cao mỗi năm tăng khoảng 5cm. Công thức tính chiều cao như sau:

X = 75 + 5(N-1)

X số chiều cao phải có, N là số năm. Ví dụ đứa trẻ 3 tuổi:

X = 75 + 5(3-1) = 85cm

Đứa trẻ đúng 3 tuổi, phát triển bình thường là cân nặng 13kg và chiều cao là 85cm do đó hiện nay chúng ta đang sử dụng biểu đồ tăng trưởng để theo dõi sức khỏe của trẻ.

Ở giai đoạn này chức năng và các bộ phận dần dần hoàn chỉnh, trẻ có thể làm động tác khéo léo, tự phục vụ mình, biết chơi các đồ chơi, tập vẽ, tập hát, có khả năng tiếp thu giáo dục và bắt đầu đi học lúc 6 tuổi. Do có điều kiện tiếp xúc nhiều, nên hay mắc các bệnh lây như: cúm, nhiễm khuẩn hô hấp, bệnh TMH, dị ứng, giun v.v... Chăm sóc thời kỳ này là chăm sóc dinh dưỡng, tiêm chủng nhắc lại và chăm sóc tinh thần, vận động của trẻ. Chăm sóc răng vì răng sữa dễ bị sâu. Qua theo dõi các cháu ở tuổi mẫu giáo nên chăm sóc răng không tốt tỷ lệ sâu cao có nơi 60-70% trẻ bị sâu răng.

5. Thời kỳ thiếu niên hay thời kỳ đi học từ 7-15 tuổi

Từ 7-12 tuổi tính là tuổi học sinh nhỏ.

Từ 12-15 tuổi tính là thời kỳ trên dậy thì (hay gọi là thời kỳ trước tuổi dậy vị thành niên). ở thời kỳ này, các chức năng và sự cấu tạo của các bộ phận trong cơ thể dần hoàn chỉnh. Trẻ có khả năng tiếp thu giáo dục học đường tốt. Phát triển mạnh mẽ về trí tuệ, cá tính phát triển, cũng như giới tính phát triển. Hệ thống cơ phát triển nhanh, cân nặng tăng, cũng như giới tính phát triển rõ rệt. Thời kỳ này con gái đã có ý thức hơn, biết e thẹn, tuyến vú bắt đầu phát triển nhiều cháu đã có kinh nguyệt ở tuổi 11-13. Răng vĩnh viễn bắt đầu thay răng sữa. Ở giai đoạn này trẻ tiếp xúc nhiều nên hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp, bệnh giun sán, bệnh về răng miệng, bệnh về tai mũi họng. Đặc biệt chú ý bệnh thấp tim. Ngoài ra còn mắc các bệnh do sai lầm về tư thế ngồi khi đi học như lưng gù, vẹo, lệch cột sống, cận thị... vì vậy chăm sóc thời kỳ này là chăm sóc y tế học đường, chăm sóc trí tuệ và phòng các bệnh phổ biến như trên. Đối với trẻ gái, chăm sóc về vệ sinh sinh dục.

6. Thời kỳ dậy thì hay còn gọi tuổi vị thành niên

Thời kỳ dậy thì phụ thuộc vào môi trường sống, sinh hoạt dinh dưỡng. Dậy thì ở thành thị sớm hơn ở nông thôn, tuổi dậy thì ở con gáu từ 13-18 tuổi, đối với con trai từ 15-20 tuổi. Đặc điểm của thời kỳ này là cơ thể lớn rất nhanh, cân nặng từ 3-4kg/trong một năm. Thay đổi về giọng nói (thường gọi là vỡ tiếng) con trai nói ồ ồ. Biến đổi nhiều về mặt tâm lý, hoạt động về mặt nội tiết, tuyến sinh dục chiếm ưu thế, chức năng sinh dục trưởng thành. Vì vậy việc chăm sóc trong thời kỳ này là chăm sóc giới tính, phải giáo dục về giới tính. Hiện nay chúng ta đang có chương trình giáo dục giới tính cho tuổi vị thành niên để có một tình yêu lành mạnh, tránh những trường hợp có thai ngoài ý muốn. Hiện nay có nhiều cháu không hiểu về tình dục nên đã có quan hệ tình dục không đúng và dẫn đến tình trạng nạo phá thai ở tuổi vị thành niên chiếm một tỷ lệ đáng kể, hoặc để bị nhiễm HIV hoặc bệnh AIDS là nguy cơ đến tương lai và cuộc sống dẫn đến nguy hiểm tính mạng.

Mặt khác cũng phải chăm sóc về tâm lý, về các bệnh tim mạch đặc biệt là bệnh thấp tim. Vệ sinh nội tiết sinh dục và giáo dục trí tuệ.

Tóm lại sự phát triển của trẻ em là một quá trình đi lên, liên tục, danh giới các thời kỳ không hoàn toàn rõ ràng. Chúng ta cần có kiến thức và quan tâm rõ một số đặc điểm chủ yếu của các thời kỳ có những biện pháp chăm sóc thích hợp để bảo vệ cho sức khỏe trẻ em.

THƯ MỤC NHI KHOA
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em

Bệnh viện Nhi Trung Ương

  • Địa chỉ: 18/879 La Thành – Đống Đa – Hà Nội
  • Điện thoại: (84-024) 6 273 8532
  • Fax: (84-024) 6 273 8573

Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bệnh viện Nhi Đồng 2

  • www.benhviennhi.org.vn
  • Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
  • Điện thoại: (028) 38295723 - (028) 38295724.

BV Nhi Đồng Thành Phố

  • Địa chỉ: 15 Võ Trần Chí, Tân Kiên, Bình Chánh, TP.HCM.
  • Điện thoại: (028) 2253 6688
  • Fax: (028) 2253 8899
  • Email: bv.nhidong@tphcm.gov.vn
  • Website: www.bvndtp.org.vn

BV Nhi Thái Bình

BV Nhi TP. Cần Thơ

  • Địa chỉ: Số 345 Nguyễn Văn Cừ, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
  • Điện thoại: 02923748356
  • Fax: 02923831031
  • Email: bvnhidong@cantho.gov.vn

BV Nhi Đồng Nai

  • Địa chỉ: Khu phố 5, Phường Tân Hiệp, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
  • Số điện thoại: 02513.891500 - Nhánh 151

Bệnh Viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng

  • Địa chỉ: 402 Lê Văn Hiến, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0236.3957 777, Fax: 0236.3957 779
  • Đường dây nóng: 0962 291 818
  • Email: benhvienphusannhi@danang.gov.vn
  • Website: www.phusannhidanang.org.vn

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh

  • Địa chỉ: Đường Huyền Quang, Phường Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh.
  • Điện thoại: (02223).89.59.69
  • Email: bvsn.syt@bacninh.gov.vn

BV Sản Nhi Ninh Bình

  • ĐT: 0229.3893656 Fax: 0229.893550
  • ĐT nóng ngành: 1900.9095 ĐT nóng bệnh viện: 0229.3513388
  • Thư điện tử: bvsnnb@gmail.com
  • Đ/c: Đường Phan Chu Trinh, p.Nam Thành, tp.Ninh Bình

BV Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc

BV Sản Nhi tỉnh Bình Dương

  • 455 đường CMT8, P. Phú Cường, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương
  • Điện thoại: 0274.3836.042 | Fax: (0274)3859580
  • Email: bvpsbinhduong@yahoo.com

 

Các bệnh viện chuyên khoa Nhi có nhu cầu gửi thông tin vào nơi này xin vui lòng gửi qua theo form này

Các sản phẩm y tế

Shop Bác sĩ Trung http://www.shopbstrung.com

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh nhi khoa
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em