CHĂM SÓC KHI TRẺ MỌC RĂNG
THẠC SĨ NGUYỄN NGỌC SÁNG
Tục ngữ ta có câu "Cái răng, cái tóc là góc con người" vì vậy các bậc cha mẹ
cần phải quan tâm đến "cái răng" của con em mình.
Bài
viết này đề cập đến thứ tự mọc răng sữa và răng vĩnh viễn của trẻ em. Khi
mọc răng, trẻ có những triệu chứng gì và cách chăm sóc như thế nào?
Răng sữa và răng vĩnh viễn thường mọc theo một thứ tự gần như hằng định, có
thể đoán trước được.Tuy nhiên, thời điểm mọc răng có thể thay đổi khá nhiều
tùy theo từng cháu.
Ở
trẻ bình thường, răng sữa bắt đầu mọc vào tháng thứ sáu, đến hai tuổi hết
thời kỳ mọc răng sữa (tổng số có 20 răng ). Có thể tính số răng sữa theo
công thức:
Số răng = số tháng - 4
Ví dụ: Số răng của trẻ 10
tháng là 10 - 4 = 6.
Thứ tự mọc răng sữa như
sau (xem hình vẽ) :
Răng cửa giữa hàm dưới ( 6
- 8 tháng tuổi)
Răng cửa giữa hàm trên (8
- 9 tháng tuổi )
Răng cửa bên hàm trên (9 -
11 tháng tuổi )
Răng cửa bên hàm dưới ( 9
- 12 tháng tuổi)
Răng hàm nhỏ, thứ nhất hàm
trên (12 - 14 tháng tuổi )
Răng hàm nhỏ, thứ nhất hàm
dưới (13 - 15 tháng tuổi )
Răng nanh hàm trên ( 17 -
19 tháng tuổi )
Răng nanh hàm dưới ( 18 -
20 tháng tuổi )
Răng hàm nhỏ thứ hai hàm
dưới ( 21 - 23 tháng tuổi )
Răng hàm nhỏ thứ hai hàm
trên ( 22 - 24 tháng tuổi )
Khi
mọc răng sữa, trẻ thường chảy nhiều nước dãi, biếng ăn, quấy khóc, khó ngủ,
luôn mút ngón tay, rất thích cắn vật rắn, đôi khi có thể sốt nhẹ, lợi sưng
đỏ ở vùng răng nhú lên. Cần chú ý là các triệu chứng mọc răng không bao giờ
gồm sốt cao, ho, nôn mửa, tiêu chảy. Nếu có là triệu chứng của bệnh khác.
Khi
trẻ mọc răng, cần vệ sinh răng lợi bằng khăn mặt thấm nước, lau ngày vài
lần, đặc biệt sau bữa ăn, trước khi trẻ ngủ, nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm
trùng. Có thể cho trẻ ngậm vú giả bằng cao su.
Nếu
trẻ được 12 tháng mà chưa thấy răng nào mọc thì phải coi là bất thường do
thiếu dinh dưỡng, còi xương, cần cho trẻ ăn nhiều chất đạm, uống vitamin,
đặc biệt là vitamin D.
Từ
5 - 7 tuổi, trẻ mọc thêm răng hàm lớn và thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn
(tổng số là 32 răng).
Tuổi mọc răng vĩnh viễn của trẻ bình thường như sau :
Răng cửa giữa hàm dưới mọc
lúc 5 - 8 tuổi
Răng cửa giữa hàm trên mọc
lúc 6 - 10 tuổi
Răng cửa bên hàm dưới mọc
lúc 9 - 12 tuổi
Răng cửa bên hàm trên mọc
lúc 8 - 14 tuổi
Răng nanh hàm dưới mọc lúc
9 - 15 tuổi
Răng nanh hàm trên mọc lúc
9 - 14 tuổi
Răng hàm nhỏ 1 hàm dưới
mọc lúc 9 - 12 tuổi
Răng hàm nhỏ 1 hàm trên
mọc lúc 10 - 14 tuổi
Răng hàm nhỏ 2 hàm dưới
mọc lúc 9 - 15 tuổi
Răng hàm nhỏ 2 hàm trên
mọc lúc 9 - 14 tuổi
Răng hàm lớn 1 hàm dưới
mọc lúc 5 - 7 tuổi
Răng hàm lớn 1 hàm trên
mọc lúc 5 - 8 tuổi
Răng hàm lớn 2 hàm dưới
mọc lúc 10 - 14 tuổi
Răng hàm lớn 2 hàm trên
mọc lúc 10 - 14 tuổi
Răng khôn hàm dưới mọc lúc
18 - 25 tuổi
Răng khôn hàm trên mọc lúc
18 - 25 tuổi
Về
chăm sóc, cần chú ý đến trẻ trong giai đoạn thay răng. Nếu răng sữa bị sâu,
nó sẽ không rụng được và làm cho răng vĩnh viễn mọc lệch thành răng vổ, răng
khểnh rất xấu.
Tuy
nhiên, khi răng sữa bị sâu cũng đừng vội nhổ răng quá sớm vì sẽ làm cho răng
vĩnh viễn mọc lệch, hàng răng không đều, hai hàm không khớp nhau làm cho trẻ
nhai và cắn rất khó.