Không nên lấy trọng lượng của con làm mục tiêu phấn đấu

TT - Theo số liệu của Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, có khoảng 30-40% trẻ 2-3 tuổi biếng ăn. Đa số trẻ biếng ăn là do cha mẹ thiếu kiến thức chăm sóc trẻ, cách cho trẻ ăn và làm thức ăn cho trẻ. “Ở nhiều gia đình, bữa ăn của trẻ trở thành một cuộc chiến triền miên mà các bên đều bị thương tổn” - bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hưng - giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM - đã mở đầu buổi trao đổi với Tuổi Trẻ như vậy.

* Thưa bác sĩ, vì sao trẻ lại biếng ăn?

- Nguyên nhân trẻ biếng ăn rất phức tạp, đa dạng và có nhiều. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân cơ bản sau: trẻ biếng ăn do nguyên nhân tâm lý xã hội; do bệnh lý (trẻ sắp bệnh, đang bệnh, vừa bệnh xong; do bị trào ngược, bị sứt môi chẻ vòm ăn uống khó khăn); do trẻ thiếu sắt, kẽm, lysin; cũng có khi do biếng ăn bẩm sinh; do chế độ ăn không hợp lý, đơn điệu quá; biếng ăn do... cha mẹ (cha mẹ nghĩ là trẻ biếng ăn chứ thật sự trẻ không biếng ăn, hoặc thấy con mình nhẹ ký, ăn ít hơn con hàng xóm thì lo lắng và ép con ăn).

Trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân tâm lý xã hội là quan trọng nhất, thường gặp nhất. Do cuộc sống hiện quá nhiều căng thẳng, nhiều bậc cha mẹ đi làm, bận bịu suốt ngày, ít có thời gian dành cho con cái khiến trẻ bị thiếu tình thương và điều này có thể khiến trẻ bị biếng ăn.

Cần lưu ý rằng nếu ăn uống là vui vẻ, là thời điểm hấp dẫn, là cơ hội giao tiếp thì sẽ hình thành những thói quen ăn uống tốt sau này cho trẻ. Còn nếu ăn uống là chuyện gì đó lạnh nhạt, là bạo lực, là dụ dỗ mua chuộc, dọa dẫm... thì trẻ không thể ăn ngon miệng được. Thường người lớn giở đủ trò với đứa trẻ để ép buộc nó ăn mà không biết rằng tuy trẻ chưa biết nói hoặc không nói ra, nhưng trẻ cảm nhận được hết những thái độ và hành vi này của các bậc cha mẹ.

Đó là những nguyên nhân về mặt tâm lý xã hội tạo nên hành vi ăn uống sai lệch ở trẻ. Khi thói quen ăn uống này kéo dài thì bé bắt đầu thiếu chất, mà khi thiếu chất thì càng làm tăng sự biếng ăn. Từ biếng ăn trẻ dễ rơi vào suy dinh dưỡng. Từ suy dinh dưỡng trẻ lại dễ bị bệnh, mà khi bệnh lại tiếp tục biếng ăn hơn nữa.

* Hiện nay có thuốc gì để tăng cân cho trẻ không, thưa bác sĩ?

- Đến nay các chuyên gia về dinh dưỡng trên thế giới vẫn nói rằng ai tìm được thuốc thật sự chống biếng ăn sẽ trao giải Nobel cho người đó. Những thuốc mà ai đó đang dùng cho trẻ không phải là thuốc chống biếng ăn.

* Việc điều trị một trẻ biếng ăn phải bắt đầu từ đâu?

- Điều trị một đứa bé biếng ăn rất phức tạp. Muốn điều trị hiệu quả, người thầy thuốc, chuyên gia dinh dưỡng phải tìm hiểu kỹ ở nhiều góc độ để tìm ra đâu là nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn. Nhiều khi cũng phải cho trẻ uống thuốc để giải quyết tình trạng sức khỏe, bệnh lý trực tiếp. Tuy nhiên đó cũng chỉ là điều trị triệu chứng, cái gốc vẫn là phải giải quyết nguyên nhân tâm lý xã hội, môi trường ăn uống...

Ở góc độ tâm lý xã hội, ngoài việc mua những thức ăn bổ dưỡng, chế biến thức ăn ngon và hấp dẫn, còn phải tạo một không khí ăn uống vui vẻ, cơ hội tiếp xúc cho trẻ, tôn trọng sở thích ăn uống của trẻ. Không nên lấy trọng lượng của con làm mục tiêu phấn đấu, điều đó vừa sai lầm vừa rất nguy hiểm. Những trẻ không mập nhưng khỏe mạnh, hoạt bát, thông minh vẫn hơn trẻ mập mạp nhưng chậm chạp, kém nhanh nhẹn...

* Làm thế nào để trẻ tăng cân tốt, thưa bác sĩ?

- Để trẻ có thể tăng cân tốt thì năng lượng cung cấp (đồ ăn thức uống hằng ngày cho trẻ) phải vượt năng lượng tiêu hao.

Muốn tăng năng lượng cung cấp có nhiều cách. Tăng thêm bữa, nếu trẻ ăn quá ít bữa: 2-3 bữa/ngày. Ở trẻ nhỏ, ngoài bữa ăn chính bé còn phải được ăn thêm 2-3 bữa phụ. Nhưng trước bữa ăn chính một tiếng thì không nên cho trẻ ăn uống gì hết. Tăng thêm thức ăn vào từng bữa ăn cho trẻ. Có thể trẻ chỉ ăn hết nửa chén cơm, nhưng có thể cho trẻ ăn thêm một quả trứng luộc hoặc củ khoai lang nhỏ, chùm nhãn, vài cái bánh, nửa cái bánh bao hay trái chuối... Tăng dầu mỡ trong bữa ăn chính để tăng năng lượng cung cấp cho trẻ. Hoặc có thể cho trẻ dùng thực phẩm cao năng lượng như sữa, bột đậu cao năng lượng (một chén bột đậu cao năng lượng bằng bốn chén bột đậu thông thường).

Ngoài ra, cũng có thể không tăng cung cấp nhưng giảm tiêu hao thì trẻ cũng tăng cân. Trẻ tiêu hao nhiều nhất là khi vận động, bị các bệnh lặt vặt như tiêu chảy, cảm cúm, viêm họng, sán lãi nhiều. Vì vậy, ngoài cung cấp đủ năng lượng phải thường xuyên giữ gìn vệ sinh cho trẻ, xổ lãi định kỳ (trẻ trên 2 tuổi xổ lãi hai lần/năm).

LÊ THANH HÀ

 Thuốc “mập” là thuốc gì?

 

Thuốc “mập” đầu tiên là thuốc chống viêm glucocorticoid, gọi tắt là corticoid. Thuốc corticoid gồm nhiều thuốc: dexamethason (gọi nôm na là “đềxa” hay thuốc “hạt dưa”), prednison, prednisolon... Về phương diện chữa bệnh, corticoid là thuốc dùng để chống viêm, giảm đau, trị các bệnh xương khớp, các bệnh tự miễn... chứ không bao giờ được sử dụng làm cho mập. Chính cơ thể có vẻ như mập ra và tăng trọng khi uống thuốc này liên tục và kéo dài - mà một số người tưởng là béo tốt - là biểu hiện một tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc. Ngoài tác dụng phụ gây béo phì, thuốc còn có một số tác dụng phụ nguy hiểm khác..

Thuốc “mập” thứ hai thường được dùng là cyproheptadin. Đây là thuốc kháng histamin trị dị ứng, có thêm tác dụng kích thích sự thèm ăn. Thuốc này có tác dụng gián tiếp trị chứng chán ăn, làm cho người dùng thuốc ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, cyproheptadin chỉ kích thích sự thèm ăn tạm thời (khi đang dùng thuốc thì ăn ngon miệng, lúc ngưng sẽ chán ăn trở lại) và có nhiều tác dụng phụ: gây buồn ngủ, không dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ em dưới 2 tuổi, người già suy nhược, người bị tăng nhãn áp, u tuyến tiền liệt, loét tá tràng. Đối với trẻ em, thuốc có thể gây cơn co giật.

Đặc biệt, cần lưu ý thêm về thuốc “đông y” giả mạo rất thường hay trộn tân dược corticoid, cyproheptadin để tạo ra tác dụng trước mắt: ăn được, ngủ được, mập ra, nếu có đau nhức là giảm đau nhức ngay. Các thuốc này thường được quảng cáo chủ trị “mát huyết, trị gầy yếu, thiếu máu, biếng ăn, mất ngủ...” nhưng lâu ngày không sao lường hết được tác hại cho sức khỏe.

TS.DS Nguyễn Hữu Đức (Đại học Y dược TP.HCM) 

 

THƯ MỤC NHI KHOA
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em

Bệnh viện Nhi Trung Ương

  • Địa chỉ: 18/879 La Thành – Đống Đa – Hà Nội
  • Điện thoại: (84-024) 6 273 8532
  • Fax: (84-024) 6 273 8573

Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bệnh viện Nhi Đồng 2

  • www.benhviennhi.org.vn
  • Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
  • Điện thoại: (028) 38295723 - (028) 38295724.

BV Nhi Đồng Thành Phố

  • Địa chỉ: 15 Võ Trần Chí, Tân Kiên, Bình Chánh, TP.HCM.
  • Điện thoại: (028) 2253 6688
  • Fax: (028) 2253 8899
  • Email: bv.nhidong@tphcm.gov.vn
  • Website: www.bvndtp.org.vn

BV Nhi Thái Bình

BV Nhi TP. Cần Thơ

  • Địa chỉ: Số 345 Nguyễn Văn Cừ, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
  • Điện thoại: 02923748356
  • Fax: 02923831031
  • Email: bvnhidong@cantho.gov.vn

BV Nhi Đồng Nai

  • Địa chỉ: Khu phố 5, Phường Tân Hiệp, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
  • Số điện thoại: 02513.891500 - Nhánh 151

Bệnh Viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng

  • Địa chỉ: 402 Lê Văn Hiến, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0236.3957 777, Fax: 0236.3957 779
  • Đường dây nóng: 0962 291 818
  • Email: benhvienphusannhi@danang.gov.vn
  • Website: www.phusannhidanang.org.vn

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh

  • Địa chỉ: Đường Huyền Quang, Phường Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh.
  • Điện thoại: (02223).89.59.69
  • Email: bvsn.syt@bacninh.gov.vn

BV Sản Nhi Ninh Bình

  • ĐT: 0229.3893656 Fax: 0229.893550
  • ĐT nóng ngành: 1900.9095 ĐT nóng bệnh viện: 0229.3513388
  • Thư điện tử: bvsnnb@gmail.com
  • Đ/c: Đường Phan Chu Trinh, p.Nam Thành, tp.Ninh Bình

BV Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc

BV Sản Nhi tỉnh Bình Dương

  • 455 đường CMT8, P. Phú Cường, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương
  • Điện thoại: 0274.3836.042 | Fax: (0274)3859580
  • Email: bvpsbinhduong@yahoo.com

 

Các bệnh viện chuyên khoa Nhi có nhu cầu gửi thông tin vào nơi này xin vui lòng gửi qua theo form này

Các sản phẩm y tế

Shop Bác sĩ Trung http://www.shopbstrung.com

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh nhi khoa
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em