Xin đừng lạm dụng men tiêu hóa cho trẻ

Tác giả : BS. PHẠM THỊ THỤC

.Nuôi con ai cũng muốn con mình khỏe mạnh, trẻ ăn ngon miệng, ăn được nhiều khiến bố mẹ rất yên tâm. Khi thấy trẻ biếng ăn là bố mẹ lo lắng, tìm mọi cách để con mình ăn được nhiều hơn, trong đó có việc sử dụng men tiêu hóa. Nhưng nhiều trường hợp đã dùng men tiêu hóa kéo dài tràn lan dẫn đến hậu quả không tốt cho sức khỏe của trẻ..

Một trong hai hoạt động cơ bản để bộ máy tiêu hóa thực hiện được chức năng tiêu hóa thức ăn là hoạt động bài tiết có tác dụng cung cấp dịch tiêu hóa có chứa các men (enzym) xúc tác các phản ứng hóa học nhờ đó việc tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa xảy ra rất nhanh.

Men tiêu hóa là một hỗn hợp các enzym khác nhau có tác dụng chuyển hóa các thức ăn chủ yếu là chất bột đường chất đạm và chất béo. Đó là những xúc tác sinh học cho hầu hết các phản ứng chuyển hóa thức ăn xảy ra trong cơ thể sống. Ta hãy xem các men tiêu hóa được bài tiết trong cơ thể như thế nào.

.Hệ tiêu hóa bắt đầu từ miệng: Tại đây dịch bài tiết là nước bọt trong đó chủ yếu có men Amylaza có tác dụng phân giải tinh bột chín thành đường Mantoza. Ngoài ra còn có chất nhầy để bảo vệ niêm mạc miệng và làm thức ăn được trơn dễ nuốt.

Đến dạ dày thì dịch vị gồm các men tiêu hóa, acid clohydric (Hcl) và chất nhầy.

Men tiêu hóa ở dạ dày

- Pepsin được bài tiết dưới dạng chưa hoạt động là pepsinogen. Trong môi trường toan (pH < 5,1) được hoạt hóa thành pepsin hoạt động, phân giải protein của thức ăn thành các mạch dài (polypeptra) hoặc ngắn (pepton).

- Lipase: Tác dụng tiêu hóa lipid của thức ăn đã được nhũ tương hóa (lipid của trứng và sữa) bằng cách cắt liên kết este giữa glycerol với acid béo thành acid béo và monoglycerid.

- Men sữa - caseinogen (Lact - ferment remin) phối hợp với ion Ca++ phân giải protein hòa tan của sữa thành các caseinat Ca kết tủa được giữ lại ở dạ dày, còn phân lỏng gọi là nhũ thanh được đưa ngay xuống ruột non. Nhờ đó dạ dày có thể tiếp nhận một thể tích sữa lớn hơn dung tích của chính nó.

Acid clohydric (Hcl) làm tăng hoạt tính của pepsin. Phá vỡ vỏ liên kết bao bọc quanh các bó sợi cơ trong thức ăn và hòa tan Mcleoprotid tạo điều kiện cho pepsin tiêu hóa protein, ngoài ra Hcl còn có tác dụng sát khuẩn.

Chất nhầy có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Chất glycopde đặc biệt có trong chất nhầy giúp vitamin B12 được hấp thu dễ dàng hơn tránh bị thiếu máu.

Như vậy ổ dạ dày thức ăn mới chỉ bắt đầu được tiêu hóa khoảng 30-40%, tinh bột chín được biến thành Mantoza và Dextrin, protein được hòa tan, một phần được phân hủy thành pepton và polypeptid. Chỉ có lipid của trứng và sữa là được tiêu hóa ở dạ dày. Đây là một quá trình chuẩn bị để thích hợp với quá trình tiêu hóa tích cực và triệt để hơn ở ruột non.

Ruột non là nơi hoàn tất quá trình tiêu hóa các thức ăn và thực hiện hấp thu các chất dinh dưỡng qua niêm mạc vào máu. Ở ruột non có 3 loại dịch tiêu hóa là dịch tụy, dịch mật và dịch ruột.

Dịch tụy: Có đủ các loại men để tiêu hóa protin, lipid và glucid.

- Men tiêu hóa protid: gồm có trypsin, chymotrysin và carboxypeptidase. Tác dụng phân giải protein của thức ăn thành polypeptid sau đó lại phân giải polypeptid thành các dipeptid acid amin.

- Men tiêu hóa lipid: Bao gồm lipase tụy phân giải được gần như hoàn toàn triglycerid của thức ăn do ở ruột có mật làm cho lipid của thức ăn bị nhũ tương hóa. Còn có phospholipase phân giải mọi loại phospholipid của thức ăn và cholesterol esterase phân giải este của cholesterol thành acid béo và sterol.

Với nhóm men này mọi loại lipid của thức ăn đã bị tiêu hóa hoàn toàn thành glycerol và acid béo.

- Men tiêu hóa glucid: Gồm Amylaza phân giải cả tinh bột chín và sống thành Maltose và Maltase phân giải Maltose thành glucose.

- Như vậy trong thực tế dịch tụy có thể thay thế cho tất cả các dịch tiêu hóa khác. Khi bị suy dinh dưỡng, tuyến tụy bị teo đét, khả năng bài tiết dịch tụy giảm đi làm rối loạn nghiêm trọng việc tiêu hóa và hấp thu.

Dịch mật: Do gan bài tiết ra. Mật gồm muối mật và sắc tố mật. Muối mật làm nhũ tương hóa tất cả các lipid thức ăn làm tăng tác dụng của các men tiêu hóa, góp phần hấp thu các sản phẩm tiêu hóa của lipid. Muối mật còn cần thiết cho việc hấp thu các vitamin tan trong dầu gồm vitamin D, A, E, K.

Dịch ruột: Cũng có đầy đủ các nhóm men tiêu hóa protein, lipid và glucid.

Men tiêu hóa protid gồm aminopeptidase, dipeptidase... có tác dụng phân giải các peptid, dipeptid thành các acid amin để cơ thể hấp thu được.

Các men này không tác dụng thẳng lên protid của thức ăn mà chỉ tiếp tục tác dụng lên các chất dinh dưỡng đã bị các men của dịch vị và dịch tụy công phá.

Men tiêu hóa lipid có lipase, cholesterol esterase và phốtpho lipase. Và men tiêu hóa glucid có Amylase và Maltase, ngoài ra còn có saccharase, phân giải saccharose (đường mía) thành glucose và galactose.

Qua phần giới thiệu trên, chúng ta thấy men tiêu hóa được bài tiết ở nhiều bộ phận của hệ thống tiêu hóa. Khi trẻ biếng ăn ngoài việc tìm các nguyên nhân thực thể để điều trị thì việc dùng men tiêu hóa để kích thích cho trẻ ăn nhiều hơn ngon hơn chỉ nên kéo dài 7-10 ngày. Sau đó trẻ ăn tốt hơn, hệ thống tiêu hóa của cơ thể lại tự bài tiết ra các men tiêu hóa và còn một số dịch khác ngoài men sẽ giúp cho việc tiêu hóa như Neopeptin có Amylase (tiêu hóa tinh bột) Papain (tiêu hóa đạm). Viên men Pepsin cũng có tác dụng tiêu hóa tinh bột hoặc viên Pancrelase có pancreatin.

Mặt khác hiện nay nhiều người còn nhầm tưởng các thuốc Antibio, Lactomin-plus, Bioflor v.v... là men tiêu hóa. Đó là các chế phẩm vi sinh chứa các loại vi khuẩn lành tính được đưa vào ruột trong điều kiện ruột bị mất cân bằng về vi khuẩn (gọi là loạn khuẩn) thường xảy ra khi dùng kháng sinh kéo dài.

Chú thích ảnh:

- Hướng dẫn cách chăm sóc và dinh dưỡng cho trẻ tại BV. Từ Dũ.

- Không nên lạm dụng men tiêu hóa cho trẻ.

THƯ MỤC NHI KHOA
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em

Bệnh viện Nhi Trung Ương

  • Địa chỉ: 18/879 La Thành – Đống Đa – Hà Nội
  • Điện thoại: (84-024) 6 273 8532
  • Fax: (84-024) 6 273 8573

Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bệnh viện Nhi Đồng 2

  • www.benhviennhi.org.vn
  • Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
  • Điện thoại: (028) 38295723 - (028) 38295724.

BV Nhi Đồng Thành Phố

  • Địa chỉ: 15 Võ Trần Chí, Tân Kiên, Bình Chánh, TP.HCM.
  • Điện thoại: (028) 2253 6688
  • Fax: (028) 2253 8899
  • Email: bv.nhidong@tphcm.gov.vn
  • Website: www.bvndtp.org.vn

BV Nhi Thái Bình

BV Nhi TP. Cần Thơ

  • Địa chỉ: Số 345 Nguyễn Văn Cừ, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
  • Điện thoại: 02923748356
  • Fax: 02923831031
  • Email: bvnhidong@cantho.gov.vn

BV Nhi Đồng Nai

  • Địa chỉ: Khu phố 5, Phường Tân Hiệp, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
  • Số điện thoại: 02513.891500 - Nhánh 151

Bệnh Viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng

  • Địa chỉ: 402 Lê Văn Hiến, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0236.3957 777, Fax: 0236.3957 779
  • Đường dây nóng: 0962 291 818
  • Email: benhvienphusannhi@danang.gov.vn
  • Website: www.phusannhidanang.org.vn

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh

  • Địa chỉ: Đường Huyền Quang, Phường Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh.
  • Điện thoại: (02223).89.59.69
  • Email: bvsn.syt@bacninh.gov.vn

BV Sản Nhi Ninh Bình

  • ĐT: 0229.3893656 Fax: 0229.893550
  • ĐT nóng ngành: 1900.9095 ĐT nóng bệnh viện: 0229.3513388
  • Thư điện tử: bvsnnb@gmail.com
  • Đ/c: Đường Phan Chu Trinh, p.Nam Thành, tp.Ninh Bình

BV Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc

BV Sản Nhi tỉnh Bình Dương

  • 455 đường CMT8, P. Phú Cường, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương
  • Điện thoại: 0274.3836.042 | Fax: (0274)3859580
  • Email: bvpsbinhduong@yahoo.com

 

Các bệnh viện chuyên khoa Nhi có nhu cầu gửi thông tin vào nơi này xin vui lòng gửi qua theo form này

Các sản phẩm y tế

Shop Bác sĩ Trung http://www.shopbstrung.com

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh nhi khoa
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em