SỰ CẦN THIẾT CHẤT SẮT Ở TRẺ EM

Tác giả : BS. NGUYỄN THỊ KIM LOAN (BV. Nhi Đồng 2)

Trước khi ra đời, thai nhi được mẹ cung cấp chất sắt vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu trẻ sinh non, sinh đôi, sinh ba…, việc dự trữ sắt của mẹ cho trẻ sẽ ít hơn so với trẻ đủ tháng và sinh một. Con đầu lòng thường được dự trữ sắt nhiều hơn con thứ 3, 4. Nếu trước khi sinh, mẹ bị thiếu máu, xuất huyết đường sinh dục, con sinh ra sẽ thiếu máu.

Vai trò của chất sắt đối với người mẹ khi mang thai

Dự trữ sắt của mẹ cho thai nhi chỉ đủ đáp ứng nhu cầu của trẻ đến tháng 4-5 sau khi ra đời. Mặc dù trong thời gian đó, bé ăn toàn thức ăn rất ít sắt (gồm sữa và bột), nhưng bé không thiếu máu. Nhưng đối với trẻ sinh non, sinh đôi..., do mẹ cho quá ít chất sắt, nên dễ thiếu máu hơn, từ tháng 2, 3.

Do thiếu sắt trong thức ăn, trẻ dễ thiếu máu từ tháng thứ 6. Thời gian này nguồn dự trữ sắt mẹ đã cạn, nhu cầu sắt hàng ngày chủ yếu được cung cấp qua các loại thức ăn như rau, quả, thịt, trứng, cá, đậu... Nếu không được cho ăn đầy đủ, vẫn duy trì sữa + bột kéo dài, trẻ sẽ bị thiếu sắt, vì sữa và bột đều chứa rất ít sắt.

Các triệu chứng nào cho biết trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt?

Trẻ thiếu sắt: Da xanh, niêm mạc mắt môi nhợt, không có cảm giác đói khiến trẻ biếng ăn. Trẻ dễ bị kích động, hoặc ngược lại kém hoạt bát, chóng mệt. Trẻ có thể béo phì kèm xanh xao, hoặc gầy ốm dưới mức bình thường. Trẻ có độ tập trung kém khi đi học. Nếu nặng hơn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và vận động, biến dạng móng tay chân (dẹp, lõm), đau nhức trong xương, gan lách to (ở trẻ còn bú), tim dễ bị suy.

Các bậc cha mẹ cần làm gì để tránh thiếu máu thiếu sắt cho con mình?

- Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn đến 4 tháng tuổi.

- Nếu không có sữa mẹ, cho trẻ bú sữa đã bổ sung sắt. Không cho bú sữa đặc có đường vì hầu như rất ít hoặc không có sắt.

- Từ 4 tháng tuổi, bé cần được bắt đầu ăn dặm với bột có nhiều sắt và thêm dần các loại thức ăn có sắt (rau, quả, nước thịt...).

- Đối với trẻ sinh non, sinh đa thai, nên cho uống thêm viên sắt từ tháng thứ 2 hoặc thứ 3 (nếu trẻ xanh và có các triệu chứng thiếu máu), mỗi ngày 15-20mg/kg cân nặng, nếu có thiếu máu thì tăng dần đến 30 mg/kg cân nặng của trẻ. Ngoài ra, nên cho các trẻ này sớm ăn thêm nước thịt ép, súp rau.

- Đối với trẻ sinh đủ tháng, nên cho ăn dặm thêm các chất ngoài sữa từ tháng thứ 4.

- Nên chậm cho trẻ bú thêm sữa bò, chỉ nên bắt đầu cho thêm nếu cần vào khoảng tháng thứ 9 hay tháng 12. Nếu cho thêm trước thời gian trên, do dạ dày chưa trưởng thành, rất kém tiêu hóa sữa bò nên dễ gây hậu quả đi tiêu ra máu ít hay nhiều.

Làm thế nào để giúp trẻ hấp thu chất sắt tốt nhất?

Khi trẻ bắt đầu ăn dặm thêm, sắt trong thức ăn sẽ dễ hấp thu nhờ vitamin C có trong rất nhiều loại trái cây và nước ép trái cây. Nói chung, sắt có trong thịt dễ hấp thu hơn sắt chứa trong các loại rau củ.

Thế nào là nguồn cung cấp sắt tốt cho trẻ?

Từ khi mới sinh ra cho đến sáu tháng tuổi:

- Bú sữa hoàn toàn

- Dùng thêm chế phẩm sữa giàu sắt ngay sau khi trẻ sinh ra (dùng bổ sung sữa mẹ hoặc dùng hoàn toàn nếu không có sữa mẹ).

Từ sáu tháng đến một tuổi:

- Cho bú.

- Dùng thêm chế phẩm sữa giàu sắt (bổ sung sữa mẹ hoặc dùng thay thế khi không có sữa mẹ).

- Cho bé ăn bột có giàu sắt.

- Dùng bột hay bánh mì, bánh có giàu sắt.

- Ăn thịt (nước nghiền thịt hay thịt bằm).

- Cá (nhưng không dùng tôm cua có vỏ cứng, các loại tôm tép, sò).

Cần tránh cho trẻ ăn gì để phòng thiếu máu?

Trẻ dễ thiếu máu thiếu sắt khi cho uống nhiều sữa bò. Đối với trẻ từ 9 tháng tuổi trở đi, lượng sữa bò (sữa bột) nếu cho uống thêm không vượt quá 550-650ml/ngày.

Chú thích ảnh:

Trẻ sinh non rất dễ bị thiếu máu do thiếu sắt.  

 

THƯ MỤC NHI KHOA
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em

Bệnh viện Nhi Trung Ương

  • Địa chỉ: 18/879 La Thành – Đống Đa – Hà Nội
  • Điện thoại: (84-024) 6 273 8532
  • Fax: (84-024) 6 273 8573

Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bệnh viện Nhi Đồng 2

  • www.benhviennhi.org.vn
  • Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
  • Điện thoại: (028) 38295723 - (028) 38295724.

BV Nhi Đồng Thành Phố

  • Địa chỉ: 15 Võ Trần Chí, Tân Kiên, Bình Chánh, TP.HCM.
  • Điện thoại: (028) 2253 6688
  • Fax: (028) 2253 8899
  • Email: bv.nhidong@tphcm.gov.vn
  • Website: www.bvndtp.org.vn

BV Nhi Thái Bình

BV Nhi TP. Cần Thơ

  • Địa chỉ: Số 345 Nguyễn Văn Cừ, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
  • Điện thoại: 02923748356
  • Fax: 02923831031
  • Email: bvnhidong@cantho.gov.vn

BV Nhi Đồng Nai

  • Địa chỉ: Khu phố 5, Phường Tân Hiệp, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
  • Số điện thoại: 02513.891500 - Nhánh 151

Bệnh Viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng

  • Địa chỉ: 402 Lê Văn Hiến, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0236.3957 777, Fax: 0236.3957 779
  • Đường dây nóng: 0962 291 818
  • Email: benhvienphusannhi@danang.gov.vn
  • Website: www.phusannhidanang.org.vn

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh

  • Địa chỉ: Đường Huyền Quang, Phường Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh.
  • Điện thoại: (02223).89.59.69
  • Email: bvsn.syt@bacninh.gov.vn

BV Sản Nhi Ninh Bình

  • ĐT: 0229.3893656 Fax: 0229.893550
  • ĐT nóng ngành: 1900.9095 ĐT nóng bệnh viện: 0229.3513388
  • Thư điện tử: bvsnnb@gmail.com
  • Đ/c: Đường Phan Chu Trinh, p.Nam Thành, tp.Ninh Bình

BV Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc

BV Sản Nhi tỉnh Bình Dương

  • 455 đường CMT8, P. Phú Cường, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương
  • Điện thoại: 0274.3836.042 | Fax: (0274)3859580
  • Email: bvpsbinhduong@yahoo.com

 

Các bệnh viện chuyên khoa Nhi có nhu cầu gửi thông tin vào nơi này xin vui lòng gửi qua theo form này

Các sản phẩm y tế

Shop Bác sĩ Trung http://www.shopbstrung.com

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh nhi khoa
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em