Không nên cho trẻ uống nước quả quá sớm

Khi trẻ ngoài 6 tháng tuổi hoặc đã có thể uống nước bằng cốc, lúc đó hãy cho uống thêm nước quả. Với trẻ nhỏ, 100 ml nước quả giàu Vitamin C mỗi ngày là quá nhiều. Đây là lời khuyên của các chuyên gia thuộc Ủy ban dinh dưỡng Mỹ.

Hoa quả và rau xanh luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em. Tuy nhiên, ăn như thế nào, bao nhiêu là đủ thì không phải cha mẹ nào cũng biết.

Trẻ nhỏ cần nhiều vitamin A, C, axit folic, kali và canxi, đó là những chất cơ bản có trong nhiều loại thực phẩm. Do đó, bạn có thể thay thế loại này bằng loại kia cho trẻ đỡ chán, ví dụ thay khoai lang bằng dưa đỏ, cà chua, cà rốt..., cùng thuộc nhóm thực phẩm giàu vitamin A. Nên cho trẻ ăn nhiều loại rau trong một bữa để đỡ ngán và hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn.

- Nhóm giàu Vitamin A: Cà rốt, rau bina, xoài, khoai lang, bí ngô.

 - Nhóm giàu Vitamin C: Bí ngô, cam, dâu tây, khoai tây, cà chua, bông cải xanh.

- Folat: Dâu tây, cam, quả bơ, lê xanh, rau bina, đậu Hà Lan và những loại rau có màu xanh sẫm.

- Chất xơ: Xoài, lê, cà rốt, đậu xanh, ngũ cốc.

Hiện nay trên thị trường có vô số loại nước quả đóng hộp. Về cơ bản, những sản phẩm này cung cấp khá đầy đủ dưỡng chất cần thiết bằng việc kết hợp với sữa tươi hoặc bổ sung thêm một số thành phần khoáng chất. Mặc dù vậy, chúng vẫn không thể tốt bằng nước được xay, ép trực tiếp từ hoa quả tươi. Một cốc nước quả tinh chất mỗi ngày cung cấp cho trẻ gần như đầy đủ các vitamin và khoáng chất.

Tuy nhiên, uống nước quả thế nào cho hợp lý cũng là cả vấn đề, bởi nếu lạm dụng và cho trẻ uống không hợp lý sẽ khiến trẻ lúc nào cũng thấy no và mất dần cảm giác thèm ăn. Mặt khác, những loại nước ép từ táo, lê, nho... có hàm lượng đường cao, khó tiêu hóa, có thể làm trẻ bị đau bụng, tiêu chảy. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo cha mẹ nên hạn chế cho con uống nước quả. Với trẻ 2-3 tuổi, bạn nên cho uống 1/2 cốc mỗi ngày, trẻ từ 4 tuổi trở lên 3/4 cốc mỗi ngày.

Có phải tất cả các loại nước quả đều như nhau? Chắc chắn là không. Các hãng sản xuất đều được yêu cầu ghi rõ trên nhãn mác tỷ lệ % lượng nước quả là bao nhiêu. Bạn hãy chọn những sản phẩm trên đó ghi 100% nước quả nguyên chất. Với đa số các sản phẩm như sữa thêm nước trái cây, cocktail hoa quả, nước giải khát hay bột trái cây..., hầu như chỉ có 5% đến 10% nước quả nguyên chất, còn lại là đường. Các loại soda cam và nho thì không hề có nước trái cây mà chỉ đơn giản là pha hương liệu. Mặt khác, không phải loại nước quả nào cũng có thành phần và hàm lượng dinh dưỡng như nhau. Nước nho, táo có lượng đường tự nhiên cao nhất nhưng lại ít vitamin C, còn nước cam tuy ít đường hơn nhưng lượng vitamin C và Kali lại cao hơn. Vì vậy, tốt nhất bạn hãy chọn những loại 100% nước quả nguyên chất được bổ sung vitamin C.

Nếu trẻ không chịu uống, bạn cũng chớ sốt ruột, đợi chúng lớn hơn một chút hãy cho uống một số loại nước như cam hay nho. Tuy vậy, một vấn đề sẽ nảy sinh là khi trẻ lớn, bắt đầu tự ăn uống được, chúng sẽ thấy thích uống nước trái cây hơn ăn cơm, uống sữa. Để hạn chế trẻ uống nước quả đồng thời giúp chúng làm quen với việc ăn cơm, uống nước thường, hãy thử:

- Pha loãng nước quả với nước.

- Cho nước lọc vào những chai. Nước quả hoặc những chiếc cốc trẻ hay dùng để uống nước quả.

- Cho trẻ ăn hoa quả bình thường, hạn chế uống nước quả xay, ép.

- Bữa tối hãy để một cốc sữa thay vì để 1 cốc nước cam bên cạnh mâm cơm.

Các sản phẩm nước trái cây cũng có thể gây ra một số bệnh về đường tiêu hóa. Đó là trường hợp nước trái cây chưa được tiệt trùng hoàn toàn; trong quá trình đóng hộp, vận chuyển, cất giữ dần dần sẽ nhiễm vi khuẩn gây bệnh như tiêu chảy, đau bụng thậm chí là ngộ độc thực phẩm. Trường hợp bạn tự làm nước trái cây ở nhà thì hoa quả vốn đã không sạch rồi; hay khi bạn vắt cam, các loại vi khuẩn trong vỏ cam, trong dụng cụ xay ép sẽ lẫn vào nước cam. Thêm vào đó, nước quả để lâu ngoài không khí sẽ bị vi khuẩn xâm nhập và có thể gây đau bụng. Thông thường, 90% các sản phẩm nước giải khát đều được tiệt trùng hoặc thanh trùng trước khi tung ra thị trường, trừ các loại nước hoa quả không có nhãn mác hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(Theo Đẹp)

THƯ MỤC NHI KHOA
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em

Bệnh viện Nhi Trung Ương

  • Địa chỉ: 18/879 La Thành – Đống Đa – Hà Nội
  • Điện thoại: (84-024) 6 273 8532
  • Fax: (84-024) 6 273 8573

Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bệnh viện Nhi Đồng 2

  • www.benhviennhi.org.vn
  • Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
  • Điện thoại: (028) 38295723 - (028) 38295724.

BV Nhi Đồng Thành Phố

  • Địa chỉ: 15 Võ Trần Chí, Tân Kiên, Bình Chánh, TP.HCM.
  • Điện thoại: (028) 2253 6688
  • Fax: (028) 2253 8899
  • Email: bv.nhidong@tphcm.gov.vn
  • Website: www.bvndtp.org.vn

BV Nhi Thái Bình

BV Nhi TP. Cần Thơ

  • Địa chỉ: Số 345 Nguyễn Văn Cừ, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
  • Điện thoại: 02923748356
  • Fax: 02923831031
  • Email: bvnhidong@cantho.gov.vn

BV Nhi Đồng Nai

  • Địa chỉ: Khu phố 5, Phường Tân Hiệp, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
  • Số điện thoại: 02513.891500 - Nhánh 151

Bệnh Viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng

  • Địa chỉ: 402 Lê Văn Hiến, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0236.3957 777, Fax: 0236.3957 779
  • Đường dây nóng: 0962 291 818
  • Email: benhvienphusannhi@danang.gov.vn
  • Website: www.phusannhidanang.org.vn

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh

  • Địa chỉ: Đường Huyền Quang, Phường Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh.
  • Điện thoại: (02223).89.59.69
  • Email: bvsn.syt@bacninh.gov.vn

BV Sản Nhi Ninh Bình

  • ĐT: 0229.3893656 Fax: 0229.893550
  • ĐT nóng ngành: 1900.9095 ĐT nóng bệnh viện: 0229.3513388
  • Thư điện tử: bvsnnb@gmail.com
  • Đ/c: Đường Phan Chu Trinh, p.Nam Thành, tp.Ninh Bình

BV Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc

BV Sản Nhi tỉnh Bình Dương

  • 455 đường CMT8, P. Phú Cường, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương
  • Điện thoại: 0274.3836.042 | Fax: (0274)3859580
  • Email: bvpsbinhduong@yahoo.com

 

Các bệnh viện chuyên khoa Nhi có nhu cầu gửi thông tin vào nơi này xin vui lòng gửi qua theo form này

Các sản phẩm y tế

Shop Bác sĩ Trung http://www.shopbstrung.com

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh nhi khoa
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em