NUÔI TRẺ THIẾU CÂN TẠI NHÀ

BS. NGUYỄN TRỌNG HIẾU

THẾ NÀO LÀ TRẺ THIẾU CÂN?

Trẻ được xem là thiếu cân khi cân nặng lúc sinh dưới 2.500 gram, khác với trẻ thiếu tháng là những trẻ được sinh ra trước khi thai kỳ tròn 37 tuần lễ, tính từ ngày có kinh lần cuối. Xác định tuổi thai của trẻ khi mới sinh đôi khi phức tạp, vì vậy về mặt thực hành, việc dùng tiêu chuẩn cân nặng để nhận định là trẻ thiếu cân hay đủ cân khách quan hơn và ít nhầm lẫn so với việc phân chia thành 2 nhóm thiếu tháng và đủ tháng.

Tại các nước phát triển, những trẻ thiếu cân từ 750 gram trở lên hầu hết đều nuôi sống được. Nhóm trẻ từ 500 gram đến 750 gram có tỷ lệ nuôi sống thấp hơn và một số ít trẻ dưới 500 gram cũng đôi khi nuôi được. Ở nước ta, tại các bệnh viện có khoa săn sóc tích cực sơ sinh như Bệnh viện Hùng Vương, trẻ từ 750 đến 1.000 gram vẫn có khả năng nuôi được, và khả năng này tăng theo số cân lúc sinh của trẻ.

TRẺ THIẾU CÂN CÓ CẨN PHẢI NẲM CÁCH LY VỚI MẸ KHÔNG?

Nếu đối với trẻ sơ sinh đủ cân khỏe mạnh, việc người mẹ săn sóc và cho con bú mẹ là không cần bàn cãi, thì với trẻ thiếu cân, vấn đề này, được cân nhắc và xem xét cụ thể từng trường hợp. Đặc điểm của trẻ thiếu cân là nhu cầu năng lượng cao, trong khi hệ hô hấp và chức năng điều nhiệt chưa hoàn chỉnh, kèm theo là hệ thống miễn dịch kém phát triển. Vì vậy, trẻ thiếu cân thường dễ bị lạnh, suy hô hấp, rối loạn chuyển hóa và thường dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. Các bệnh lý này càng thường xảy ra nếu trẻ càng nhỏ cân. Trên thực tế, đối với trẻ thiếu cân, có ba khả năng như sau:

1. Những trẻ sinh ra nhỏ hơn 1.500 gram cần được nhận vào điều trị tại khoa sơ sinh trong thời gian đầu, vì đối với những trẻ này việc cho ăn sữa phải được hoãn lại ít nhất cho đến 24 giờ sau sinh. Sau đó tùy tình trạng sức khỏe, trẻ có thể được thử cho ăn sữa. Loại sữa thích hợp nhất vẫn là sữa của chính người mẹ, vì vậy người mẹ nên rút sữa ra để nhân viên săn sóc cho trẻ ăn. Những trẻ chưa có khả năng tự bú sẽ được cho ăn qua ống thông dạ dày, và chuyển dần sang cách cho bú tự nhiên tùy theo diễn biến của trẻ. Trong thời gian trẻ còn được săn sóc tại bệnh viện, người mẹ nên đến bồng ẵm và học hỏi cách săn sóc trẻ qua các nhân viên của bệnh viện. Trẻ sẽ được cho xuất viện khi tổng trạng ổn định, tự bú được hết lượng sữa cần thiết tương ứng với số ngày tuổi, tốt nhất là khi đã lấy lại số cân ban đầu sau giai đoạn sút cân sinh lý.

2. Đối với những trẻ có cân nặng khi sinh từ 1.500 gram đến 2.000 gram, mặc dù có thể cho ăn sữa sớm, nhưng trẻ vẫn nên được gửi vào khoa sơ sinh để theo dõi và đánh giá sức khỏe chung. Thời gian gửi trẻ thường không kéo dài, và người mẹ cũng đến thăm, rút sữa gửi cho trẻ ăn như đã nói ở phần trên. Trẻ sẽ được trả về cho mẹ săn sóc khi sức khỏe ổn định và có khả năng tự bú tốt.

3. Nếu trẻ từ 2.000 gram đến 2.500 gram, việc gửi con là không cần thiết. Người mẹ nên săn sóc và cho trẻ bú sớm ngay trong giờ đầu sau sinh. Nếu trẻ không bú, người mẹ có thể nhờ nhân viên y tế hướng dẫn.

TRẺ THIẾU CÂN CẨN ĐƯỢC THEO DÕI, SẮN SÓC VÀ NUÔI ẮN TẠI NHÀ RA SAO?

Giữ ấm: Là việc cần quan tâm đầu tiên. Ở nhiều nơi trên thế giới các bà mẹ được khuyến khích thực hành cách săn sóc con kiểu chuột túi (Kangaroocare): trẻ không quấn tã được cho nằm áp vào ngực mẹ phía trong lớp áo. Hơi ấm của người mẹ là nguồn nhiệt giúp trẻ khỏi lạnh, trong khi đó trẻ có thể bú mẹ dễ dàng khi có nhu cầu. Tuy nhiên, nếu các bà mẹ chưa quen với cách săn sóc này thì trẻ có thể được giữ ấm bằng cách quấn tã và mặc áo. Tã không nên quấn chặt mà nên quấn hơi lỏng, để tạo ra được một lớp không khí ấm giữa cơ thể trẻ và mặt trong của tã, giúp trẻ ít mất nhiệt. Khi sờ thấy trẻ lạnh, nên đặt dụng cụ đo nhiệt độ tại nách, và cộng số đo với 0o5C. Nếu thấy thân nhiệt trẻ dưới 36o5C, cần chườm ấm thêm bằng túi chườm hoặc bằng chai nước ấm. Giữ thân nhiệt trẻ giữa khoảng 36o5C và 37o5C là tốt.

Theo dõi hô hấp: Đặc điểm trẻ thiếu cân là dễ có những cơn ngưng thở từ 10-15 giây. Vì vậy khi thấy trẻ không thở khoảng 10 giây, nên kích thích để giúp trẻ thở lại. Tuy nhiên, nếu các cơn ngưng thở xảy ra quá thường xuyên thì cần đưa trẻ đến bệnh viện khám lại. Ngoài ra nếu thấy trẻ thở co kéo lồng ngực, rên rỉ, tím tái thì nên cho trẻ đến bệnh viện ngay. Trong khi đó, nếu trẻ thở không đều nhưng không kèm theo bất thường nào khác thì không phải là bệnh lý.

Theo dõi thần kinh: Mọi trẻ sơ sinh đều ngủ nhiều, nhưng trẻ thiếu cân ngủ nhiều hơn. Nếu khi được đánh thức mà trẻ thức dậy, bú được đủ lượng sữa và ngủ tiếp thì điều đó là bình thường.

Theo dõi vàng da: Vàng da sinh lý thường xảy ra ở trẻ sơ sinh nói chung. Nhưng trẻ thiếu cân thường vàng da sậm hơn và kéo dài hơn. Cho trẻ mặc ít tã, phơi nắng sáng dưới ánh nắng ấm trong 15-30 phút mỗi ngày thông thường có thể giúp vàng da giảm nhanh hơn, khi trẻ vàng da nhiều và li bì hay bỏ bú cần cho trẻ khám lại tại bệnh viện.

Tắm và săn sóc rốn: Khi đã qua tuần lễ đầu, trẻ có thể được tắm thật nhanh trong vài phút bằng nước ấm, sau đó lau khô và mặc áo lại ngay. Cuống rốn nên để trần, không băng kín và không bôi bất kỳ loại thuốc sát trùng nào. Nếu cuống rốn bị nước tiểu làm ướt, rửa bằng nước chín ấm, sau đó lau khô lại. Nếu thấy rốn có mùi hôi, hoặc da quanh chân rốn đỏ, cần mang trẻ đến bệnh viện khám và xử trí.

Theo dõi cân nặng: Cần mua một cân riêng để cân trẻ mỗi ngày một lần. Trẻ thiếu cân có thể sụt cân sinh lý tối đa là 10% cân nặng lúc sinh (thí dụ từ 1.500 gram có thể sụt cân còn 1.350 gram), sau đó sẽ lên cân lại và lấy lại số cân lúc sanh trong khoảng 10 đến 15 ngày sau sinh. Nếu thấy trẻ chậm lấy lại số cân ban đầu, hoặc chậm lên cân trong thời gian sau đó, cần xem lại cách cho ăn và lượng sữa cho ăn. Trong 3 tháng đầu, trẻ có thể lên cân 30 gram mỗi ngày, nhiều khi đến 40 gram mỗi ngày.

Nuôi ăn: Thức ăn tốt nhất cho trẻ là sữa mẹ. Nếu trẻ không thể tự bú mẹ được, có thể rút sữa mẹ và cho ăn bằng muỗng và ly. Sữa mẹ rút ra nên cho trẻ dùng ngay, vì điều kiện bảo quản sữa mẹ tại nhà có thể không đúng tiêu chuẩn. Nên cho ăn thành nhiều cữ cách nhau từ 1 giờ rưỡi đến 2 giờ. Tổng lượng sữa mẹ cần cho trẻ ăn mỗi ngày từ khi trẻ được 2 tuần lễ trở đi là 200 gram cho mỗi kg cân nặng. Thí dụ một trẻ 1.500 gram vào 2 tuần tuổi sẽ cần (200 x 1,5)=300 gram sữa mỗi ngày (10 cữ, mỗi cữ 30 ml sữa, hoặc 15 cữ, mỗi cữ 20 ml). Chỉ khi nào người mẹ quá ít sữa hoặc hoàn toàn mất sữa mới nên thay thế bán phần hay toàn phần sữa mẹ bằng các loại sữa bột chuyên dùng cho trẻ thiếu tháng hoặc thiếu cân, nhưng cần theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ.

Chích ngừa: Khi đón trẻ về, cần hỏi lại, hoặc xem trong sổ sức khỏe, xem trẻ đã được chích ngừa chưa. Thông thường trẻ thiếu cân phải hoãn chích ngừa trong giai đoạn sau sinh. Trường hợp này nên mang trẻ đến bệnh viện lúc 1 tháng tuổi để chích ngừa lao (BCG) và viêm gan B liều 1. Các loại khác: bại liệt, DTC (bạch hầu, uốn ván, ho gà) sẽ được uống và chích liều đầu vào 2 tháng tuổi.

Để kết luận, một trẻ thiếu cân, nếu sống được đến 28 ngày thì có nhiều khả năng nuôi được và tiếp tục phát triển tốt. Sau thời gian này, trẻ nên được theo dõi định kỳ tại bệnh viện hay tại các trạm y tế địa phương. Ngoại trừ một số ít trẻ thiếu cân có các bệnh lý nghiêm trọng trong giai đoạn mới sinh, đa số có thể phát triển về thể chất và trí tuệ không thua kém trẻ đủ cân, nếu được mẹ săn sóc kỹ và được sự hỗ trợ đúng mức của ngành Y.

THƯ MỤC NHI KHOA
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em

Bệnh viện Nhi Trung Ương

  • Địa chỉ: 18/879 La Thành – Đống Đa – Hà Nội
  • Điện thoại: (84-024) 6 273 8532
  • Fax: (84-024) 6 273 8573

Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bệnh viện Nhi Đồng 2

  • www.benhviennhi.org.vn
  • Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
  • Điện thoại: (028) 38295723 - (028) 38295724.

BV Nhi Đồng Thành Phố

  • Địa chỉ: 15 Võ Trần Chí, Tân Kiên, Bình Chánh, TP.HCM.
  • Điện thoại: (028) 2253 6688
  • Fax: (028) 2253 8899
  • Email: bv.nhidong@tphcm.gov.vn
  • Website: www.bvndtp.org.vn

BV Nhi Thái Bình

BV Nhi TP. Cần Thơ

  • Địa chỉ: Số 345 Nguyễn Văn Cừ, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
  • Điện thoại: 02923748356
  • Fax: 02923831031
  • Email: bvnhidong@cantho.gov.vn

BV Nhi Đồng Nai

  • Địa chỉ: Khu phố 5, Phường Tân Hiệp, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
  • Số điện thoại: 02513.891500 - Nhánh 151

Bệnh Viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng

  • Địa chỉ: 402 Lê Văn Hiến, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0236.3957 777, Fax: 0236.3957 779
  • Đường dây nóng: 0962 291 818
  • Email: benhvienphusannhi@danang.gov.vn
  • Website: www.phusannhidanang.org.vn

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh

  • Địa chỉ: Đường Huyền Quang, Phường Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh.
  • Điện thoại: (02223).89.59.69
  • Email: bvsn.syt@bacninh.gov.vn

BV Sản Nhi Ninh Bình

  • ĐT: 0229.3893656 Fax: 0229.893550
  • ĐT nóng ngành: 1900.9095 ĐT nóng bệnh viện: 0229.3513388
  • Thư điện tử: bvsnnb@gmail.com
  • Đ/c: Đường Phan Chu Trinh, p.Nam Thành, tp.Ninh Bình

BV Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc

BV Sản Nhi tỉnh Bình Dương

  • 455 đường CMT8, P. Phú Cường, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương
  • Điện thoại: 0274.3836.042 | Fax: (0274)3859580
  • Email: bvpsbinhduong@yahoo.com

 

Các bệnh viện chuyên khoa Nhi có nhu cầu gửi thông tin vào nơi này xin vui lòng gửi qua theo form này

Các sản phẩm y tế

Shop Bác sĩ Trung http://www.shopbstrung.com

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh nhi khoa
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em