NHỮNG NGUY CƠ CỦA TRẺ ĐẺ THÂP CÂN

BS. TRẨN THỊ NGA

Viện Nhi

Theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới, một cháu bé khi lọt lòng mẹ có trọng lượng lớn hơn 2.500g là cháu bé đẻ ra đủ cân. Nếu cân nặng lúc cháu bé chào đời dưới 2.500g là đẻ thấp cân hoặc có cân nặng thấp. Đồng thời cũng phân loại ra hai thể đẻ thấp cân.

- Thể đẻ thấp cân do đẻ non nghĩa là tuổi thai dưới 37 tuần (mốc tính từ ngày có kinh lần cuối cùng).

- Thể đẻ thấp cân do suy dinh dưỡng trong bào thai (trong bụng mẹ) tuổi thai trên 37 tuần. Nghĩa là đứa trẻ đẻ đủ tháng.

Suy dinh dưỡng trong bào thai thì có nhiều nguy cơ và biểu hiện hơn trẻ đẻ non.

Một cháu bé được sinh ra có cân nặng trên 2.500g (ở Việt Nam khoảng 2.800-3.500g) được nuôi dưỡng, chăm sóc tốt thì sẽ phát triển về thể chất cũng như về tinh thần tốt, ít bệnh tật, ít ốm đau, lớn lên sau này đến tuổi già cũng ít mắc các bệnh béo phì, cao huyết áp, đái đường v.v...

Nhưng những cháu có cân nặng thấp, đặc biệt là suy dinh dưỡng trong bào thai thì có rất nhiều nguy cơ, từ giai đoạn sơ sinh đến tuổi già. Lúc mới sinh dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, tiêu chảy, nhiễm trùng huyết v.v... rồi còi xương, thiếu máu. Suy dinh dưỡng nặng nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ dẫn đến tử vong, nhất là trong năm đầu của cuộc sống.

Theo báo cáo của các công trình nghiên cứu trong nước, cũng như ở nước ngoài, tỷ lệ tử vong tỷ lệ nghịch với cân nặng của trẻ lúc sinh ra. Cân nặng càng thấp tỷ lệ tử vong càng cao.

Cân nặng < 2.000g tỷ lệ tử vong  235%

Cân nặng 2.000-2.500g tỷ lệ tử vong        ?59%

Cân nặng > 3.000g tỷ lệ tử vong  18%

Theo nghiên cứu tình hình tử vong tại khoa sơ sinh Viện nhi 1992-1993: số trẻ cân nặng thấp < 2.500g chiếm 60% tổng số tử vong của trẻ sơ sinh. Cũng theo nghiên cứu của Viện nhi các cháu có cân nặng thấp chiếm ? 30% tổng số bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng vào điều trị.

Đây là những nguy cơ năm đầu của cuộc sống. Còn những cháu sống sót sau này sẽ ra sao? Chính vì cân nặng thấp lúc mới sinh, nên nhiều bệnh đôi lúc cứ song hành cùng đứa trẻ, hết sưng phổi, rồi tiêu chảy - dần dần lại suy dinh dưỡng, viêm tai v.v... Do vậy đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển về thể lực cũng như về trí tuệ của đứa trẻ, ở lứa tuổi thanh niên vừa thấp bé, nhẹ cân lại chậm chạp, học hành kém, có ít cháu do cân nặng quá thấp ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương làm "bại não" tinh thần trí tuệ vận động kém (liệt, hoặc co cứng...) là một gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Gần đây một vấn đề đã làm các nhà khoa học quan tâm là những người bị các bệnh béo phì, đái đường không phụ thuộc insulin, cao huyết áp... ở tuổi trung niên (khoảng 50 tuổi) có mối liên quan giữa sự nhỏ bé của đứa trẻ lúc sinh ra.

Theo Borllerr (Anh) đã theo dõi 16.000 người, mục đích là xác định các yếu tố nguy cơ tới bệnh tim mạch thì ông thấy rằng tỷ lệ mắc bệnh cao ở những người có tiền sử cân nặng thấp. Nghiên cứu này đã được khẳng định thêm ở Mỹ và Nam Ần Độ. Có mối liên quan giữa đẻ thấp cân và điều kiện kinh tế.

Nền kinh tế thấp, tỷ lệ đẻ thấp cân tăng, đến khi nền kinh tế phát triển, thì chính những người có cân nặng thấp lại xuất hiện bệnh béo phì ở tuổi trung niên. Để giải thích cho mối liên quan này Borllerr đã đưa ra giả thuyết "gen tiết kiệm" cho rằng: "Suy dinh dưỡng trong thai, gây thay đổi cân là sự phát triển và sự trao đổi chất của cơ quan. Những thay đổi thích nghi này rất có lợi trong tình trạng suy dinh dưỡng, nhưng lại hay gây ra các bệnh như đái đường không phụ thuộc insulin khi ăn nhiều lên và xuất hiện béo phì ở tuổi trung niên". Điều này đang xảy ra ở Ần Độ. ở nước ta hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu về mối liên quan này. Nhưng tỷ lệ đẻ thấp cân còn cao (? 6-12%) ước tính có khoảng 100.000 cháu một năm.

Trong tương lai nước ta sẽ trở nên giàu có, liệu số lượng người béo phì, bị bệnh tim mạch, bệnh đái đường không phụ thuộc insulin, bệnh cao huyết áp là những bệnh không lây truyền ở người có tuổi và tuổi trung niên ra sao?

Vì vậy để tránh các nguy cơ cứ đeo đuổi suốt cả cuộc đời trẻ, nhiệm vụ của những người trong ngành Y tuyên truyền, hướng dẫn cho các bà mẹ, các phụ nữ chuẩn bị làm mẹ biết các nguy cơ của trẻ có cân nặng thấp và đồng thời biết cách phòng tránh.

Cách phòng tránh tốt nhất

- Khi mang thai chị em phải ăn uống đầy đủ về số lượng cũng như chất lượng, bảo đảm có thai so với lúc chưa có thai phải tăng từ 10-14kg.

- Chị em phải đi khám thai tối thiểu là 3 lần trong thai kỳ. Khám thai có tác dụng theo dõi sự phát triển của thai để ngăn ngừa suy dinh dưỡng từ trong bào thai càng sớm càng tốt. Đồng thời cũng nhận được những lời khuyên của cán bộ y tế.

THƯ MỤC NHI KHOA
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em

Bệnh viện Nhi Trung Ương

  • Địa chỉ: 18/879 La Thành – Đống Đa – Hà Nội
  • Điện thoại: (84-024) 6 273 8532
  • Fax: (84-024) 6 273 8573

Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bệnh viện Nhi Đồng 2

  • www.benhviennhi.org.vn
  • Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
  • Điện thoại: (028) 38295723 - (028) 38295724.

BV Nhi Đồng Thành Phố

  • Địa chỉ: 15 Võ Trần Chí, Tân Kiên, Bình Chánh, TP.HCM.
  • Điện thoại: (028) 2253 6688
  • Fax: (028) 2253 8899
  • Email: bv.nhidong@tphcm.gov.vn
  • Website: www.bvndtp.org.vn

BV Nhi Thái Bình

BV Nhi TP. Cần Thơ

  • Địa chỉ: Số 345 Nguyễn Văn Cừ, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
  • Điện thoại: 02923748356
  • Fax: 02923831031
  • Email: bvnhidong@cantho.gov.vn

BV Nhi Đồng Nai

  • Địa chỉ: Khu phố 5, Phường Tân Hiệp, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
  • Số điện thoại: 02513.891500 - Nhánh 151

Bệnh Viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng

  • Địa chỉ: 402 Lê Văn Hiến, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0236.3957 777, Fax: 0236.3957 779
  • Đường dây nóng: 0962 291 818
  • Email: benhvienphusannhi@danang.gov.vn
  • Website: www.phusannhidanang.org.vn

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh

  • Địa chỉ: Đường Huyền Quang, Phường Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh.
  • Điện thoại: (02223).89.59.69
  • Email: bvsn.syt@bacninh.gov.vn

BV Sản Nhi Ninh Bình

  • ĐT: 0229.3893656 Fax: 0229.893550
  • ĐT nóng ngành: 1900.9095 ĐT nóng bệnh viện: 0229.3513388
  • Thư điện tử: bvsnnb@gmail.com
  • Đ/c: Đường Phan Chu Trinh, p.Nam Thành, tp.Ninh Bình

BV Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc

BV Sản Nhi tỉnh Bình Dương

  • 455 đường CMT8, P. Phú Cường, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương
  • Điện thoại: 0274.3836.042 | Fax: (0274)3859580
  • Email: bvpsbinhduong@yahoo.com

 

Các bệnh viện chuyên khoa Nhi có nhu cầu gửi thông tin vào nơi này xin vui lòng gửi qua theo form này

Các sản phẩm y tế

Shop Bác sĩ Trung http://www.shopbstrung.com

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh nhi khoa
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em