TƯA MIỆNG VÀ VIÊM MIỆNG

PTS. BS LÊ DIỄM HƯƠNG

Bình thường tưa miệng hay xảy ra ở những trẻ yếu, nhất là trẻ non tháng, ở những trẻ mà người mẹ bị nấm âm đạo, trẻ bị nấm ngay sau khi sanh. Nguồn nhiễm trùng thêm từ đầu vú cao su, các dụng cụ pha sữa và kể cả một số trường hợp lúc bú xong cặn sữa ứ đọng không được lau sạch hàng ngày, môi trường đường miệng lên men chua làm nấm rất dễ sinh sản.

Trẻ bị tưa miệng nếu không chữa trị đúng cách sẽ chuyển thành nặng thêm, nổi nhiều đốm đỏ trắng ở toàn bộ mặt lưỡi, lợi và phía trong má kể cả vòm khẩu, làm bé đau đớn khi bú, có khi bỏ ăn, cơ thể sẽ suy yếu dần có thể biến chứng nhiễm trùng thêm, gây viêm miệng.

a. Viêm miệng đỏ: Có thể xảy ra do một số vi trùng thông thường hoặc thứ phát, trong đó có bệnh truyền nhiễm như sởi, thủy đậu nhiễm trùng, sốt phát ban... hoặc do từ tưa lưỡi ở trẻ non yếu, có nhiễm trùng thêm và tiến triển thành nặng. Miệng trẻ có nốt ban đỏ lan tràn khắp niêm mạc miệng, hoặc khu trú từng vùng ở miệng, ở lưỡi, lợi, môi quanh phía trong má. Sau lớp màng trắng đóng phía ngoài thành mảng, sau khi lau đi, thấy rõ niêm mạc phía trong đỏ và khô. Trẻ có cảm giác khô, nóng ở miệng, khó chịu, bú không được, vì rất đau mỗi khi mút vú. Trường hợp bị bội nhiễm do loại trực trùng mủ xanh Pseduomonas thì vùng miệng có thể bị loét thêm từng mảng và gây hoại tử miệng. Đối với những trường hợp nặng cần phải vừa bị nấm, vừa trị bằng kháng sinh đặc hiệu, sau khi đã có kết quả của kháng sinh đồ.

Ngoài vấn đề thăm khám, chữa trị nguyên nhân, phải hết sức chú ý vệ sinh miệng, có thể bôi miệng bằng glyxerin borat, uống vitamin C, B1 và PP và uống nystatin nếu có nấm.

b. Viêm miệng hoại thư: còn gọi là cam tẩm mã, có thể gây loét hoại thư má và ăn thối cả xương hàm. Bệnh này hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là ở trẻ dưới 2, 3 tuổi chưa biết tự giữ gìn vệ sinh răng miệng và người mẹ chăm sóc thiếu chu đáo. Có thể xảy ra sau khi mắc bệnh siêu vi trùng như sởi, do mẹ bắt kiêng cữ quá đáng, không chịu vệ sinh miệng sạch sẽ cho trẻ. Biến chứng này hay xảy ra ở trẻ nhỏ và yếu đuối, sức đề kháng kém, thể trạng suy nhược. Hiện nay, nhờ có kháng sinh và phát hiện sớm điều trị kịp thời, nên ít xảy ra bệnh này ; tổn thương tại chỗ là do các loại vi trùng làm mủ gây viêm nhiễm các mạch máu quanh các cơ ở miệng, từ đó tuần hoàn ứ đọng không lưu thông được gây hoại thư.

PHÒNG BỆNH

Để tránh hiện tượng viêm nhiễm kể trên, cần chú ý vệ sinh miệng trẻ cho sạch.

1. Với trẻ còn bú mẹ hoặc ăn sữa nhân tạo, nếu thấy có cặn sữa nên rửa cho sạch, trước khi ăn, bằng nước đun sôi để nguội, hoặc bằng dung dịch bicacbonat loãng, nếu tưa nhiều có thể lau bằng mật ong và lau lại bằng nước đun sôi để nguội.

2. Trẻ lớn hơn 2, 3 tuổi, tập cho xúc miệng thường xuyên sau mỗi bữa ăn. Sáng ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ, cần chú ý xúc miệng kỹ hơn, nhất là đối với trẻ thích ăn ngọt nhiều như kẹo, bánh ngọt... Nên tập cho trẻ có thói quen xúc miệng, đánh răng hàng ngày để vừa tránh được viêm miệng, vừa tránh được hỏng men răng do đường đọng lại trong miệng.

3. Ở trẻ bị bệnh sởi hoặc một số bệnh siêu vi trùng, thì hằng ngày phải thực hiện tốt vệ sinh miệng và cơ thể, dùng khăn nhúng nước ấm lau cho sạch mồ hôi và chất nhờn trên da, tránh tập quán cũ của một số bà mẹ kiêng khem quá mức, sợ nước không dám làm vệ sinh cho trẻ, khiến cho vi trùng đường miệng phát triển và dễ gây biến chứng cho trẻ. Cần phải phát hiện bệnh sớm ngay từ lúc chưa có biến chứng, để có hướng điều trị kịp thời, tránh chuyển thành nặng, nhiễm trùng kéo dài.

Nếu có điều kiện, cần tiêm chủng vacxin phòng sởi để phòng bệnh cho trẻ.

THƯ MỤC NHI KHOA
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em

Bệnh viện Nhi Trung Ương

  • Địa chỉ: 18/879 La Thành – Đống Đa – Hà Nội
  • Điện thoại: (84-024) 6 273 8532
  • Fax: (84-024) 6 273 8573

Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bệnh viện Nhi Đồng 2

  • www.benhviennhi.org.vn
  • Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
  • Điện thoại: (028) 38295723 - (028) 38295724.

BV Nhi Đồng Thành Phố

  • Địa chỉ: 15 Võ Trần Chí, Tân Kiên, Bình Chánh, TP.HCM.
  • Điện thoại: (028) 2253 6688
  • Fax: (028) 2253 8899
  • Email: bv.nhidong@tphcm.gov.vn
  • Website: www.bvndtp.org.vn

BV Nhi Thái Bình

BV Nhi TP. Cần Thơ

  • Địa chỉ: Số 345 Nguyễn Văn Cừ, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
  • Điện thoại: 02923748356
  • Fax: 02923831031
  • Email: bvnhidong@cantho.gov.vn

BV Nhi Đồng Nai

  • Địa chỉ: Khu phố 5, Phường Tân Hiệp, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
  • Số điện thoại: 02513.891500 - Nhánh 151

Bệnh Viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng

  • Địa chỉ: 402 Lê Văn Hiến, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0236.3957 777, Fax: 0236.3957 779
  • Đường dây nóng: 0962 291 818
  • Email: benhvienphusannhi@danang.gov.vn
  • Website: www.phusannhidanang.org.vn

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh

  • Địa chỉ: Đường Huyền Quang, Phường Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh.
  • Điện thoại: (02223).89.59.69
  • Email: bvsn.syt@bacninh.gov.vn

BV Sản Nhi Ninh Bình

  • ĐT: 0229.3893656 Fax: 0229.893550
  • ĐT nóng ngành: 1900.9095 ĐT nóng bệnh viện: 0229.3513388
  • Thư điện tử: bvsnnb@gmail.com
  • Đ/c: Đường Phan Chu Trinh, p.Nam Thành, tp.Ninh Bình

BV Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc

BV Sản Nhi tỉnh Bình Dương

  • 455 đường CMT8, P. Phú Cường, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương
  • Điện thoại: 0274.3836.042 | Fax: (0274)3859580
  • Email: bvpsbinhduong@yahoo.com

 

Các bệnh viện chuyên khoa Nhi có nhu cầu gửi thông tin vào nơi này xin vui lòng gửi qua theo form này

Các sản phẩm y tế

Shop Bác sĩ Trung http://www.shopbstrung.com

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh nhi khoa
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em