PHẢN XẠ KỲ DIỆU CỦA TRẺ
SƠ SINH
PHAN NGHỊ
(Theo Nguyệt s020an Parents)
Ngay trong những giờ
đầu tiên của cuộc đời, trẻ sơ sinh đã có khả năng thực hiện được những kỳ
tích. Bằng hoàn toàn phản xạ, khi người ta đặt một ngón tay vào miệng nó,
lập tức nó biểu lộ một cử chỉ muốn bú mẹ.Và khi người ta nâng nó lên, chân
nó sẽ tự động chuyển dịch. Thời gian lý tưởng cho những cuộc thử nghiệm là
khoảng hai tiếng sau khi bé đã bú tí. Trước bữa ăn, bé sẽ cáu kỉnh, nhưng
nếu lại ngay sau bữa ăn, bé sẽ uể oải. Ngoài ra, khi bé bị đau, mệt mỏi, bị
khó chịu bởi đói hoặc buồn ngủ, bé sẽ đáp ứng với những điều mà lẽ ra bé
phải làm.
1. Tự động bước đi: Giữ cho bé đứng, hơi ngả về đằng
trước, bé sẽ tự ý tiến lên một bước.
2. Định hướng: Khi dùng ngón tay kích thích vào một
góc miệng bé, bé sẽ quay đầu và môi về phía đó, để tìm vú mẹ.
3. Những ngón chân nắm
lại: Bé co quắp
các ngón chân như muốn níu lấy ngón tay của thầy thuốc khoa nhi.
4. Dựng đứng: Khi người ta đặt bé đứng, bé sẽ tì
trên những gan bàn chân, dùng sức của hai cẳng chân để dựng đứng lưng và
gáy.
5. Gấp hai chi trên: Khi người ta bắt bé duỗi hai cánh
tay, bé liền gấp chúng lại và đưa chúng về phía vai bởi một cử động phản xạ.
6. Nắm chặt những ngón
tay: Ngay khi
người ta đặt một ngón tay vào trong tay bé, lập tức bé khép các ngón tay lại
và siết chặt. Phản xạ này sẽ diễn ra khi bé được 3 tháng tuổi.
7. Uốn cong thân hình: Thầy thuốc đặt bụng bé lên trên tay
mình và kích thích bằng những vuốt ve trên vùng thắt lưng của bé. Đứa nhỏ sẽ
quay mông về phía người thọc léc nó.
8. Sự mút: Thầy thuốc để một ngón tay vào miệng
bé cho đụng vào lưỡi và vòm miệng. Đứa bé sẽ mút lấy mút để như thể nó đang
mút đầu vú giả hoặc bình sữa, hay vú của mẹ nó. Như vậy có thể nhận thấy sự
đồng bộ hóa thích đáng giữa sự mút và sự nuốt.
9. Sự duỗi ra chéo
nhau: Khi người
ta kích thích gan bàn chân trái của nó, đứa bé sẽ dùng chân phải để đẩy vật
chướng ngại ấy.
10. Phản xạ của bé
Moro: Với những
thao tác rất chính xác, thầy thuốc đột ngột thay đổi vị trí của cái gáy của
Moro. Bé liền dang rộng cánh tay, mở bàn tay ra và có vẻ muốn kêu lên. Sau
đó nó khép bàn tay và cánh tay lại.
11. Uốn cánh tay: Khi người ta kích thích lòng bàn tay
của bé với một ngón tay. Do phản xạ nắm, bé đã níu lấy ngón tay ấy. Nó cũng
uốn cong cánh tay trước và cánh tay sau. Lúc đó, người ta có thể nâng nó lên
bằng cách nắm lấy những đầu ngón tay.