LẠI NÓI VỀ BÉO PHÌ Ở TRẺ EM (OVÉSITÉ)
BS. ĐỖ NGỌC ĐỨC
BV Nhi Đồng 2
Dinh dưỡng đúng cách là
một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển tốt thể chất
tâm thần cho trẻ em những người chủ tương lai của đất nước. Nếu như ở những
nước kém phát triển suy dinh dưỡng là một vấn đề nghiêm trọng đe dọa tính
mạng trẻ nhỏ thì tại những nước đã phát triển và đang bắt đầu phát triển như
nước ta, bệnh béo phì tuy không đe dọa tử vong nhưng đã ảnh hưởng không ít
đến tâm thần vận động của trẻ, dễ là cho trẻ em mặc cảm không hòa nhập với
bạn bè dẫn đến sa sút trong học tập và còn là một trong những nguyên nhân
bệnh tim mạch về sau.
Vậy thế nào gọi là béo
phì ở trẻ em?
Béo phì ở trẻ em được
định nghĩa bởi sự tăng quá mức của lượng mỡ dự trữ dẫn đến cân nặng bất
thường quá mức so với chiều cao của trẻ.
Phần lớn các trường hợp
béo phì không phải do nguyên nhân nội tiết và cần thiết được điều trị lâu
dài,
bền bỉ bằng liệu pháp tâm lý cùng với chế độ dinh dưỡng thích
hợp nếu như người thầy thuốc và cha mẹ bệnh nhi muốn đạt kết quả khả
quan và lâu dài cho đứa trẻ.
- Định bệnh
+ Hỏi bệnh sử thực hiện 3
bước: cha mẹ trẻ; bản thân trẻ; xem sổ sức khỏe để biết bệnh khởi phát từ
lúc nào?
+ Khám lâm sàng: Mục đích
khám lâm sàng nhằm loại trừ các nguyên nhân béo phì hiếm gặpo do bệnh lý nội
tiết và đánh giá mực độ ảnh hưởng của bệnh béo phì.
* Cần đo chiều cao, cân
nặng và so sánh chiều cao, cân nặng, tuổi của trẻ với đường biểu diễn chiếu
cao, cân nặng chuẩn theo tuổi và theo giới tính. Đa số trẻ béo phì thường có
trọng lượng quá mức bình thường.
* Đánh giá lớp mỡ dưới da
cho phép xác định độ béo phì.
- Bệnh béo phì thông
thường do chế độ ăn quá mức: Vai trò của yếu tố di truyền và yếu tố gia đình
còn đang bàn cải, tuy nhiên cần phải tìm hiểu những yếu tố này.
Trong trường hợp này trẻ
thường hay ăn nhiều, ăn vặt quá mức giữa các bữa ăn, số lượng đường ăn vào
thường đến 70% tổng lượng thức ăn đưa vào cơ thể và thường là thức uống
ngọt. Cần phải hỏi kỹ chế độ của trẻ để nhận biết sự bất tương đồng của các
loại thức ăn trẻ ăn hàng ngày.
- Điều trị:
+ Chế độ ăn thích hợp:
Nhiều rau quả, giảm tối đa lượng nước giải khát ngọt, giảm bớt chất bột
đường: khẩu phần ăn sẽ giảm từ từ từng ngày một.
+ Giải trí, vận động
thích hợp: Từ vận động nhẹ tăng dần: di dạo chơi công viên, sở thú,
tham qua di tích lịch sử, đánh cầu, tham gia sinh hoạt tập thể, văn nghệ để
trẻ bớt đi thời gian rãnh rỗi, sau đó là chạy bộ, bơi lội.
+ Luôn luôn nâng đỡ tâm
lý cho trẻ: Cha mẹ nên kiên trì cạnh trẻ thường xuyên, tâm sự với trẻ giải
thích, động viên trẻ và cùng vui chơi với trẻ.
* Đo huyết áp, khám
tim mạch, khám cơ xương khớp: Thường bình thường trẻ chỉ có hiện tượng khó thở khi gắng sức.
* Khám tâm lý: Với một đứa trẻ béo phì sự khó
khăn, cản trở đầu tiên đối với trẻ là vấn đề tâm lý. Trẻ cần được khám tâm
lý ở một nhà tâm lý học nhi khoa (ngành này chưa phát triển ở nước ta, cha
mẹ trẻ có thể nhờ đến sự giúp đỡ của thầy thuốc nhi khoa có kinh nghiệm mà
trẻ tin tưởng).
* Xét nghiệm sinh học: Rất hạn chế, thường được chỉ định
trong các bệnh béo phì do nội tiết.
- Nguyên nhân của
bệnh béo phì
* Nguyên nhân nội tiết:
- Suy tuyến giáp.
- Bệnh cushing
- Thiếu hormon tăng
trưởng (GH), rất hiếm
- Béo phì trong những
bệnh dị dạng bẩm sinh (kèm dị dạng mặt): hội chứng Wily Prader, hội chứng
Laurence Moon.