BUSẮC và Sức khỏe trẻ em

BS. ĐỖ HỒNG NGỌC

            Bằng 5 biện pháp sau đây mà Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO) đã nghiên cứu và khẳng định sẽ cứu sống mỗi ngày 20.000 trẻ em, không cần đợi kinh tế phát triển.

            5 biện pháp đó chúng tôi gọi là BUSẮC, là chữ viết tắt của:

                        B: Biểu đồ tăng trưởng

                        U: Uống bù nước khi tiêu chảy

                        S: Sữa mẹ

                        AÊ: Ắn dặm đúng cách

                        C: Chủng ngừa các bệnh nguy hiểm của trẻ em

1. Biểu đồ tăng trưởng

            Làm cha mẹ, ai cũng yêu thương con, muốn cho con mình khỏe mạnh, mau lớn, nhưng không biết cách theo dõi, không thể nhận biết lúc nào trẻ suy dinh dưỡng để can thiệp kịp thời. Nhờ biểu đồ tăng trưởng, với một tấm phiếu nhỏ, trên đó ghi những cột dọc chỉ thời gian (tháng tuổi), cột ngang chỉ cân nặng (kilôgam) và một đường biểu diễn mẫu của trẻ phát triển bình thường, người mẹ sẽ tự cân con mình hàng tháng, tự ghi vào biểu đồ là biết con mình có khỏe hay không, có được khéo nuôi hay không. Biểu đồ tăng trưởng cũng là sợi dây liên lạc giữa bà mẹ với nhân viên sức khỏe cộng đồng, khác với trước đây, họ chỉ gặp nhau khi đứa trẻ bị bệnh.

            Biểu đồ tăng trưởng sẽ cải thiện được tình trạng dinh dưỡng trẻ em, vì nguyên nhân suy dinh dưỡng đa số không chỉ do thiếu ăn mà do thiếu hiểu biết về dinh dưỡng. Biểu đồ tăng trưởng giúp thấy được tình trạng dinh dưỡng của trẻ, phát hiện sớm suy dinh dưỡng.

2. Uống bù nước khi tiêu chảy

            Tiêu chảy là một bệnh thông thường nhưng gây nhiều tử vong, nhất là ở trẻ em; tiêu chảy còn là nguyên nhân chính của suy dinh dưỡng. Hàng năm có 5 triệu trẻ em chết vì tiêu chảy như vậy trên thế giới. Nhờ uống bù nước mà tỷ lệ tử vong đã giảm đi một nửa.

            Chữa tiêu chảy trước đây rất tốn kém: kháng sinh truyền dịch v.v... mà tử vong vẫn còn cao. Cách chữa tốt nhất hiện nay là chữa ngay tại nhà, do chính bà mẹ chữa cho con mình bằng biện pháp uống bù nước. Nếu có saün gói Orésol càng hay, pha vào trong một lít nước, nếu không có thì muối và đường có saün tại gia đình có thể pha thành một dung dịch rất tốt, bằng cách trong 1 lít nước pha vào một muỗng cà phê (gạt) muối ăn và tám muỗng cà phê (gạt) đường cát. Phải đong lường chính xác, tỷ lệ muối đường vừa đúng mới có hiệu quả, giúp gia tăng hấp thu nước lên gấp 25 lần, bất kể tiêu chảy do nguyên nhân nào.

3. Sữa mẹ

            Sữa mẹ là sữa tốt nhất cho con. Con lớn mau, khỏe mạnh là nhờ sữa mẹ, vấn đề là phải biết cách sử dụng sao cho đúng. Nhiều bà mẹ cho sữa non là sữa xấu, vì còn trong quá, nên nặn bỏ đi, đợi có sữa "thực thụ" mới bắt đầu cho bú: Không có gì sai lầm hơn! Các nghiên cứu gần đây cho thấy sữa non là thứ sữa đặc biệt, rất tốt, dành cho trẻ mới sinh. Trong sữa non có nhiều chất đạm để giúp trẻ "xây dựng" cơ thể. Những chất đạm đó là những viên gạch đầu tiên cho trẻ, bỏ phí đi rất uổng. Sữa non có nhiều IgA, là chất miễn dịch tác động tại ruột giúp trẻ tránh được các bệnh đường ruột nguy hiểm ở thời kỳ sơ sinh; Lactoferrin giúp trẻ tạo máu và chống nhiễm trùng; Lysozym vừa chống cả vi trùng lẫn siêu vi, cũng có nhiều trong sữa non, gấp mấy ngàn lần so với sữa bò.

            Ngoài ra còn có nhiều Vitamin A, chất Na và Zn cần thiết cho trẻ. Tóm lại sữa non là sữa tốt nhất dành cho trẻ mới sinh.

            Sữa mẹ ít quá phải làm sao? Ít quá thì phải làm cho nhiều lên. Muốn cho có nhiều sữa đủ cho trẻ bú, nên theo những nguyên tắc sau đây:

            - Cho bú sớm ngay sau khi trẻ mới sinh, để tạo điều kiện phản xạ tiết sữa tốt (khi trẻ mút núm vú thì phản xạ tiết sữa mới được thành lập).

            - Phải cho bú nhiều lần trong ngày. Mỗi ngày có thể bú 10 -12 lần, thậm chí 15 lần, kể cả đêm, không cần theo giờ giấc gì cả.

            - Phải tự tin: mẹ có tự tin, vui vẻ, thoải mái thì sữa mới tốt, mới nhiều. Mẹ cứ lo âu, băn khoăn suy tính thì sữa sẽ cạn đi! Đã có những bà mẹ cạn sữa vì... ghen!

4. Ắn dặm (ăn sam)

            Bắt đầu từ 4 tháng tuổi, phải cho ăn dặm thêm, sớm quá không tốt, vì men tiêu hóa chưa đủ, trẻ dễ sình bụng, dễ rối loạn tiêu hóa; muộn quá không tốt, vì trẻ sẽ suy yếu và mất thói quen ăn uống: 4 tháng là thời điểm tốt nhất. Cho ăn dặm phải theo các nguyên tắc sau:

            - Từ từ, không đột ngột! Tập cho trẻ quen dần một thức ăn mới. Chỉ cho ăn sau khi bú mẹ. Lúc đầu chỉ cần trẻ nếm chút thôi, nửa muỗng - một muỗng cà phê là đủ. Ngày hôm sau tiếp tục ăn món đó và tăng dần lên. Đến 5 - 7 ngày khi trẻ đã quen mùi, mới ăn qua món khác. Dùng chén và muỗng đút ăn tốt hơn là cho vào bình bú vì trẻ sẽ bỏ bú mẹ. Sau đó trộn dần 2 món rồi 3 món thức ăn để cho thức ăn hỗn hợp.

            - Phải kiên nhẫn, khi trẻ quen rồi cho ăn nhiều lên.

            - Nếu trẻ thích tự ăn một mình (múc ăn hoặc bốc ăn) thì cũng cho phép, miễn là rửa sạch tay cho trẻ. Đừng gò ép ngồi bàn ngay ngắn, mang khăn ăn làm trẻ khó chịu.

            - Thức ăn phải tươi (rau, cá, thịt tươi); chén dĩa sạch; đồ ăn đậy kỹ, tránh ruồi, bụi, kiến, không để quá 1 - 2 giờ, cho ăn ít, ăn nhiều lần.

Thời kỳ chuyển tiếp (ăn dặm, ăn sam) này là thời kỳ khó khăn nguy hiểm nhất của trẻ vì:

            - Trẻ dễ mắc bệnh nhiễm trùng.

            - Trẻ biết bò, biết lật nên sử dụng nhiều năng lượng hơn.

            - Các bệnh suy dinh dưỡng thường gặp từ tuổi này do nhiễm trùng, gây biếng ăn, mệt mỏi.

            - Mẹ đã đi làm, xa mẹ, không được chăm sóc như cũ. Bị dứt sữa đột ngột làm xáo trộn cả tâm sinh lý gây biếng ăn, bỏ ăn.

5. Chủng ngừa

            6 thứ bệnh lao, ho gà, uốn ván, bạch hầu, sốt bại liệt, sởi (ban đỏ) mỗi năm gây tử vong cho 5 triệu trẻ em trên thế giới. Các bệnh nhiễm này cũng là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ. Chủng ngừa 6 bệnh cũng là chủng ngừa gián tiếp suy dinh dưỡng.

            Lịch tiêm chủng có nhiều thay đổi, uyển chuyển, rộng rãi hơn trước, ít chống chỉ định hơn trước, khiến cho việc chủng ngừa trở thành dễ dàng, tiện lợi cho các bà mẹ. Hiện nay đã có thêm các loại thuốc chủng ngừa mới như Viêm gan siêu vi, Viêm não Nhật Bản B, Viêm màng não, Tả... ngày nay còn có những loại thuốc chủng phối hợp 4, 5 thứ trong một mũi tiêm rất tiện cho trẻ.

            Tóm lại với 5 biện pháp BUSẮC nói trên, người thầy thuốc ở cộng đồng, đặc biệt vùng sâu vùng xa có thể áp dụng để nâng cao sức khỏe trẻ em mà không cần phải có những kỹ thuật y khoa cầu kỳ, tốn kém.

THƯ MỤC NHI KHOA
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em

Bệnh viện Nhi Trung Ương

  • Địa chỉ: 18/879 La Thành – Đống Đa – Hà Nội
  • Điện thoại: (84-024) 6 273 8532
  • Fax: (84-024) 6 273 8573

Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bệnh viện Nhi Đồng 2

  • www.benhviennhi.org.vn
  • Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
  • Điện thoại: (028) 38295723 - (028) 38295724.

BV Nhi Đồng Thành Phố

  • Địa chỉ: 15 Võ Trần Chí, Tân Kiên, Bình Chánh, TP.HCM.
  • Điện thoại: (028) 2253 6688
  • Fax: (028) 2253 8899
  • Email: bv.nhidong@tphcm.gov.vn
  • Website: www.bvndtp.org.vn

BV Nhi Thái Bình

BV Nhi TP. Cần Thơ

  • Địa chỉ: Số 345 Nguyễn Văn Cừ, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
  • Điện thoại: 02923748356
  • Fax: 02923831031
  • Email: bvnhidong@cantho.gov.vn

BV Nhi Đồng Nai

  • Địa chỉ: Khu phố 5, Phường Tân Hiệp, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
  • Số điện thoại: 02513.891500 - Nhánh 151

Bệnh Viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng

  • Địa chỉ: 402 Lê Văn Hiến, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0236.3957 777, Fax: 0236.3957 779
  • Đường dây nóng: 0962 291 818
  • Email: benhvienphusannhi@danang.gov.vn
  • Website: www.phusannhidanang.org.vn

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh

  • Địa chỉ: Đường Huyền Quang, Phường Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh.
  • Điện thoại: (02223).89.59.69
  • Email: bvsn.syt@bacninh.gov.vn

BV Sản Nhi Ninh Bình

  • ĐT: 0229.3893656 Fax: 0229.893550
  • ĐT nóng ngành: 1900.9095 ĐT nóng bệnh viện: 0229.3513388
  • Thư điện tử: bvsnnb@gmail.com
  • Đ/c: Đường Phan Chu Trinh, p.Nam Thành, tp.Ninh Bình

BV Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc

BV Sản Nhi tỉnh Bình Dương

  • 455 đường CMT8, P. Phú Cường, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương
  • Điện thoại: 0274.3836.042 | Fax: (0274)3859580
  • Email: bvpsbinhduong@yahoo.com

 

Các bệnh viện chuyên khoa Nhi có nhu cầu gửi thông tin vào nơi này xin vui lòng gửi qua theo form này

Các sản phẩm y tế

Shop Bác sĩ Trung http://www.shopbstrung.com

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh nhi khoa
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em