THỰC PHẨM CHO TRẺ CÒN BÚ

GS. NGUYỄN KHANG

            Ở các nước công nghiệp phát triển, thực phẩm đóng lọ nhỏ có đảm bảo an toàn tối đa cho trẻ em còn bú không? Đối với thắc mắc này của các bà mẹ, các chuyên gia bày tỏ sự tin tưởng trong chuyên luận của báo Khoa học và tương lai xuất bản năm 1999 ở Pháp. Dĩ nhiên trẻ em cần sữa mẹ và các chất khoáng, nhưng điều cần đề phòng là thừa protein và đường.

            Các kiến thức cơ bản về vấn đề trên đã được trình bày qua các trao đổi sau đây:

            1. Có phải trẻ em chỉ cần bú mẹ 6 tháng đầu tiên?

            Tuy các bà mẹ có sử dụng nhiều loại thực phẩm, nhưng việc cho trẻ bú mẹ vẫn cần thiết suốt cả năm đầu tiên. Như vậy trẻ em được phát triển bộ não tốt hơn, lại ít bị tiêu chảy, viêm tai, viêm màng não, dị ứng, đái tháo.

            2. Có phải thức ăn của cháu bé quá nhiều protein?

            Đúng vậy, bà mẹ nào cũng nghĩ cho ăn nhiều thịt thì con chóng lớn. Thật ra, trẻ em 10 tháng ở Pháp chỉ ăn có gần 20% protein và gần 30% lipid. Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng lại có tới 50% lipid. Khi các cháu đã 2 tuổi, người ta khuyên phần calo trong thức ăn chỉ nên 5 - 6% do protein cung cấp. Khi các cháu còn bé, chưa cần hạn chế chất béo. Trẻ càng lớn lên thì giảm dần lipid và thay thế bằng protein. Ở bệnh viện Saint-Lazare (Paris) người ta đã chứng minh những năm đầu, trẻ ăn thừa protein, có nguy cơ dễ bị béo phì.

            3. Có phải trẻ em dưới 2 tuổi không nên uống nước có nhiều calci và magne?

            Ngay những tháng đầu, các cháu đã có khả năng sử dụng calci và magiê rất cần cho sức khỏe và sự tăng trưởng. Y giới cho rằng trong 10 nguyên nhân tử vong ở người lớn, có ít nhất 5 nguyên nhân là do ăn uống chưa hợp lý từ khi còn bé. Thực phẩm "tinh chế" thường thiếu vitamin, chất khoáng và chất xơ, nên dễ có nguy cơ ung thư và bệnh đái tháo. Ngay từ 2 tuổi, trẻ nên ăn bánh mì toàn phần hơn là ăn bánh mì trắng và bánh ngọt. Cũng nên cho ăn rau nhiều hơn là thực phẩm rán.

            4. Có phải thức ăn đồng hóa trực tiếp thiết yếu đã đầy đủ các thành tố cần cho cơ thể?

            Thật ra trẻ em dễ có nguy cơ thiếu vitamin D và chất sắt. Trẻ em chậm lớn có thể do thiếu magne và kẽm. Hai thành tố selen và vitamin E là những chất khoáng oxy hóa có thể thiếu trong thức ăn hàng ngày. Trẻ em cần loại acid béo thuộc dãy omega 3, cần để phát triển não và trung tâm thị giác. Muốn có 2 loại acid này, cần cho trẻ ăn thực phẩm có dầu quả (như dầu quả dừa) và cá béo. Thường các bà mẹ nên bổ sung cho trẻ em từ thuở sơ sinh, các vitamin và chất khoáng liều thấp và tập quán này nên giữ sau này cả cuộc đời.

            5. Trẻ em có cần thức ăn ngọt không?

            Đường mía (saccaroza) có thể loại khỏi thức ăn của trẻ em hay giảm tối thiểu, vì năng lượng có thể cung cấp do glucid phức tạp có trong thực vật, ngũ cốc và quả rồi. Đó là để tránh cho trẻ em bị sâu răng, trẻ em thích vị ngọt sau này có khuynh hướng sai lầm trong lựa chọn thức ăn.

            6. Các thức ăn đóng lọ nhỏ cho trẻ em, có đảm bảo an toàn không?

            Các nước châu Âu quy định rất chặt chẽ trong quá trình sản xuất loại thực phẩm này cho trẻ em, để đảm bảo sự an toàn tối đa. Ví dụ: theo luật lệ ở Pháp:

            - Cấm dùng phẩm màu và chất làm ngọt

            - Chất làm thơm: chỉ dùng loại cao và tinh dầu của hợp chất tự nhiên.

            - Nồng độ nitrát không được quá 250mg/kg thành phẩm.

            Từ 1999 có bệnh bò điên, luật pháp cấm tất cả sản phẩm của bò dùng đóng lọ nhỏ cho trẻ em. Lượng thuốc trừ sâu thường còn lại 10 lần, ít hơn so với lượng có trong thực phẩm của người lớn.

            Hiện nay nước ta đang có phong trào chăm lo chất lượng của thực phẩm, trong đó ngành Y tế đóng vai trò quan trọng. Các kinh nghiệm nói trên ở Pháp chắc sẽ giúp ích cho ta xây dụng các quy chế và khuyến nghị trong chuyên ngành: Thực phẩm cho trẻ em.

 

THƯ MỤC NHI KHOA
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em

Bệnh viện Nhi Trung Ương

  • Địa chỉ: 18/879 La Thành – Đống Đa – Hà Nội
  • Điện thoại: (84-024) 6 273 8532
  • Fax: (84-024) 6 273 8573

Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bệnh viện Nhi Đồng 2

  • www.benhviennhi.org.vn
  • Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
  • Điện thoại: (028) 38295723 - (028) 38295724.

BV Nhi Đồng Thành Phố

  • Địa chỉ: 15 Võ Trần Chí, Tân Kiên, Bình Chánh, TP.HCM.
  • Điện thoại: (028) 2253 6688
  • Fax: (028) 2253 8899
  • Email: bv.nhidong@tphcm.gov.vn
  • Website: www.bvndtp.org.vn

BV Nhi Thái Bình

BV Nhi TP. Cần Thơ

  • Địa chỉ: Số 345 Nguyễn Văn Cừ, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
  • Điện thoại: 02923748356
  • Fax: 02923831031
  • Email: bvnhidong@cantho.gov.vn

BV Nhi Đồng Nai

  • Địa chỉ: Khu phố 5, Phường Tân Hiệp, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
  • Số điện thoại: 02513.891500 - Nhánh 151

Bệnh Viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng

  • Địa chỉ: 402 Lê Văn Hiến, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0236.3957 777, Fax: 0236.3957 779
  • Đường dây nóng: 0962 291 818
  • Email: benhvienphusannhi@danang.gov.vn
  • Website: www.phusannhidanang.org.vn

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh

  • Địa chỉ: Đường Huyền Quang, Phường Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh.
  • Điện thoại: (02223).89.59.69
  • Email: bvsn.syt@bacninh.gov.vn

BV Sản Nhi Ninh Bình

  • ĐT: 0229.3893656 Fax: 0229.893550
  • ĐT nóng ngành: 1900.9095 ĐT nóng bệnh viện: 0229.3513388
  • Thư điện tử: bvsnnb@gmail.com
  • Đ/c: Đường Phan Chu Trinh, p.Nam Thành, tp.Ninh Bình

BV Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc

BV Sản Nhi tỉnh Bình Dương

  • 455 đường CMT8, P. Phú Cường, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương
  • Điện thoại: 0274.3836.042 | Fax: (0274)3859580
  • Email: bvpsbinhduong@yahoo.com

 

Các bệnh viện chuyên khoa Nhi có nhu cầu gửi thông tin vào nơi này xin vui lòng gửi qua theo form này

Các sản phẩm y tế

Shop Bác sĩ Trung http://www.shopbstrung.com

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh nhi khoa
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em