BIẾNG ĂN Ở TRẺ EM LỨA TUỔI ĂN DẶM

BS. ĐÀO THỊ YẾN PHI

                                                                                     TT Dinh dưỡng TPHCM

Dinh dưỡng trẻ em là một vấn đề quan trọng không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân hay gia đình mà còn tác động đến cả xã hội và sự phát triển vận động, trí tuệ, tầm vóc. của cả một thế hệ. Trong thời gian vừa qua, cùng với sự đi lên về kinh tế xã hội, nhận thức và hiểu biết của người dân về dinh dưỡng và dinh dưỡng trẻ em ngày càng được nâng cao, mỗi người phụ nữ đã biết cách chăm sóc gia đình mình một cách hợp lý, với một chế độ dinh dưỡng phù hợp và có lợi nhất. Tuy nhiên, trên thực tế có không ít những đứa trẻ được sinh ra trong một gia đình khá giả, được sự quan tâm chăm sóc đúng cách của mẹ và có khi là của cả gia đình nhưng dinh dưỡng vẫn không thể đạt đến mức tối ưu. Đó là do đứa trẻ không chịu ăn, hay nói một cách văn vẻ hơn là "biếng ăn".

Khái niệm biếng ăn có thể được hiểu như sau: Đó là khi trẻ không chịu ăn đủ số lượng thức ăn cần thiết cho nhu cầu sống, hoạt động và tăng trưởng của trẻ.

Theo khái niệm trên thì hai trường hợp sau đây không thể gọi là biếng ăn: mẹ ép trẻ ăn phần ăn ngoài nhu cầu cần thiết hàng ngày, hoặc không cung cấp đủ lượng thức ăn cho trẻ.

A. Một số nguyên nhân chính làm trẻ biếng ăn

Theo một số tài liệu, lứa tuổi biếng ăn nhiều nhất tập trung vào khoảng 7 tháng đến 1 tuổi. Tuy nhiên, trên thực tế biếng ăn có thể gặp ở mọi đối tượng trẻ em ở lứa tuổi khác nhau. Sự phân chia các nguyên nhân biếng ăn sau đây chỉ có tính tương đối, vì trên thực tế biếng ăn ở trẻ thường do nhiều nguyên nhân kết hợp và thường việc xác định nguyên nhân chủ yếu rất khó khăn. Có thể tạm chia nguyên nhân biếng ăn ra làm 2 nhóm chính:

I. Nguyên nhân thực thể

1. Bệnh lý ở đường tiêu hóa

            w Bệnh lý răng miệng: Đau răng, sưng nướu răng, đẹn miệng, lở miệng, viêm gai lưỡi.

            w Viêm họng, viêm A mi đan

            w Bệnh lý ở thực quản, dạ dày, ruột: Hẹp thực quản, viêm dạ dày, viêm ruột, tiêu chảy cấp hay mãn.

2. Bệnh lý các cơ quan hoặc các thói quen ăn uống làm ảnh hưởng đến sự tiêu hoá

            w Giảm các men tiêu hóa

- Giảm dịch vị dạ dày: Bệnh lý dạ dày, uống sữa trước bữa ăn, uống nhiều nước trước bữa ăn, uống các loại nước ngọt có nhiều gaz, vừa ăn vừa uống.

- Giảm tiết mật: Bệnh lý gan mật (viêm gan, tắc mật), các rối loạn chuyển hóa mỡ.

- Giảm tiết dịch tụy: Suy tụy ngoại tiết, bệnh lý tụy có tắc nghẽn.

- Giảm tiết dịch ruột: Bệnh lý ruột ( lao ruột, đa polyp, viêm ruột mãn.).

- Giảm các vi sinh vật có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa: Dùng kháng sinh kéo dài.

            w Ắn không đúng cách: Ắn uống các chất ngọt làm tăng đường huyết, chế độ ăn quá nhiều đạm, mỡ. ăn thiếu các loại vitamin và muối khoáng cần thiết cho việc tạo các men tiêu hóa.

3. Bệnh lý toàn thân

            w Suy dinh dưỡng: Vừa là nguyên nhân lại vừa là hậu quả của biếng ăn. Hai vế này kết hợp với nhau trong một vòng lẩn quẩn rất khó cho người điều trị.

Suy nhược                     Giảm men tiêu hóa




Suy dinh dưỡng  Thiếu máu                    + Giảm hoạt động

                                     Thiếu vitamin    cơ học của hệ tiêu hóa


Giảm năng lượng thu nhập                                              Biếng ăn

w Bệnh lý nhiễm trùng, nhiễm siêu vi: Sởi, viêm hô hấp, sốt rét, lao.

w Bệnh lý nặng gây suy nhược toàn thân: AIDS, bệnh lý ác tính.

w Bệnh lý thần kinh.

II. Nguyên nhân tâm lý : Chiếm đa số các trường hợp biếng ăn ở trẻ em.

1. Thức ăn không hợp khẩu vị: Mùi vị của thức ăn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo cảm giác ngon miệng cho trẻ. Ngoài ra, độ đặc của thức ăn, loại và thành phần thức ăn nếu không hợp lý cũng có thể gây tình trạng biếng ăn cho trẻ. Các thức ăn thường làm cho trẻ không thích là:

            w Các thức ăn được trộn lẫn, xay nhuyễn tạo thành một hỗn hợp đồng nhất không có mùi vị đặc trưng nên làm cho bé ngán.

            w Các thức ăn lỏng phải ăn kéo dài trên tuổi quy định, hoặc ăn thức ăn đặc quá sớm.

            w Món "đồ bổ" bao gồm nhiều loại thức ăn nấu nhừlặp đi lặp lại nhiều ngày.

            w Thức ăn không hợp ý: Một số trẻ trong những thời gian nhất định có ý thích đặc biệt với một loại thức ăn nào đó. Các bà mẹ thường sợ trẻ ăn như vậy không đủ chất nên cấm không cho trẻ ăn loại thức ăn ưa thích mà lại ép trẻ ăn một loại thức ăn khác, đôi khi tạo nên một phản ứng phản kháng, trẻ sẽ giận lẫy bỏ ăn luôn.

2. Không khí bữa ăn: Tâm lý trẻ em thường rất thích vừa ăn vừa chơi, vì vậy các bà mẹ có thể lợi dụng điều này để biến bữa ăn của trẻ thành những cuộc vui nho nhỏ giúp bé cảm thấy thích thú với bữa ăn. Các thái độ không đúng có thể làm bé sợ hãi hay không thích bữa ăn là:

            w Căng thẳng, la mắng, đánh đập.

            w Quá khuôn khổ, gò ép.

            w Ép trẻ ăn bằng mọi cách kể cả đè trẻ ra nhét thức ăn vào miệng.

            w Thái độ nuông chiều quá mức tạo cho trẻ thói quen vòi vĩnh.

3. Chế độ ăn không phù hợp: Giờ giấc, số lượng, thành phần.

4. Mất thói quen nhai: Ở trẻ ăn thức ăn xay mịn lâu ngày.

5. Ham chơi.

6. Biếng ăn tâm lý: Thường gặp ở người lớn.

B. Một số biện pháp khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ

I. Loại trừ các nguyên nhân thực thể

Cần cho bé đi khám để phát hiện và điều trị các bệnh lý nếu có. Không nên tự ý mua thuốc để điều trị ở nhà vì như đã nói ở trên, biếng ăn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và chỉ có thể phát hiện nguyên nhân chính xác sau một quá trình thăm khám cẩn thận, với đầy đủ xét nghiệm cận lâm sàng. Có như vậy, việc điều trị mới có hiệu quả được.

II. Chế độ ăn uống hợp lý - Phòng chống suy dinh dưỡng

1. Chế độ ăn phải phù hợp với lứa tuổi: Ở mỗi độ tuổi khác nhau, trẻ có những đặc điểm cơ thể phù hợp với những chế độ ăn khác nhau (ví dụ răng, men tiêu hoá.) vì vậy việc cho bé ăn những thức ăn không phù hợp có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hoá và làm bé biếng ăn.

            w Trẻ dưới 4 tháng: sữa mẹ

            w Trẻ 4 - 6 tháng: Tập ăn dặm từ bột loãng đến bột sệt + sữa mẹ

            w Trẻ 6 -9 tháng: ăn bột từ sệt đến đặc đủ 4 nhóm + sữa mẹ

            w Trẻ 9 -24 tháng: Cháo đăïc đủ 4 nhóm, bột đặc + Sữa mẹ

            w Trẻ trên 24 tháng: cơm nát à cơm thường.

2. Cách chế biến thức ăn phù hợp với độ tuổi: Thông thường các món nguyên liệu cần chọn mua loại tươi, mới, và nên ăn bữa nào nấu bữa ấy. Các loại rau xanh nên nấu vừa chín tới không nên hầm đến thay đổi màu sắc. Dầu ăn có thể cho vào lúc bột đã chín, còn nóng. Nêm muối iốt để đảm bảo cung cấp đủ lượng iốt cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

            w Bột loãng, sệt: xay mịn, băm mịn các loại nguyên liệu.

            w Bột đặc: Băm nhỏ các loại nguyên liệu

            w Cháo đặc: Băm vừa các loại nguyên liệu, tập cho bé nhai

            w Cơm nát: xé nhỏ các món mặn, bao giờ cũng có món canh rau kèm theo và nên cho ăn canh vào cuối bữa.

            w Khi trẻ đã ăn được cơm thường nên cho ăn càng gần với chế độ ăn của người lớn càng tốt.

3. Thành phần thức ăn phù hợp:

Trong thực tế, không ít những bà mẹ quan tâm đến con mình quá mức, cụ thể là ngày nào cũng hầm cho trẻ một nồi "đồ bổ" với rất nhiều loại nguyên liệu cùng một lúc, với quá nhiều chất đạm trong khi không đủ tinh bột hoặc chất xơ (rau) hay ngược lại tất cả chỉ là lấy nước, bỏ xác nên trẻ không nhận được chất dinh dưỡng cần thiết từ thức ăn. Điều này vừa là nguyên nhân thực thể vừa là nguyên nhân tâm lý dẫn đến biếng ăn cho trẻ. Chế độ ăn không cân đối làm lệch cân bằng các chất trong cơ thể, như là gia tăng qúa mức nồng độ acide amine trong huyết tương trong khi thiếu các vitamine, hoặc năng lượng. hậu quả làm bé biếng ăn dẫn đến SDD. Bên cạnh đó sự lập đi lập lại các món ăn một cách nhàm chán sẽ làm bé ngán, nếu cộng thêm với sự ép ăn qúa sức, bé sẽ bỏ ăn vì các nguyên nhân tâm lý.

Chế độ ăn tốt nhất là một chế độ ăn đa dạng và đầy đủ các chất, ăn cả xác. Nên thay đổi món ăn cho bé hàng ngày và nếu có thể đối với các bé lớn nên cho ăn giống như người lớn. Việc cho bé tham gia vào bữa ăn cùng với người lớn cũng làm cho bé thích thú hơn vì thấy mình "bình đẳng" với người lớn. Nếu bé thích một loại thức ăn nào đó và đòi ăn thường xuyên hơn các loại thức ăn khác, vẫn có thể cho bé ăn thường xuyên loại thức ăn đó, đương nhiên bên cạnh đó tìm cách bổ sung thêm các nhóm thức ăn khác chứ không nên bỏ hẳn loại thức ăn ưa thích của bé. Bổ sung thêm vào thức ăn của bé dầu ăn là một chú ý rất quan trọng trong phòng ngừa SDD. Chỉ nên dứt sữa khi bé đã ăn được nhiều 4 - 5 chén mỗi ngày.

4. Thời gian và cách cho ăn phù hợp:

            Nên cho bé ăn vào những thời gian nhất định trong ngày. Cần lưu ý là dạ dày trẻ nhỏ trong khi nhu cầu năng lượng lại lớn ( một cách tương đối so với kg cân nặng) nên trẻ không thể ăn 3 bữa/ngày như người lớn. Các bữa ăn trung bình cách nhau 3 giờ, một bữa chính xen kẽ với một bữa phụ. Bữa chính nên trùng với bữa ăn chính của gia đình, như vậy vừa thuận tiện cho mẹ vừa tạo niềm vui cho bé. Các thức ăn của bữa phụ có thể đa dạng nhưng nên tránh các loại calori rỗng như kẹo, đường, nước ngọt.

            Trong lúc bé ăn, tránh sự gò ép thái quá. Mẹ có thể cho bé tự xúc ăn, tự chọn thức ăn. Cố gắng biến bữa ăn của bé thành một cuộc vui làm hài lòng cả bé và mẹ. Khi trẻ bệnh, nên khuyến khích trẻ ăn chứ không nên ép buộc.

            Không cho trẻ ăn quà vặt, uống nước ngọt, sữa. trước bữa ăn. Cần lưu ý là với trẻ nhỏ không nên dùng bình sữa để cho trẻ uống nước.

5. Dùng thuốc:

Việc dùng thuốc trong điều trị biếng ăn thường không đem lại hiệu qủa tối ưu như trong suy nghĩ của nhiều người. Các nhóm thuốc thường được dùng trong điều trị biếng ăn thường là

            * Nhóm vitamine và khoáng chất: Đây là các thành phần quan trọng hoặc là chất xúc tác cần thiết cho quá trình sản xuất và tác dụng của các loại men tiêu hóa.

            * Nhóm men tiêu hoá

            - Men tiêu tinh bột: Menalaz

            - Men tụy: Pantyrase, Neopeptin

            - Men tiêu hoá sống: Lacteofort, Antibio, L-Bio, Biosubtyl .

            - Thuốc kích thích hoạt động gan mật: Arginine, Chophytyl.

            * Nhóm thuốc "kích thích ăn"

Thực chất đây là loại thuốc kháng dị ứng và tác dụng ăn ngon chỉ là tác dụng phụ, bên cạnh đó có thể có một số tác dụng không hay vì vậy không nên dùng trong điều trị biếng ăn. Trong thực tế các bà mẹ thường truyền miệng nhau mua loại thuốc này tự sử dụng. Đây là vấn đề cần lưu ý trong tư vấn các trường hợp trẻ biếng ăn.

C. Kết Luận

Biếng ăn là một vấn đề quan trọng và đa dạng ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng dinh dưỡng trẻ em. Việc xác định và loại bỏ các nguy cơ có thể dẫn đến biếng ăn là việc làm cần thiết. Việc phòng ngừa có thể được thực hiện từ những nhận thức và hành động đúng đắn về dinh dưỡng . Điều trị biếng ăn cần sự phối hợp của nhiều biện pháp, cần sự quan tâm đến trẻ của nhiều người (bố mẹ, ông bà, cô giáo) và cần sự kiên trì của người chăm sóc trẻ.

 

THƯ MỤC NHI KHOA
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em

Bệnh viện Nhi Trung Ương

  • Địa chỉ: 18/879 La Thành – Đống Đa – Hà Nội
  • Điện thoại: (84-024) 6 273 8532
  • Fax: (84-024) 6 273 8573

Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bệnh viện Nhi Đồng 2

  • www.benhviennhi.org.vn
  • Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
  • Điện thoại: (028) 38295723 - (028) 38295724.

BV Nhi Đồng Thành Phố

  • Địa chỉ: 15 Võ Trần Chí, Tân Kiên, Bình Chánh, TP.HCM.
  • Điện thoại: (028) 2253 6688
  • Fax: (028) 2253 8899
  • Email: bv.nhidong@tphcm.gov.vn
  • Website: www.bvndtp.org.vn

BV Nhi Thái Bình

BV Nhi TP. Cần Thơ

  • Địa chỉ: Số 345 Nguyễn Văn Cừ, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
  • Điện thoại: 02923748356
  • Fax: 02923831031
  • Email: bvnhidong@cantho.gov.vn

BV Nhi Đồng Nai

  • Địa chỉ: Khu phố 5, Phường Tân Hiệp, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
  • Số điện thoại: 02513.891500 - Nhánh 151

Bệnh Viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng

  • Địa chỉ: 402 Lê Văn Hiến, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0236.3957 777, Fax: 0236.3957 779
  • Đường dây nóng: 0962 291 818
  • Email: benhvienphusannhi@danang.gov.vn
  • Website: www.phusannhidanang.org.vn

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh

  • Địa chỉ: Đường Huyền Quang, Phường Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh.
  • Điện thoại: (02223).89.59.69
  • Email: bvsn.syt@bacninh.gov.vn

BV Sản Nhi Ninh Bình

  • ĐT: 0229.3893656 Fax: 0229.893550
  • ĐT nóng ngành: 1900.9095 ĐT nóng bệnh viện: 0229.3513388
  • Thư điện tử: bvsnnb@gmail.com
  • Đ/c: Đường Phan Chu Trinh, p.Nam Thành, tp.Ninh Bình

BV Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc

BV Sản Nhi tỉnh Bình Dương

  • 455 đường CMT8, P. Phú Cường, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương
  • Điện thoại: 0274.3836.042 | Fax: (0274)3859580
  • Email: bvpsbinhduong@yahoo.com

 

Các bệnh viện chuyên khoa Nhi có nhu cầu gửi thông tin vào nơi này xin vui lòng gửi qua theo form này

Các sản phẩm y tế

Shop Bác sĩ Trung http://www.shopbstrung.com

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh nhi khoa
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em