MỘT VÀI NGỘ NHẬN VỀ SỮA MẸ

TS-DS. NGUYỄN HỮU ĐỨC

(Trường ĐHYD TPHCM)

Không phải bất cứ phụ nữ nào cũng biết rõ lợi ích của sữa mẹ. Chính nhờ thông tin đầy đủ mà nhiều chị em trước khi có con biết rằng sữa mẹ là loại thức ăn tốt nhất cho trẻ. Không chỉ là loại thức ăn phù hợp nhất đối với trẻ về mặt dinh dưỡng, dễ hấp thu và thích hợp nhất cho sự phát triển của trẻ trong 6 tháng đầu mà sữa mẹ còn có các lợi ích khác như: chứa các kháng thể giúp trẻ sơ sinh đề kháng chống lại một số bệnh, giúp não của trẻ tăng trưởng và phát triển tốt, giúp trẻ tránh được một số bệnh dị ứng do phải bú sữa bò và đặc biệt, gia tăng mối giao cảm mẫu tử thiêng liêng khi trẻ được ôm ấp và được bú sữa mẹ v.v... Riêng bà mẹ khi cho con bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu từ khi sanh có thể tránh thụ thai mà không cần biện pháp tránh thai nào khác. Đây là biện pháp tránh thai tự nhiên khá hiệu quả, có thể đạt được tỷ lệ thành công đến 98% nếu từ khi sanh con bà mẹ đã cho bú sữa mẹ ngay và tiếp tục cho bú đến 6 tháng sau (sau 6 tháng nên tìm một biện pháp tránh thai khác thích hợp).

Các lợi ích vừa kể không phải bất cứ thiếu nữ nào bước chân vào cuộc sống gia đình đều biết được. Mà cần được thông tin. Chính do không được thông tin mà nhiều người không có đủ kiến thức tối thiểu để tiếp cận và hiểu đúng các vấn đề của cuộc sống gia đình. Không những thế, khi thiếu thông tin có một số người còn có những hiểu biết, định kiến sai lệch. Trong vấn đề bú sữa mẹ, đã có một vài ngộ nhận mà nhiều khi người ta phải làm cuộc điều tra có những con số thống kê cụ thể để thuyết phục nhiều người hiểu đúng hơn. Trong tạp chí Sức Khỏe và Phát Triển (Health and Development) số tháng 5 năm 1991 của Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO) đã nêu một số ngộ nhận về bú sữa mẹ mà tổ chức này đã thu nhận qua cuộc hội thảo tổ chức tại Manila (Philippin). Nhận thấy các ngộ nhận đó có thể có ở nước ta nên xin được đề cập trong bài viết này với mong ước các bà mẹ nên luôn luôn nghĩ rằng "sữa mẹ là tốt nhất, chẳng có loại sữa nhân tạo nào thay thế được".

w Ngộ nhận: Bú sữa mẹ được quan tâm nhiều và dễ thực hiện ở các nước đang phát triển (như ở nước ta) hơn là các nước đã phát triển (như Anh, Úc...).

- Có ngộ nhận như trên vì dễ có sự suy nghĩ cho rằng các bà mẹ ở các nước nghèo thường chấp nhận cho con bú sữa mẹ do không có tiền mua sữa cho con bú sữa bình, và các bà mẹ ở các nước giàu thường chuộng chăm sóc vóc dáng hình thể, không thích cho con bú bầu sữa của mình (có quan điểm cho rằng bú sữa mẹ sẽ làm xấu đi bộ ngực).

Tuy nhiên, người ta đã điều tra và thấy rằng tình hình cho con bú sữa mẹ ở các nước đã phát triển càng ngày càng tăng trong khi ở các nước đang phát triển ngày càng giảm. Bởi vì, các bà mẹ ở các nước tiên tiến hiện nay có sự hiểu biết đầy đủ về lợi ích của sữa mẹ. Như ở Úc, đã có 90% các bà mẹ toàn nước Úc cho con bú sữa mẹ ngay sau khi sanh, và 50% tiếp tục cho con bú sữa mẹ cho đến 6 tháng sau.

Biết được có sự ngộ nhận này người ta nỗ lực nhiều hơn trong công tác truyền thông giáo dục về lợi ích của bú sữa mẹ ở các nước đang phát triển.

w Ngộ nhận: Khi đất nước càng phát triển, các bà mẹ càng có khuynh hướng không cho bú sữa mẹ, tỷ lệ cho con bú sữa mẹ ngày càng giảm đi.

- Không phải thế. Bú sữa mẹ càng ngày càng phổ biến ở các nước đã phát triển, đất nước càng phát triển tỷ lệ bà mẹ cho con bú sữa của chính mình ngày càng tăng. Như vào năm 1970, tỷ lệ phụ nữ cho con bú sữa mẹ ở các nước Tây Âu chỉ vào khoảng 40%. Sau đó tình hình thay đổi, nhờ vào sự thông tin có hiệu quả về sữa mẹ là sữa tốt toàn diện và duy nhất cho trẻ. Ở Anh hiện nay, đã có khoảng 80% các bà mẹ cho con bú sữa mẹ, tỷ lệ khá ít cho bú sữa bò.

Ở nước ta có lẽ cũng sẽ thế. Trong quá trình hiện đại hóa và công nghiệp hóa đất nước, công tác truyền thông giáo dục về sức khỏe ngày càng được nâng cao, chắc chắn tỷ lệ cho con bú sữa mẹ sẽ càng ngày càng tăng.

w Ngộ nhận: Số lượng và chất lượng sữa mẹ tùy thuộc hoàn toàn vào tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú.

- Không hoàn toàn như thế. Chính do ngộ nhận này mà có nhiều bà mẹ cảm thấy sức khỏe hơi kém là vội ngưng không cho con tiếp tục bú sữa mẹ.

Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh giữa hai bà mẹ, một được nuôi dưỡng tốt và một nuôi dưỡng kém, số lượng và chất lượng sữa mẹ không bị ảnh hưởng nhiều lắm do tình trạng dinh dưỡng đó, ngoại trừ bà mẹ bị suy dinh dưỡng quá nặng. Quả thật cơ thể người mẹ rất kỳ diệu, mặc dù được cung cấp các chất dinh dưỡng có mức độ, cơ thể mẹ vẫn dành các chất dinh dưỡng ấy vào trong sữa mẹ để trẻ bú không bị thiếu thốn. Biết được điều này, các bà mẹ sẽ không lo ngại quá đáng tình trạng dinh dưỡng của bản thân không tốt, sữa không đủ cho trẻ bú mà ngưng không cho trẻ tiếp tục bú sữa mẹ (xin lưu ý cần cho trẻ bú sớm sau khi sanh và cho bú đều đặn thường xuyên thì mới duy trì đủ số lượng sữa). Bà mẹ chỉ nên ngưng cho con bú khi có ý kiến của bác sĩ về tình trạng số lượng và chất lượng sữa của mình. Và có điều các bà mẹ, ngay cả toàn xã hội, phải lưu ý là luôn luôn quan tâm, tạo điều kiện cho các bà mẹ có tình trạng tốt nhất về dinh dưỡng khi cho con bú sữa mẹ để có đầy đủ sữa về số lượng và chất lượng.

Khi mẹ đang cho con bú và cảm thấy không được khỏe, đừng vội vàng ngưng cho bú mà nên đi khám bệnh và hỏi ý kiến của thầy thuốc. Điều cần đặc biệt lưu ý là các bà mẹ nên giữ gìn sức khỏe, tránh bị các bệnh trong thời gian cho trẻ bú là tốt nhất.

Trong tình hình hiện nay, khi các loại sữa nhân tạo được bày bán khắp nơi, được quảng cáo rầm rộ và hấp dẫn, tránh sao các bà mẹ, đặc biệt các bà mẹ trẻ, không bị ngộ nhận đại loại giống như các ngộ nhận nêu ở trên làm cho xiêu lòng bỏ việc cho con bú sữa mẹ. Cảm thấy không được khỏe, nghi ngờ sữa của chính mình kém chất lượng, bà mẹ rất dễ mua ngay hộp sữa được quảng cáo "chất lượng siêu việt" để đánh đổi bầu sữa quý báu của mình và cho trẻ bú bình. Đối với nước đang phát triển như nước ta, phải luôn luôn đề cao ích lợi của việc cho con bú sữa mẹ và giúp cho các bà mẹ thấu hiểu điều này.

THƯ MỤC NHI KHOA
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em

Bệnh viện Nhi Trung Ương

  • Địa chỉ: 18/879 La Thành – Đống Đa – Hà Nội
  • Điện thoại: (84-024) 6 273 8532
  • Fax: (84-024) 6 273 8573

Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bệnh viện Nhi Đồng 2

  • www.benhviennhi.org.vn
  • Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
  • Điện thoại: (028) 38295723 - (028) 38295724.

BV Nhi Đồng Thành Phố

  • Địa chỉ: 15 Võ Trần Chí, Tân Kiên, Bình Chánh, TP.HCM.
  • Điện thoại: (028) 2253 6688
  • Fax: (028) 2253 8899
  • Email: bv.nhidong@tphcm.gov.vn
  • Website: www.bvndtp.org.vn

BV Nhi Thái Bình

BV Nhi TP. Cần Thơ

  • Địa chỉ: Số 345 Nguyễn Văn Cừ, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
  • Điện thoại: 02923748356
  • Fax: 02923831031
  • Email: bvnhidong@cantho.gov.vn

BV Nhi Đồng Nai

  • Địa chỉ: Khu phố 5, Phường Tân Hiệp, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
  • Số điện thoại: 02513.891500 - Nhánh 151

Bệnh Viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng

  • Địa chỉ: 402 Lê Văn Hiến, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0236.3957 777, Fax: 0236.3957 779
  • Đường dây nóng: 0962 291 818
  • Email: benhvienphusannhi@danang.gov.vn
  • Website: www.phusannhidanang.org.vn

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh

  • Địa chỉ: Đường Huyền Quang, Phường Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh.
  • Điện thoại: (02223).89.59.69
  • Email: bvsn.syt@bacninh.gov.vn

BV Sản Nhi Ninh Bình

  • ĐT: 0229.3893656 Fax: 0229.893550
  • ĐT nóng ngành: 1900.9095 ĐT nóng bệnh viện: 0229.3513388
  • Thư điện tử: bvsnnb@gmail.com
  • Đ/c: Đường Phan Chu Trinh, p.Nam Thành, tp.Ninh Bình

BV Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc

BV Sản Nhi tỉnh Bình Dương

  • 455 đường CMT8, P. Phú Cường, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương
  • Điện thoại: 0274.3836.042 | Fax: (0274)3859580
  • Email: bvpsbinhduong@yahoo.com

 

Các bệnh viện chuyên khoa Nhi có nhu cầu gửi thông tin vào nơi này xin vui lòng gửi qua theo form này

Các sản phẩm y tế

Shop Bác sĩ Trung http://www.shopbstrung.com

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh nhi khoa
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em