Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh

Viêm kết mạc là bệnh nhiễm trùng tại chỗ, thường kèm theo nhiễm trùng huyết. Nguyên nhân gây bệnh có thể do hóa chất hoặc nhiễm trùng qua ngả âm đạo lúc sinh.

Viêm kết mạc do hóa chất: thường xảy ra sau khi nhỏ nitrat bạc - thuốc giúp ngừa nhiễm trùng mắt do lậu cầu. Bệnh sẽ thuyên giảm 1-2 ngày sau khi ngưng nhỏ nitrat bạc.

Viêm kết mạc do nhiễm trùng: tác nhân gây viêm gồm Gonococci, Staphylococci, Streptococci, Pneumococci, Pseudomonas, Chlamydia trachomatis. Trẻ bị nhiễm qua ngả âm đạo lúc sinh. Thời gian viêm thường từ 2-5 ngày, riêng viêm kết mạc do Chlamydia là từ 5-10 ngày.

Viêm kết mạc do lậu: trước đây, viêm kết mạc do lậu là nguyên nhân gây mù ở trẻ em. Song hiện nay bệnh ít gặp hơn do việc nhỏ phòng ngừa dung dịch nitrat bạc 1% hoặc dung dịch kháng sinh (Erythromycin 0,5%, Tetracycline 1%) thường quy vào mắt ngay sau sinh. Viêm kết mạc do lậu là bệnh nguy hiểm, với các triệu chứng là sưng mi mắt, đỏ mắt, chảy mủ mắt lượng nhiều và tái lập nhanh, nguy cơ loét giác mạc cao, để lại sẹo, có thể dẫn đến mù nếu không điều trị. Trẻ viêm kết mạc lậu cần được chẩn đoán bằng nhuộm Gram, cấy mủ mắt, cấy máu, cấy dịch não tủy.

Bệnh có thể điều trị tại chỗ bằng rửa kết mạc thường xuyên với dung dịch Penicilline 10.000 đơn vị/ml, nửa giờ một lần. Mủ mắt trong viêm kết mạc lậu rất dễ lây, vì vậy người chăm sóc cho bệnh nhi cũng cần mang găng và rửa tay cẩn thận. Điều trị toàn thân với kháng sinh dạng tiêm Ceftriaxone 50-100 mg/kg/ngày, chia 2 lần trong 7 ngày. Trẻ có mẹ nhiễm bệnh cần được ngừa một liều Ceftriaxone 50 mg/kg tiêm bắp. Ngoài ra, khoảng 50% trẻ viêm kết mạc lậu có nhiễm trùng mắt C.trachomatis kèm theo, cần điều trị thêm Erythromycin.

- Viêm kết mạc do vi trùng khác: các triệu chứng sưng, đỏ, mủ mắt do vi trùng khác lậu cầu gây ra (ví dụ staphylococci) nói chung là nhẹ và ít gây biến chứng hơn. Cần nhuộm Gram, cấy mủ mắt để tìm ra vi trùng. Điều trị tại chỗ bằng kháng sinh nhỏ mắt như dung dịch Bacitracin, Neomycin 4-6 giờ một lần. Chọn lựa kháng sinh toàn thân phụ thuộc vào loại vi trùng viêm kết mạc kèm viêm quanh hốc mắt. Bệnh diễn tiến nhanh gây viêm mô tế bào hốc mắt, biểu hiện nhiễm trùng nặng, cần điều trị kháng sinh toàn thân. Các tác nhân thường gặp là S. areus, streptococcus nhóm A, Pneumococci, H. influenzae.

- Viêm kết mạc do C. trachomatis: trẻ mắc bệnh do nhiễm trùng ở đường âm đạo của mẹ bị bệnh. Truyền qua tiếp xúc trực tiếp có thể xảy ra ở 2-24% bà mẹ mang thai cấy cổ tử cung có C. trachomatis. Khoảng 30-50% trẻ có mẹ bị nhiễm sẽ bị viêm kết mạc, 10-20% có nhiễm trùng mũi họng và 3-18% bị viêm phổi do C. trachomatis.

Khám mắt thấy có mủ mắt, diễn tiến mãn tính nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Cần chẩn đoán nhờ nhuộm Giemsa toàn thể vào trong tế bào. Chẩn đoán xác định bằng phân lập C. trachomatis trong cấy mô.

Điều trị tại chỗ với thuốc mỡ tra mắt Tetracycline 1%. Viêm kết mạc C. trachomatis có biến chứng viêm phổi, nên cần điều trị với Erythromycin trong 14 ngày.

Dùng thuốc nhỏ mắt như thế nào?

- Rửa tay.

- Làm sạch mắt: dùng gạc tẩm nước muối đẳng trương vô trùng, lau từ khóe trong ra khóe mắt ngoài. Lưu ý không lau theo chiều ngược lại để tránh nhiễm sang tuyến lệ và nhiễm sang mắt còn lại.

- Bộc lộ mi mắt dưới: dùng ngón của bàn tay không thuận đặt lên vùng má ngay dưới mắt, nhẹ nhàng kéo da dưới mi mắt xuống.

- Nếu dùng thuốc nước: giữ lọ thuốc cách mắt từ 1-2 cm. Nhỏ một giọt thuốc vào 1/3 ngoài mi mắt dưới. Ấn lên tuyến lệ ít nhất 30 giây để ngăn thuốc chảy xuống tuyến lệ.

- Nếu dùng thuốc mỡ: giữ ống thuốc ở trên mi mắt dưới, nặn 3 cm thuốc mỡ, tra vào mí mắt từ trong ra ngoài.

- Lau sạch phần thuốc thừa từ trong ra ngoài mi mắt bằng gạc vô trùng.

Bác sĩ Cam Ngọc Phượng, Sức Khỏe & Đời Sống

THƯ MỤC NHI KHOA
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em

Bệnh viện Nhi Trung Ương

  • Địa chỉ: 18/879 La Thành – Đống Đa – Hà Nội
  • Điện thoại: (84-024) 6 273 8532
  • Fax: (84-024) 6 273 8573

Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bệnh viện Nhi Đồng 2

  • www.benhviennhi.org.vn
  • Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
  • Điện thoại: (028) 38295723 - (028) 38295724.

BV Nhi Đồng Thành Phố

  • Địa chỉ: 15 Võ Trần Chí, Tân Kiên, Bình Chánh, TP.HCM.
  • Điện thoại: (028) 2253 6688
  • Fax: (028) 2253 8899
  • Email: bv.nhidong@tphcm.gov.vn
  • Website: www.bvndtp.org.vn

BV Nhi Thái Bình

BV Nhi TP. Cần Thơ

  • Địa chỉ: Số 345 Nguyễn Văn Cừ, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
  • Điện thoại: 02923748356
  • Fax: 02923831031
  • Email: bvnhidong@cantho.gov.vn

BV Nhi Đồng Nai

  • Địa chỉ: Khu phố 5, Phường Tân Hiệp, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
  • Số điện thoại: 02513.891500 - Nhánh 151

Bệnh Viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng

  • Địa chỉ: 402 Lê Văn Hiến, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0236.3957 777, Fax: 0236.3957 779
  • Đường dây nóng: 0962 291 818
  • Email: benhvienphusannhi@danang.gov.vn
  • Website: www.phusannhidanang.org.vn

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh

  • Địa chỉ: Đường Huyền Quang, Phường Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh.
  • Điện thoại: (02223).89.59.69
  • Email: bvsn.syt@bacninh.gov.vn

BV Sản Nhi Ninh Bình

  • ĐT: 0229.3893656 Fax: 0229.893550
  • ĐT nóng ngành: 1900.9095 ĐT nóng bệnh viện: 0229.3513388
  • Thư điện tử: bvsnnb@gmail.com
  • Đ/c: Đường Phan Chu Trinh, p.Nam Thành, tp.Ninh Bình

BV Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc

BV Sản Nhi tỉnh Bình Dương

  • 455 đường CMT8, P. Phú Cường, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương
  • Điện thoại: 0274.3836.042 | Fax: (0274)3859580
  • Email: bvpsbinhduong@yahoo.com

 

Các bệnh viện chuyên khoa Nhi có nhu cầu gửi thông tin vào nơi này xin vui lòng gửi qua theo form này

Các sản phẩm y tế

Shop Bác sĩ Trung http://www.shopbstrung.com

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh nhi khoa
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em