SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE Ở TRẺ NHŨ NHI

Tác giả : Thạc sĩ, BS. NGUYỄN THANH HÙNG Trưởng khoa Sốt xuất huyết & Phó Giám đốc BV. Nhi Đồ

Sốt Dengue/ Sốt xuất huyết (SXH) Dengue là một bệnh do virus Dengue (gồm 4 týp huyết thanh DEN-1, DEN-2, DEN-3, và DEN-4) gây ra và trở thành vấn đề y tế quan trọng trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, kể từ khi được báo cáo vào năm 1958, số ca mắc và tử vong do bệnh SXH Dengue đã liên tục gia tăng, và SXH trở thành một trong những bệnh dịch truyền nhiễm gây tử vong cao nhất cho trẻ em ở nước ta. Theo số liệu của Bộ Y tế, tính từ tháng 1 đến cuối tháng 6 năm 2004, cả nước ta đã có 24.000 trường hợp SXH được báo cáo, trong đó có 40 ca tử vong. Hiện nay, ở các tỉnh phía Nam, 70% trường hợp SXH Dengue xảy ra ở trẻ em (£ 15 tuổi), trong đó trẻ nhũ nhi (1-11 tháng tuổi) chiếm khoảng 5-8%, còn người lớn (> 15 tuổi) chiếm khoảng 30%. Qua thực tế điều trị và nghiên cứu về SXH nhũ nhi trong những năm qua tại khoa Sốt xuất huyết - BV. Nhi Đồng 1, chúng tôi muốn chia sẻ với quí đồng nghiệp và bạn đọc một số kinh nghiệm về SXH Dengue ở trẻ nhũ nhi, nhằm có thể phát hiện sớm và điều trị hiệu quả thể bệnh đặc biệt này.

SXH Dengue ở trẻ nhũ nhi có thường gặp không?

Trẻ nhũ nhi dưới 12 tháng tuổi chiếm khoảng 5-8% tổng số bệnh nhân SXH Dengue tại các tỉnh phía Nam. Tại khoa Sốt xuất huyết - Bệnh viện Nhi Đồng 1, mỗi năm chúng tôi tiếp nhận điều trị từ 100-300 trường hợp SXH nhũ nhi; trong đó trường hợp nhỏ tuổi nhất được ghi nhận ở trẻ 1 tháng tuổi.

SXH Dengue ở trẻ nhũ nhi có nguy hiểm như ở trẻ lớn không?

Trẻ nhũ nhi ít bị SXH Dengue, nhưng khi bị thì nguy cơ tử vong sẽ rất cao. Trẻ nhũ nhi bị SXH Dengue rất dễ sốc, khó dự kiến việc xuất hiện sốc và khó dự liệu kết quả điều trị. Việc điều trị các trường hợp SXH nặng ở trẻ nhũ nhi không đơn giản như ở lứa tuổi lớn hơn. Do đó vấn đề phát hiện sớm và theo dõi sát quá trình diễn tiến bệnh đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị hiệu quả SXH Dengue ở trẻ nhũ nhi.

Làm sao nhận biết trẻ nhũ nhi bị SXH Dengue?

Qua nghiên cứu 245 trường hợp SXH nhũ nhi tại khoa Sốt xuất huyết - Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ năm 1997-2002, chúng tôi nhận thấy ba dấu hiệu thường gặp nhất trong SXH nhũ nhi là sốt cao, chấm xuất huyết dưới da và gan to. Bệnh nhân có biểu hiện sốt cao từ 2-13 ngày, trung bình khoảng 5 ngày. Chấm xuất huyết dưới da thường gặp nhiều nhất ở hai chân. Nặng hơn, một số bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết tiêu hóa (ói ra máu hoặc đi tiêu ra máu). Sốc SXH (trụy tim mạch) được ghi nhận trong 25% số bệnh nhân. Sốc xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh (Xem bảng).

Ngoài những dấu hiệu vừa kể, trẻ nhũ nhi bị SXH Dengue có thể có các dấu hiệu không đặc hiệu như ho, sổ mũi và tiêu chảy, khiến thầy thuốc và cha mẹ có thể bị nhầm với các bệnh khác như tiêu chảy cấp, nhiễm trùng đường hô hấp.

Để phát hiện sớm bệnh SXH Dengue ở trẻ nhũ nhi, khi trẻ sốt cao từ 2 ngày trở đi, cha mẹ phải nghĩ đến bệnh SXH Dengue và đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và hướng dẫn điều trị. Các bác sĩ điều trị theo dõi bệnh nhân và khi cần thiết sẽ cho thử máu để theo dõi diễn tiến bệnh. Cũng như ở trẻ lớn, khi thử máu trẻ nhũ nhi bị SXH Dengue có cô đặc máu (biểu hiện bởi sự gia tăng dung tích hồng cầu) và giảm số lượng tiểu cầu.

Cách điều trị SXH Dengue ở trẻ nhũ nhi

Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh SXH Dengue, chủ yếu vẫn là điều trị triệu chứng. Đối với các trường hợp SXH nhũ nhi nhẹ và trung bình (không có sốc) thì việc điều trị gồm hạ sốt bằng Paracetamol uống, uống nhiều nước và hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc trẻ. Chỉ định truyền dịch tĩnh mạch dung dịch điện giải tại bệnh viện khi trẻ ói nhiều, cô đặc máu nhiều hoặc có xuất huyết tiêu hóa. Đối với các trường hợp SXH nhũ nhi nặng (sốc SXH) đòi hỏi trẻ phải được hồi sức tích cực: chống sốc bằng dung dịch điện giải, cao phân tử, truyền máu trong những trường hợp xuất huyết nặng và phải được theo dõi thật sát tại phòng cấp cứu, hồi sức của bệnh viện.

Chăm sóc trẻ nhũ nhi bị SXH Dengue

Khi trẻ nhũ nhi bị sốt cao, cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol, lau mát bằng nước ấm để tránh biến chứng sốt cao co giật. Nên cho các cháu uống nhiều nước (cam, chanh, oresol, nước sôi để nguội), vẫn tiếp tục cho bú sữa, cho ăn cháo, bột.

Không nên cạo gió, cắt lể vì vừa làm đau, vừa có thể gây chảy máu và nhiễm trùng cho trẻ. Không tự ý cho trẻ uống thuốc Aspirine vì có thể gây chảy máu dạ dày rất nguy hiểm.

Cách theo dõi trẻ nhũ nhi bị SXH Dengue

Phải theo dõi sát các cháu, không được lơ là mất cảnh giác. Thời điểm nguy hiểm nhất lại là khi trẻ hết sốt (thường từ ngày thứ 3 đến hết ngày thứ 6 của bệnh), trẻ có thể trở nặng vào sốc, dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không phát hiện kịp thời.

Các dấu hiệu trở nặng của bệnh SXH Dengue ở trẻ nhũ nhi: Trẻ ói mửa nhiều; Bứt rứt; Quấy khóc; Bỏ bú; Tay chân lạnh, tím, vã mồ hôi; Ói ra máu, đi tiêu ra máu. Nếu trẻ hết sốt mà có một trong các dấu hiệu trở nặng này, phải đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay để được truyền dịch kịp thời.

Tại sao trẻ nhũ nhi bị SXH Dengue, có cách nào phòng ngừa bệnh không?

Trẻ nhũ nhi cũng như trẻ lớn bị lây SXH là do bị muỗi vằn đốt. Đây là loại muỗi sống trong nhà, đẻ ra lăng quăng trong nước. Để tránh bị muỗi đốt, nên cho trẻ ngủ mùng kể cả ban ngày, dùng nhang, thuốc phun để diệt muỗi. Làm vệ sinh nhà cửa, dẹp bỏ các nơi đọng nước làm chỗ cho muỗi đẻ như lu, máng, bình bông, lon, hộp, gáo dừa... Đậy kín các lu chứa nước sinh hoạt không cho muỗi đẻ, hoặc thả cá bảy màu để ăn lăng quăng.

Các dấu hiệu lâm sàng SXH Dengue ở 245 trẻ nhũ nhi tại khoa Sốt xuất huyết - BV. Nhi Đồng 1 từ 1997- 2002 (Nguồn: Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Trọng Lân và cộng sự, 2003).

 

Dấu hiệu lâm sàng Số trường hợp (tỉ lệ %)
* Thời gian sốt.Trung bình: 5,2 ngày (từ 2-13 ngày).
* Biểu hiện xuất huyết:

- Chấm xuất huyết dưới da.

- Xuất huyết tiêu hĩa.

244 trường hợp (99,6%)

14 trường hợp (5,7%)

* Gan to.238 trường hợp (97,1%)
* Sốc (trụy mạch).63 trường hợp (25,7%)
* Cơ đặc máu (Hct tăng ³ 20% giá trị bình thường). 224 trường hợp (91,4%)
* Tiểu cầu giảm (£100´103/mm3). 230 trường hợp (93,8%)

Chú thích ảnh:

Điều dưỡng khoa SXH, BV. Nhi Đồng I đang chăm sóc một bé gái 3,5 tháng vừa ra khỏi cơn shock do SXH độ 3. Ảnh: LP.  

 

THƯ MỤC NHI KHOA
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em

Bệnh viện Nhi Trung Ương

  • Địa chỉ: 18/879 La Thành – Đống Đa – Hà Nội
  • Điện thoại: (84-024) 6 273 8532
  • Fax: (84-024) 6 273 8573

Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bệnh viện Nhi Đồng 2

  • www.benhviennhi.org.vn
  • Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
  • Điện thoại: (028) 38295723 - (028) 38295724.

BV Nhi Đồng Thành Phố

  • Địa chỉ: 15 Võ Trần Chí, Tân Kiên, Bình Chánh, TP.HCM.
  • Điện thoại: (028) 2253 6688
  • Fax: (028) 2253 8899
  • Email: bv.nhidong@tphcm.gov.vn
  • Website: www.bvndtp.org.vn

BV Nhi Thái Bình

BV Nhi TP. Cần Thơ

  • Địa chỉ: Số 345 Nguyễn Văn Cừ, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
  • Điện thoại: 02923748356
  • Fax: 02923831031
  • Email: bvnhidong@cantho.gov.vn

BV Nhi Đồng Nai

  • Địa chỉ: Khu phố 5, Phường Tân Hiệp, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
  • Số điện thoại: 02513.891500 - Nhánh 151

Bệnh Viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng

  • Địa chỉ: 402 Lê Văn Hiến, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0236.3957 777, Fax: 0236.3957 779
  • Đường dây nóng: 0962 291 818
  • Email: benhvienphusannhi@danang.gov.vn
  • Website: www.phusannhidanang.org.vn

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh

  • Địa chỉ: Đường Huyền Quang, Phường Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh.
  • Điện thoại: (02223).89.59.69
  • Email: bvsn.syt@bacninh.gov.vn

BV Sản Nhi Ninh Bình

  • ĐT: 0229.3893656 Fax: 0229.893550
  • ĐT nóng ngành: 1900.9095 ĐT nóng bệnh viện: 0229.3513388
  • Thư điện tử: bvsnnb@gmail.com
  • Đ/c: Đường Phan Chu Trinh, p.Nam Thành, tp.Ninh Bình

BV Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc

BV Sản Nhi tỉnh Bình Dương

  • 455 đường CMT8, P. Phú Cường, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương
  • Điện thoại: 0274.3836.042 | Fax: (0274)3859580
  • Email: bvpsbinhduong@yahoo.com

 

Các bệnh viện chuyên khoa Nhi có nhu cầu gửi thông tin vào nơi này xin vui lòng gửi qua theo form này

Các sản phẩm y tế

Shop Bác sĩ Trung http://www.shopbstrung.com

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh nhi khoa
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em