NHỮNG MỐC LỚN
TRONG LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TÌNH DỤC
BS. ĐÀO XUÂN DŨNG
Những nhân vật tiên phong
Ở phương Tây, ngay từ thời Hy Lạp cổ đại, hành vi tình dục người đã được
các danh y và các triết gia đề cập đến. Hippocrates, Plato và Aristotle có
thể coi là những người đầu tiên đã đưa ra những quan sát và những lý thuyết
sâu sắc về các vấn đề sinh lý và rối loạn chức năng tình dục, sinh sản và
tránh thai, phá thai, luật lệ và đạo đức của hành vi tình dục. Thời kỳ Đế
chế La Mã, những thầy thuốc Hy Lạp như Soranus và Galen đã tiến thêm bước
nữa và đã hệ thống hóa những hiểu biết về tình dục thời cổ đại. Cao trào
nghiên cứu về vấn đề giải phẫu trong thế kỷ 16, 17 và 18 đã làm cho những
tên tuổi gắn liền với những bộ phận giải phẫu có liên quan đến chức năng
tình dục người như Fallopio (mô tả vòi trứng), De Graff (nang noãn),
Berthelsen (tuyến Bartholin) và Cowper (tuyến ở bộ phận sinh dục nam). Thời
đại ánh sáng mở đầu cho việc bàn luận mạnh dạn hơn về khía cạnh đạo đức của
tình dục và phân loại mới về hành vi tình dục người. Thế kỷ 19 với những
quan tâm về nạn nhân mãn, và tâm lý bệnh tình dục và về đạo đức xã hội suy
thoái đã ra đời khái niệm tình dục (sexuality) và khoa học tình dục được
nghiên cứu toàn diện và sâu sắc hơn. Những nghiên cứu của các nhà khoa học
về sinh học, y học, lịch sử, và nhân học đã đặt nền móng cho những nghiên
cứu về tình dục trên cơ sở hiện đại. Bước sang thế kỷ 20, những công trình
nghiên cứu tiên phong của Havelock Ellis, Sigmund Freud và Iwan Bloch đã
khẳng định việc nghiên cứu những vấn đề tình dục là những công việc hoàn
toàn xứng đáng.
Ivan Bloch (1872-1922) là người đầu tiên đặt tên cho khoa học này - tiếng
Đức là "Sexualwissenschaft" - nhgual khi dịch ra tiếng Anh thì gây tranh cãi
vì tiếng Đức "Wissenschaft" vừa bao hàm cả nội dung khoa học tự nhiên và
khoa học nhân văn. Thuật ngữ Sexology được chấp nhận hơn vì gốc Hy Lạp
"Logos" hàm ý năng lực lý trí hiểu biết cho nên Sexology được hiểu là khoa
học nghiên cứu tình dục trên phương diện lý thuyết với những phân tích khách
quan chứ không phải là khoa học nghiên cứu tình dục trên phương diện thực
hành (Erotology) như một số sách viết về tình dục của Ần Độ xưa kia (Kama
Sutra) hay của phương Tây gần đây, chủ yếu đề cập đến kỹ thuật làm tình.
Tuy nhiên, những nghiên cứu sâu và thuần túy lý thuyết về tình dục có
trước cả Bloch vài thập niên. Ngay từ năm 1834, một thầy thuốc Nga tên là
Heinrich Kaan đã cho xuất bản cuốn sách Tâm lý bệnh tình dục (Psychopathia
sexualis) đaư ra phân loại mới về các bệnh tâm thần do nguyên nhân tình dục.
Iwan Bloch đã vượt ra khỏi giới hạn y học và sinh học để giải thích về
những biểu hiện tình dục bị coi là suy đồi. Bloch cho rằng rất nhiều hành vi
tình dục bị cho là bệnh hoạn và suy đồi đều đã từng có ở nhiều nơi trên trái
đất và ở cả những dân tộc "nguyên thủy" cũng như văn minh. Từ đó, Bloch đi
đến kết luận rằng quan điểm y học thuần túy để giải thích về hành vi tình
dục là hạn hẹp và cần phải được chỉnh lý bằng những công trình nghiên cứu
lịch sử và nhân học.
Bloch đã viết trong công trình nghiên cứu Đời sống tình dục của thời đại
chúng ta (1907) đại ý rằng: "Do tầm quan trọng của tình yêu trong đời sống
của mỗi cá nhân và trong xã hội với mối liên quan của nó trong sự phát triển
của nền văn minh nhân loại thì bộ môn khoa học đặc biệt này phải được coi là
một bộ phận của "khoa học về loài người" - một khoa học tổng hợp của sinh
học, nhân học, dân tộc học, triết học, tâm lý học, lịch sử văn học và lịch
sử nền văn minh.
Những tạp chí đầu tiên về tình dục
Tạp chí đầu tiên nghiên cứu tình dục như là một khoa học ra đời năm 1908
do sáng kiến của Magnus Hirschfeld, xuất bản mỗi tháng một số và ngay trong
số đầu đã có bài viết của Sigmund Freud "Huyễn tưởng Histêri và mối liên
quan với trạng thái lưỡng tính dục". Phân tâm học cũng được coi là một bộ
phận của nghiên cứu tình dục. Hirchfeld còn lặn lội sang cả Ý để xin bài
viết của 2 đọc giả "gạo cội" là Mantegazza và Lombroso. Ngoài ra, tạp chí
còn có những bài nghiên cứu về lịch sử, triết học, sinh học, y học, dân tộc
học... Sau khi được 12 số thì tạp chí sát nhập với một tạp chí khác không
hoàn toàn chuyên sâu về tình dục do Max Marcuse chủ biên.
Vào năm 1914, trước khi xảy ra thế chiến thứ I, Iwan Bloch và Albert
Eulenburg lại cho xuất bản một tạp chí chuyên sâu về khoa học tình dục, coi
như cơ quan ngôn luận của Hội nghiên cứu về tình dục và ưu sinh học (Medical
society for sexology and Eugenis) và mục tiêu tạp chí là nghiên cứu những
khía cạnh y học, tự nhiên và văn hóa tình dục. Tạp chí có tầm quan trọng
lịch sử không thể chối cãi, nó đã tồn tại cho đến năm 1932, trong gần 2 thập
niên, nó đã công bố nhiều công trình nghiên cứu về tình dục của nhiều trí
tuệ lỗi lạc nhất đương thời.
Những Hội đầu tiên
Hội đầu tiên là Hội nghiên cứu về tình dục và ưu sinh học, được thành lập
bởi Bloch, Hirschfeld và nhiều người quan tâm khác vào ngày 21/2/1913 và
thông qua tạp chí nói trên có ảnh hưởng lớn trong nước và trên quốc tế. Lúc
đầu chỉ có, 15 thành viên nhưng sau một năm đã tăng lên hơn 100, gồm của
những người ngoài ngành y nhưng có hiểu biết rộng. Hội họp mỗi tháng một
lần, thường kéo dài hơn 2 giờ để thảo luận về những báo cáo khoa học. Vài
tháng sau đó đã ra đời ở Berlin một Hội thứ hai mang tên Hội quốc tế nghiên
cứu tình dục do Albert Moll lãnh đạo, sau này cũng trở thành một hội có uy
tín và đã tổ chức những hội nghị quốc tế.
Những cuốn sách đầu tiên viết về tình dục
Ngay từ thế kỷ 19 đã có rất nhiều bài viết, sách và công trình nghiên cứu
về tình dục. Những tác giả quan trọng nhất vẫn là Bloch, Moll, Hirschfeld và
Max Marcuse.
Bloch tùy là "cha đẻ thực sự về khoa học tình dục" nhưng lại là người ít
được biết đến nhất. Ngoài cuốn Đời sống tình dục trong thời đại chúng ta nói
ở trên (1907), Bloch còn viến một cuốn sách 3 tập về nghề gái điếm (1912 và
1925) và Tình dục đồng giới nam và nữ, 2 tập (1914). Tuy nhiên chính những
công trình chưa hoàn thành của Bloch mới thật đáng chú ý, ông coi vấn đề mại
dâm là trung tâm của khoa học tình dục vì kết hợp 2 khía cạnh văn hóa và
sinh học.
Cuối thế kỷ 19, Albert Moll viết cuốn sách chuyên đề đầu tiên về tình dục
đồng giới (1891) và bản chất của Ham muốn tình dục (1897) - cuốn này có ảnh
hưởng đến Freud vì đã dựa trên sự phát triển tính dục ở trẻ em. Năm 1909,
Moll công bố công trình nghiên cứu đầu tiên về "Đời sống tính dục trẻ em"...
tuy nhiên người viết nhiều nhất phải kể đến Magnus Hirschfeld với 2 công
trình lớn là cuốn sách giáo khoa 3 tập về Bệnh học tình dục (1916-1920) và
Những hiểu biết về tình dục gồm 5 tậ (1926-1930).
Những bộ phim đầu tiên về tình dục
Iwan Bloch là cố vấn đầu tiên cho bộ phim về tình dục nói về bệnh giang
mai do Richard Oswald đạo diễn (1916-1918), sau đó Oswald lại cộng tác với
Magnus Hirschfeld làm một bộ phim trong đó có một bộ phim nổi tiếng nhất là
"Khác với mọi người" (1919) lần đầu tiên bênh vực hành vi tình dục đồng
giới. Hãng phim Steinach cũng có đóng góp quan trọng vào vấn đề này.
Viện nghiên cứu đầu tiên về tình dục
Hirschfeld đã thực hiện được tham vọng thành lập được Viện nghiên cứu đầu
tiên trên thế giới về tình dục ở Berlin năm 1919. Viện đã có nhiều công
trình nghiên cứu quan trọng và nhiều hoạt động điều trị và sớm nổi tiếng
trên thế giới. Viện a4 sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành và tập
trung vào 4 khu vực: sinh học tình dục, bệnh học tình dục (y học), xã hội
học tình dục và dân tộc học tình dục. Viện có hơn 20.000 cuốn sách và nhiều
tài liệu lưu trữ. Trong số những hoạt động của viện, có 3 hoạt động đáng ưuu
ý là: tư vấn trước hôn nhân - một hoạt động mới chỉ có lần đầu ở Đức; thường
xuyên tổ chức nói chuyện cho công chúng nghe về các vấn đề tình dục; dịch vụ
pháp y trong các vụ án hình sự. Nhiều nhân vật nổi tiếng thế giới đã đến
thăm viện như Margaret Sanger, Harry Benjamin, Jawaharlal Nehru, Andrre
Gide... Thế mà chỉ 3 tháng sau khi Hitle lên cầm quyền, ngày 6/5/1933, viện
bị bọn phái xít Đức phá hoại và sách bị đốt. Động cơ nào khiến bọn phát xít
tấn công ngay vào viện nghiên cứu tình dục. Levy-Lenz, người đã làm việc tại
viện hồi đó cho rằng viện đã biết quá nhiều về bệnh sự tình dục của những
tên trùm phát xít.
Những Hội nghị quốc tế đầu tiên về tình dục
Hirschfeld vẫn là người tiên phong. Năm 1921, ông đã tổ chức Hội nghị
quốc tế đầu tiên ở Berlin để bàn về những cải cách trên cơ sở những nghiên
cứu khoa học về tình dục. Hội nghị đã kéo dài 6 ngày, với 36 báo cáo về 4
khu vực chính: Nội tiết học, tình dục và luật pháp, kiểm soát sinh đẻ, giáo
dục tính dục. Albert Moll cũng đứng ra tổ chức 2 hội nghị quốc tế khác vào
năm 1926 và 1930 với nội dung tương tự như hội nghị đầu tiên do Hirschfeld
tổ chức. Sau đó còn có 4 hội nghị quốc tế nữa cũng do Hirschefld tổ chức.
Ngay tại Hội nghị quốc tế ở Copenhagen (1924) đã thành lập được Liên đoàn
Thế giới nghiên cứu về tình dục với những chủ tịch đầu tiên là Hirschfeld,
Auguste Forel và Havelock Ellis. Liên đoàn đã tan ra sau khi Hirschfeld qua
đời.
Khoa tình dục sau thế chiến thứ II
Lại tiếp tục phát triển ở Mỹ với những cố gắng của Alfred C. Kinsay, một
nhà động vật học. Những công trình khoa học quan trọng của Kinsay và cộng sự
về hành vi tình dục của nam (1948) và nữ (1953) đưa trên những khảo sát thực
nghiệm đã đem lại những cống hiến quan trọng cho việc nghiên cứu khoa học
tình dục. Kinsay qua đời vào năm 1956 và Viện Kinsay chể3n giao cho Paul H.
Gebhard lãnh đạo nhưng việc nghiên cứu đã bị thu hẹo lại.
Trong vài thập niên gần đây, khoa học tình dục học được nghiên cứu nhiều
trên phương diện y học, tâm lý học, chủ yếu do ảnh hưởng của 2 công trình
nghiên cứu có tính cách khai phá mang tên "Đáp ứng tình dục ở người" (1966)
và "Thiểu năng tình dục ở người" (1970) của William H. Masters và Virginia
Johnson, hướng chủ yếu vào việc điều trị những rối loạn chức năng tình dục
của cá thể hoặc của cặp vợ chồng, do đó đã không quan tâm lắm đến các ảnh
hưởng xã hội và lịch sử.