THƯỢNG MÃ PHONG LÀ GÌ?
(Tiếp theo và hết)
BS. HỒ ĐẰC DUY
CÓ PHẢI VUA LÊ THÁI
TÔNG CHẾT DO HỘI CHỨNG NÀY KHÔNG?
Hãy đọc lại một số sử
sách xưa để thấy sự kiện này xảy ra như thế nào, Bộ Đại Việt Sử Ký Toàn
Thư
(quyển XI trang 351) viết:
Ngày 27 tháng 7 vào
mùa thu, năm Nhâm Tuất (Đại Bảo) thứ 3 (1442) vua đi tuần về miền Đông,
duyệt quân ở thành Chí Linh, Nguyễn Trãi mời vua ngự chùa Côn Sơn.
Tháng 8 ngày mồng
4, vua về đến vườn Vải huyện Gia Định, bỗng bị bạo bệnh rồi băng.
Các quan bí mật đưa
về.
Ngày mồng 6 về tới
kinh, nửa đêm đem vào cung rồi mới phát tang. Mọi người đều nói là Nguyễn
Thị Lộ giết vua.
Ngày 16, giết Hành
khiển Nguyễn Trãi và vợ là Nguyễn Thị Lộ, bắt tội đến ba họ.
Tháng 9, ngày 9,
giết bọn hoạn quan Đinh Phúc, Đinh Thắng vì khi Nguyễn Trãi sắp bị hành hình
có nói là: "Hối không nghe lời của Thắng và Phúc".
Thử tìm hiểu vài sự kiện
liên quan để làm sáng tỏ vấn đề về nguyên nhân cái chết của vua.
Nơi vua chết là ở chùa
Côn Sơn như lời của Nguyễn Trãi, hay tại nhà riêng của Nguyễn Trãi - Thị Lộ.
Theo nghi lễ của các bậc
thiên tử khi ra khỏi cung điện vua không bao giờ ở nhà dân, cho dù đó là nhà
cha mẹ vợ mà chỉ ở hành cung là nơi đã được sửa soạn trước trong các chuyến
vi hành, hoặc ở nơi tôn nghiêm như đình, chùa.
Thông thường khi muốn
thăm một ai thì vua cho triệu người ấy đến chỗ vua ở, chứ không bao giờ vua
đến nhà của họ chỉ trừ trường hợp đi thăm viếng để tìm hiểu dân tình làm ăn
sinh sống, hoặc các vị đại công thần đau yếu sắp chết không đi được vua mới
đến nhà.
Khi vua chết có những ai
chứng kiến, nếu chết vì bạo bệnh thì thời gian lúc triệu chứng đe dọa tử
vong cho đến lúc chết thực sự là bao nhiêu phút hay bao nhiêu giờ, các ngự y
đi theo vua có cấp cứu cho vua không?
Các vệ sĩ, các hoạn quan,
các thị nữ lúc nào cũng túc trực bên cạnh vua kể cả lúc vua đang ngủ có can
thiệp hành động cấp cứu cho vua không?
Có phải vì vua thức suốt
đêm với Nguyễn Thị Lộ đã gây ra cái chết của vua không?
Có phải vì cợt nhả, vì
vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ mà có một số ít người cho rằng vua chết
vì thượng mã phong. Thượng mã phong không phải là một loại bệnh mà chỉ
trường hợp chết bất đắc kỳ tử, một trường hợp chết trong lúc đang hoạt động
tình dục.
Những chi tiết về Hoàng
đế Lê Thái Tông mà chúng ta có được trong ĐVSKTT vô cùng nghèo nàn.
Cho đến 20 ngày trước khi
băng hà vua đã có 4 con trai đó là các hoàng tử Nghi Dân, Băng Cơ, Khắc
Xương và Tư Thành, chưa kể các con gái. Với một số con nhiều như vậy ở tuổi
18, 19 thì cũng có thể hình dung được hoạt động tình dục của vua rất cao và
vấn đề suy nhược không thể nào tránh khỏi cho nên mới có câu: "song
đam mê tửu sắc, đến nỗi thình lình băng ở bên ngoài" là thế.
Tóm lại chi tiết chính mà
chúng ta có được là:
? Vua chết ở tuổi rất trẻ, gần 19
tuổi.
? Là một cậu bé vừa tới tuổi trưởng
thành ham mê tửu sắc.
? Có rất nhiều vợ và con.
? Chết trong tình trạng bạo bệnh, sau
khi nói chuyện suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ.
? Chết trong tình trạng đột tử.
Với chừng ấy chi tiết có
được chúng ta phải tìm cho ra nguyên nhân cái chết của vua.
Hiện tại muốn tìm nguyên
nhân gây ra tử vong thì dùng biện pháp giải phẫu tử thi để xác định, với một
trường hợp cách đây trên 550 năm thì thật khó lòng, chúng ta phải cố gắng
tìm trong bệnh án, trong tiểu sử hay trong đời sống sinh hoạt để tìm ra một
dấu chỉ nào đó cho phép suy luận theo các phương pháp khoa học thống kê hiện
đại để tìm ra được nguyên nhân cái chết của nhà vua. Y học hiện đại chứng
minh và thống kê cho thấy rằng bệnh cảm hay sốt rét không thể xảy ra trường
hợp đột tử được, đột tử thường xảy ra ở các bệnh về tim mạch hay các dị dạng
hệ tuần hoàn trong não bộ hay cơ quan nội tạng mà thôi.
Nếu như vua không bị
Nguyễn Thị Lộ hay một ai đầu độc thì chỉ có một chuyện "vua thức suốt đêm
với Nguyễn Thị Lộ rồi băng", thì có thể phỏng đoán nguyên nhân cái
chết của Lê Thái Tông Hoàng đế là do bị vỡ dị dạng mạch máu não.
Bởi vì cá nhân vua Lê
Thái Tông có những yếu tố bệnh lý như tuổi tác, say mê tửu sắc, hoạt động
gắng sức, tất cả rất gần với trường hợp đột tử có nguyên nhân dị dạng mạch
máu não hơn bất cứ nguyên nhân nào khác.