VĂN HÓA TÌNH DỤC CỦA TRUNG QUỐC XƯA
BẠC BÍCH
(dịch từ báo "Hoàn cầu - Đài Loan)
(tiếp theo kỳ trước)
Thuật nối dõi của đế
vương
Ở
triều đại nhà Hán, vào đầu thời kỳ phong kiến của Trung Quốc, các quy phạm
xã hội đều tương đối lỏng lẻo, và trong lĩnh vực tình dục còn sót lại một số
phong tục thời nguyên thủy, như ở một vài vùng còn lưu giữ những phong tục
"tân khách tương ngộ, dĩ phụ đãi túc" (có khách tới gặp, đem vợ bồi khách
ngủ lại đêm) hoặc "cộng thê, cộng phụ" (chung vợ, chung chồng). Chồng chết
tái giá tại triều đại nhà Hán chuyện này cũng thường tình.
Bên
cạnh đó, cũng đáng nêu ra đây rằng vào đời nhà Hán, Trung Quốc có phát triển
ra một khoa học tình dục rất hoàn toàn đầy đủ, gọi là "Phòng trung thuật"
hay "nghệ thuật trong phòng ngủ".
Như
tên gọi Phòng trung thuật có nghĩa là kỹ thuật trong phòng the. Theo
nghĩa hẹp nó có ý nói đến những kỹ xảo về tình dục; theo nghĩa rộng nó là
quan niệm về tình dục của Trung Quốc cổ đại.
Những công trình sớm nhất có liên quan tới Phòng trung thuật là những
cuốn sách nói về vấn đề này viết từ đời Tây Hán trên lụa và trên thanh tre
(trúc giản thư), như những sách có liên quan tới thuật trong phòng: "Thập
vấn" (Hỏi mười điều), "Hợp âm dương", "Thiên hạ chí đạo đàm"... (Hội hợp âm
và dương), (Bàn về nghệ thuật lớn nhất trong thiên hạ), v.v... Những sách
này sau khi khai quật được vào năm 1973, đã cổ động một phong trào sôi nổi
đi nghiên cứu Phòng trung thuật.
Vào
quãng thời kỳ Đông Hán, kỹ thuật trong phòng của Trung Quốc đã thịnh hành
một cách khác thường. Giáo sư Lý Phong Mậu ở Hệ Trung văn trường đại học
chính trị phát biểu: Sự hưng thịnh của phòng trung thuật có quan hệ tới đế
vương, nó là một thứ thuật kế vị của đế vương. Ông chỉ rõ, đời nhà Hán các
đế vương đa số đều đoản mệnh, tạo nên gây nguy cơ cho sự nối nghiệp của các
vua. Chính vì thế tăng cường quá nhiều hậu cung, từ đó những phương sĩ (ngự
y) đề xuất các loại phương pháp dùng trong phòng nhằm giúp nhà vua sinh được
con cái khỏe mạnh và tăng cường sức lực của họ.
Nội
dung của Phòng trung thuật bao gồm những mục tuổi nào thích hợp với
hôn nhân và quan hệ giữa tuổi tác với số lượng động phòng, kỹ xảo tình dục,
tư thế, phản ứng tình dục của người phụ nữ, thụ thai, kiêng kî, phép chữa
trị những trở ngại chức năng tình dục, thảo dược, v.v... có thể nói đây là
một môn khoa học về tình dục của Trung Quốc đời xưa.
Phòng trung thuật còn có tên "Ngự nữ thuật" (thuật dùng người nữ), lý
luận chủ yếu của nó là "thái âm bổ dương" (dùng âm để tăng cường cho dương),
dạy người nam cố sức làm cho người nữ đạt tới điểm cực khoái khi giao hợp,
sao cho hấp thụ được âm khí của người nữ phóng ra vào điểm cực khoái, do đó
đạt được công hiệu dưỡng sinh và trường thọ. Nhà Hán học Hà Lan Van Gulik mô
tả cái thuật thái bổ không đồng đều này, gọi đó là "tính trá thủ" (sự lừa
lấy trong tình dục)
Lý
Phong Mậu vạch rõ cho ta thấy Phòng trung thuật
nguyên là một phương pháp dưỡng sinh "nam nữ song tụ" (mà cả nam cũng như nữ
cần phải thi hành), do đó cũng như có "thái âm để bổ dương" thì cũng có
những trường hợp "thái dương để bổ âm" nhưng không thể phủ nhận quyền truyền
bá thời cổ đại nằm trong tay nam giới, tất nhiên cái ý "thái âm bổ dương" đã
trở thành lấn lướt.
Phòng trung thuật nhấn mạnh rằng việc giao hợp với người phụ nữ càng
nhiều càng tốt, nhưng điều quan trọng là không nên phóng tinh. Truyền thuyết
"vua Hoàng Đế nằm với 1000 người nữ mà trở thành tiên" ông Bành Tổ cũng nhân
vì thái bổ dưỡng sinh mà sống tới 800 tuổi.
Nhằm mục đích làm cho nữ giới đạt tới điểm cực khoái lúc giao hợp, do đó
sách phòng trung phân tích thật cặn kẽ phản ứng tình dục của nữ giới . Tác
giả Tăng Dương Tinh, người từng nghiên cứu Phòng trung thuật
nhiều năm, bảo thí dụ thuật này phân chia một lần động phòng ra mười giai
đoạn, lợi dụng vị giác, khứu giác, xúc giác để quan sát phản ứng của người
nữ với độ chính xác cao.
Sau
đời Tống, nền lý học hưng thịnh lên, Phòng trung thuật bị áp chế. Có
một bộ phận truyền tới Nhật, người Nhật gọi nó là "Y tâm phương" (Phương
pháp điều trị tim).
Triều đại nhà Đường tự do và phóng túng
Có
câu nói "Tảng Đường lạn Hán" (đời Đường bẩn thỉu, đời Hán hủ bại). Lưu Đạt
Lâm tin rằng câu nói đó phản ánh mức độ tự do tình dục của hai thời đó được
thịnh hành biết mấy.
Triều Đường(618-907 sau Công nguyên) là triều mà quan niệm tình dục trong
lịch sử Trung Quốc tự do bậc nhất và hợp với tính người nhất. Lưu Đạt Lâm
chỉ rõ triều Đường thịnh hành việc phụ nữ mặc những quần áo phô một phần
ngực và việc ly hôn cải giá cũng tương đối tự do. Chẳng hạn 23 công chúa đời
Đường ly hôn rồi tái giá, một vài người cải giá tới ba lần. Cả con gái nhà
nho Hàn Dũ cũng ly hôn và tái giá.
Trong lịch sử Trung Quốc triều đại nhà Đường cũng là triều đại mà địa vị
người phụ nữ tương đối cao. Người phụ nữ không chỉ không bị đặt dưới cái
giới luật "đại môn bất xuất, nhị môn bất mại" (Cửa lớn không ra, cửa thứ hai
không vượt) mà còn có thể cưỡi ngựa ra ngoài dạo chơi !
Nghiên cứu nguyên nhân mở rộng quan niệm tình dục của triều đại nhà Đường
cuốn "Văn hóa tình dục Trung Quốc thời xưa" của Lưu Đạt Lâm nhận dạng một
vài nhân tố chủ yếu. Thoạt đầu đó là thời kỳ cực thịnh của xã hội phong
kiến, và là thời phồn vinh lớn mạnh; kẻ thống trị nó có lòng tin và lực
lượng dư dật và do đó hoàn toàn phóng khoáng và không thành kiến. Thứ hai,
kẻ nào "no ấm nghĩ tới dâm dục", có một thời kỳ dài triều Đường hưởng cảnh
thiên hạ thái bình thịnh trị, mọi người có thừa sức đi tìm khoái lạc và
hưởng thụ. Ngoài ra, triều Đường là một thời đại dung hợp dân tộc với Hán
tộc Hồ Bắc. Những giao tiếp với các nước "man di" chắc chắn đã ít nhiều dẫn
tới một vài thay đổi trong lễ giáo, quan niệm tình dục và những môn thuộc
loại đó.
Đứng về góc độ văn học mà nhận xét, đời Đường có những bài thơ diễm tình mô
tả tình yêu trai gái, tình phòng khuê; những "tiểu thuyết truyền kỳ" ca tụng
tình yêu, bộc lộ những điều vớ vẩn về tình dục, như: "Truyện Hoắc tiểu
Ngọc", "Truyện uyên ương", "Truyện Lý Oa", v.v. đều phản ánh đầy đủ bộ mặt
của xã hội đương thời.
Những ràng buộc về
thân thể và tinh thần
Triều Tống là thời kỳ chế độ phong kiến từ thịnh chuyển thành suy, cũng là
thời kỳ chuyển từ sự phóng túng sang sự áp chế tình dục. Từ đó trở đi Trung
Quốc bắt đầu tám, chín trăm năm kềm chế tình dục.
Triều Tống suy nhược và vô tích sự, nhiều phen bị ngoại tộc xâm chiếm quấy
nhiễu, ngoài ra còn chịu nỗi sỉ nhục lớn là hai vua Huy, Khâm bị nước Kim
bắt làm tù binh; để tăng cường lực lượng thống trị, tại các mặt quân, chính,
tư pháp, những kẻ thống trị tập trung quyền thực thi cao độ.
Trong thời kỳ này môn lý học của Trình - Chu hưng thịnh (lý học, còn được
gọi là môn học về nguyên lý). Cái mớ học thuyết bảo thủ đó phù hợp với bọn
thống trị của thời kỳ suy bại, bọn chúng muốn khống chế thái độ và tâm tư
của người dân một cách nghiêm ngặt, và như vậy mớ học thuyết này bị bọn
thống trị nắm lấy và vận dụng, và có một ảnh hưởng tới xã hội từ ngày đó trở
đi.
Lý
học chủ trương "tồn thiên lý, diệt nhân dục" (duy trì mặt trật tự của thiên
nhiên và tiêu diệt những ham muốn của con người). Môn đồ của học thuyết này
tin rằng "một khi con người làm điều bất thiện là do bị sự ham muốn dụ dỗ"
("nhân vi bất thiện, dục dụ chi dã"). Do đó, chỉ có cấm tuyệt đối con người
nghĩ tới lòng dục thì mới có thể đẩy mạnh được trật tự của thiên nhiên.
Quan niệm về sự trinh tiết của phụ nữ bắt đầu bị cường điệu hóa. Thời trước
đó chồng chết cải giá là chuyện rất bình thường. Từ triều Tống trở về sau,
cải giá bị coi như "thất tiết", không được xã hội đương thời dung thứ. Những
truyện như "Quả phụ đoạn tý" (gái góa chặt cánh tay sau khi tình cờ bị một
người đàn ông chạm phải), "Nhũ thương bất y" (Ngực bị thương bỏ mặc không
chữa, vì phụ nữ để phô ngực ra cho thầy thuốc nhìn còn tệ hơn là chết) được
dùng làm gương mẫu và tuyên dương rộng rãi. Câu nói "Nga tử sự tiểu, thất
tiết sự đại" (Chết đói là chuyện nhỏ, thất tiết mới là chuyện lớn) được coi
là danh ngôn chí lý.
Ngoài những ràng buộc về mặt tinh thần, phụ nữ đời Tống còn bị một
ràng buộc lên thân thể, đó là tục bó chân.
Tục
bó chân của người phụ nữ Trung Quốc xét cho cùng bắt đầu từ đời Ngũ đại,
cuối đời Đường hay đời Bắc Tống? Mọi người còn phân vân. Điều có thể xác
minh được là, đến đời Tống thì "tam thốn kim liên dĩ thành mỹ nữ" (ba tấc
sen vàng đã thành người đẹp) đã thành cần thiết để trở thành tiêu chuẩn cho
cái đẹp của người phụ nữ. Bàn chân xinh của phụ nữ đã trở thành một bộ phận
thân thiết nhất, có sức hấp dẫn nhất trong cơ thể họ. Trong cuốn "Sinh hoạt
tình dục tại Trung Quốc đời xưa" của ông, Robert Van Gulik kể lại trong
những bức tranh xuân cung (cung mùa xuân = dâm ô) từ đời Tống trở đi, phụ nữ
được phô bày hoàn toàn khỏa thân, nhưng ông đã không hề thấy một bức tranh
nào trong đó chân họ lại không bó vải. Do đó ta có thể thấy những đôi chân
bó là một cái gì thần bí và cấm kî, chúng khiến cho người ta tưởng tượng xa
vời.
Có
người bảo: bó chân sẽ làm cho thịt ở âm bộ người nữ béo và đầy, bắp thịt ở
lưng thêm tính đàn hồi hơn. Cái ý đó đã bị chứng minh là chuyện vô căn cứ.
Chẳng qua bó chân chỉ chìa ra ngón cái để làm cho cân bằng, đung đưa hông
không kém phần khêu gợi như những chiếc giày cao gót ngày nay.
Một đôi chân nhỏ, một
vò nước mắt
Tục
ngữ có câu "Một đôi chân nhỏ, một vò nước mắt". Cái cách để mô tả sự đau đớn
gây ra do bó chân quả không ngoa chút nào. Bó chân là phải trừ ngón cái ra
còn bốn ngón kia vặn vào phía trong bàn chân rồi buộc nó bằng vải. Qua một
quá trình kèm theo chảy máu, nung mủ, viêm sưng phồng lên, toàn bộ bàn chân
cuối cùng thu nhỏ lại ở một chiều dài khoảng 10cm, được gọi thông thường là
"tam thốn kim liên" (ba tấc sen vàng).
Thời xưa con gái bắt đầu chịu đau đớn để bó chân từ năm lên hai hoặc ba
tuổi. Sự đau đớn dần dà tăng theo ngày tháng, và quá trình bó kéo dài ba năm
thì xong.
Vì
việc bó chân hạn chế năng lực hoạt động và phạm vi hoạt động của nữ giới, họ
không đi được xa nhà, thậm chí không có cách nào làm việc nhà, nên về sau
chỉ có những nhà trung lưu và thượng lưu mới có khả năng cung dưỡng những cô
khuê nữ mà lại không làm việc sản xuất. Như vậy nếu một gia đình có khả năng
nuôi một cô gái bó chân trở thành một trong những tiêu chuẩn qua đó có thể
so sánh được gia thế, sự bó chân không còn chỉ là nguyên nhân khêu gợi tình
dục nữa.
Có
người nhận xét là sự bó chân phản lại tự nhiên không chỉ hạn chế hoạt động
của người nữ mà còn bó chặt tâm trí của họ nữa. Nhưng Van Gulik cũng nêu bật
rằng việc bó chân chấm dứt nghệ thuật vũ đạo của Trung Quốc vĩ đại và cổ
kính.
Sau
khi bọn Mãn Thanh vào quan ải, bắt đầu hạ lệnh cấm bó chân, nhưng không có
hiệu lực lắm. Mãi tới khoảng đầu những năm ba mươi của thế kỷ 20, nghĩa là
hai mươi năm sau khi Trung Quốc trở thành một dân quốc thì cái tục lệ dã man
làm đau đớn phụ nữ Trung Quốc hàng ngàn năm sau cùng mới bị thủ tiêu.
Một dòng xuân chảy về
hướng nào?
Từ
đời Tống trở đi, 800 năm đã qua, tuy qua thời đại Nguyên Thanh không phải do
người Hán thống trị, những quy phạm đạo đức về tình dục do triều Tống đặt
ra, tựa hồ ít có dao động. Trên thực tế, triều Tống đối với sự định nghĩa
lại của văn hóa tình dục Trung Quốc, kỳ thực chẳng qua chỉ là từ trên mặt
đất chuyển xuống dưới mặt đất mà thôi.
Triều Minh vào giai đoạn hậu kỳ phong kiến là thời kỳ có nhiều trinh tiết
liệt nữ nhất trong lịch sử. Năm 1368, năm đầu của vua Hồng Vũ nhà Minh hạ
chiếu lệnh cho thiên hạ: những phụ nữ thường dân góa chồng trước tuổi ba
mươi thủ chế và ngoài tuổi năm mươi vẫn không cải giá sẽ được tôn "tộc biểu
môn lư" (biểu dương trong làng trong xóm) và gia đình họ sẽ được miễn các
sai dịch. Trong cái không khí xã hội biểu dương sự tiết liệt to tát như vậy,
những trinh tiết liệt nữ ngày càng tăng. Căn cứ vào ghi chú của pho "cổ kim
đồ thư tập thành" (một công trình tham khảo bách khoa biên soạn vào đời
Thanh) thì số 200 liệt nữ tiết phụ từ triều Tống đến triều Minh tăng vọt lên
tới ba vạn sáu nghìn người.
Lưu
Đạt Lâm đem ví tình dục như "một dòng sông xuân": "Nếu dòng nó chảy bị tắc ở
đây thì nó sẽ chảy sang một hướng khác! Do đó thời đại nào mà nhiều trinh
tiết liệt nữ nhất thì thời đại đó tiểu thuyết tình dục, tranh xuân cung sẽ
lan tràn nhất".
"Nhục bồ đoàn" (Đêm tụng kinh bằng thịt) là một bộ sách khiêu dâm tiêu biểu
của đời Thanh. Hồi thứ nhất trong sách đã nêu rõ ý nghĩa chủ yếu bằng câu:
"Thế gian chân lạc địa, toán lai toán khứ, hoàn sổ phòng trung" (Nơi cực lạc
trên đời này, suy đi xét lại cho cùng phải kể tới trong phòng ngủ). Toàn bộ
thế giới là "nhất bức đại xuân cung" (Một bức tranh xuân cung to lớn).
"Dĩ
dâm chỉ dâm" (lấy cái dâm để chặn cái dâm) là cái mà nhiều cuốn sách khiêu
dâm dùng làm mộc chắn mũi tên phê phán. "Nhục bồ đoàn" cũng không tránh khỏi
ngoại lệ và mở đầu cuốn sách bằng câu "để chặn ngọn gió dâm, mượn chuyện dâm
mà nói, bàn chuyện xác thịt, mở đầu bằng những ham muốn xác thịt" (chỉ dâm
phong tá dâm sự thuyết pháp, đàm sắc sự tựu sắc dục khai đoan). Ngoài ra
"Kim Bình Mai" cũng là pho tình dục nổi tiếng ở triều Minh. Trần Khánh Hạo
nhận xét rằng Kim Bình Mai phản ánh một điểm rất thú vị: nếu một người nam
có ý định chinh phục một người nữ thì hắn ta phải thông qua tình dục để làm
cho đối phương có được khoái lạc. Trần Khánh Hạo bảo rằng nhân vật nam chính
trong truyện, Tây Môn Khánh, tuy là một tên đại dâm đãng nhưng mối quan tâm
lớn nhất của hắn là làm thế nào để nhân vật nữ chính Phàn Kim Liên được
khoái lạc. Điểm này trong các tác phẩm văn tình dục của phương Tây ít thấy
có.
Nữ nhi xuân (tranh xuân
con gái)
"Tranh xuân cung" thoạt đầu là những tranh vẽ tại các cung thất đế vương
triều Hán, về sau bị coi là công cụ để dạy về tình dục: vào lúc gả chồng cho
con gái, bố mẹ cô không quên bỏ vào đáy hòm cô vài tờ tranh xuân cung,
nhằm để tham khảo cho đêm tân hôn, trong tranh mô tả nam nữ sinh hoạt tình
dục cùng mọi tư thế giao hợp, tranh được cuộn tròn hoặc kết thành từng tập.
Do đó mà tranh xuân cung còn có tên gọi là "tranh đáy hòm".
Trần Khánh Hạo nhận xét rằng, căn cứ vào những miêu tả trong những tác phẩm
văn học của hai triều Minh, Thanh, tranh xuân cung được bán rất "quang minh
chính đại". Ở ngoài các cửa miếu của thành Tô Châu chúng được bán giữa ban
ngày ban mặt cùng với các tranh Tết nguyên đán.
Nhà
dân tộc học Ân Đăng Quốc trong cuốn "Cửa sổ sau của phong tục dân gian" cũng
nói tới: Làng Dương Liễu Thanh gần Thiên Tân nổi tiếng về sản xuất với những
bức tranh dâm ô mà những bức tranh này đều ra đời dưới ngọn bút của những
phụ nữ và những cô con gái con nhà khuê các. Do đó mà chúng có tên gọi đẹp
đẽ là "nữ nhi xuân" (tranh xuân của con gái).
Những lời mà cổ nhân dùng để hợp lý hóa tranh xuân cung rất là thú vị. Tương
truyền rằng những bức tranh dâm dục ô uế có pháp lực hàng phục tà ma và xua
đuổi hung thần sát quỷ, lại có khả năng kî tà, kî lửa. Khi thần lửa vốn e
thẹn trông thấy một nơi có sinh hoạt tình dục thì ông ta lập tức xấu hổ mà
tránh đi, cho nên nơi nào treo tranh dâm ô thì thần lửa tự nhiên"kính nhi
viễn chi" (kính trọng mà lánh xa). Từ đó trở đi các thư sinh có thể công
khai mạnh dạn treo trong phòng học của họ những bức "bí hí đồ" (tranh trò
chơi bí mật), còn được gọi là "tî hỏa đồ" (tranh kî lửa).
Miếu thờ trinh tiết
Để
biểu dương trinh nữ, tiết phụ, triều Thanh lại còn tiến thêm một bước là cho
dựng những miếu thờ, đồng thời tại các địa phương lập những "toàn tiết
đường", "sùng tiết đường", "thanh tiết đường" v.v... tiếp nhận, thu nạp
những trinh nữ, tiết phụ.
Vào
đời Thanh việc kiểm duyệt các sách cấm cũng đặc biệt nghiệt ngã. Giáo sư
Vương Thu Quế ở Hệ sử trường đại học quốc gia Thanh Hoa nhận xét rằng cứ mỗi
khi một vị vua nhà Thanh lên ngôi, đều cho công bố một danh mục những sách
cấm, phàm những sách nói về tình yêu, về sự quan hệ giữa trai gái thảy đều
bị cấm. Do đó, dưới triều Thanh xuất hiện cái hiện tượng thú vị là nhiều
loại sách như vậy đã được xuất bản đi xuất bản lại nhiều lần, mỗi lần dưới
một cái tên khác trước.
Những bài học lịch sử
Từ
khi có cuộc sống là đã có tình dục. Cha ông chúng ta từng thời kỳ sùng bái
tình dục và sinh sản mà hoàn toàn không hay biết, qua những thời kỳ của lịch
sử như tạp giao, quần hôn..., phát triển tới tận nay đến chế độ một vợ một
chồng. Qua quá trình đó, quan niệm tình dục của nhân loại chao đảo, đu đưa
giữa những áp lực thuộc tính sinh vật và tính xã hội.
Lấy
xưa xét nay, có thể thấy rõ được là, xã hội mà khống chế đối với cá nhân
càng chặt chẽ bao nhiêu thì những cấm kî tình dục càng nhiều bấy nhiêu và
những cấm đoán tình dục càng nghiệt ngã bấy nhiêu. Nhưng thời kỳ mà sự áp
chế tình dục gay gắt, thì sự phản ứng lại cũng gay gắt.
Quan niệm tình dục không ngừng diễn biến, nhân loại không ngừng đi tìm kiếm
một điểm cân bằng. Điều quan trọng là cái điểm cân bằng đó do quan hệ cung
cầu tự nhiên mà tìm ra, không thể một người hay một số người có thể quy định
được.
Những nhân sĩ bảo vệ nền đạo đức hiểu rằng đời này không giống đời khác,
nhưng mà nhìn chung văn hóa tình dục của Trung Quốc đời xưa, họ thình lình
phát hiện ra là cái "thái bình thịnh thế" trong sự tưởng tượng của mọi người
kỳ thực không hề tồn tại. Nhưng không ít học giả nhận ra rằng, đem cái nhãn
quan lịch sử ra mà xét thì xã hội luôn luôn tiến lên phía trước, nó càng
ngày càng mang tính người. Chúng ta cần phải có lòng tin vào xã hội!