THUẬT NGỮ Y KHOA TRONG TỐI HẬU THƯ CỦA VUA NƯỚC TỐNG GỞI CHO LÊ ĐẠI HÀNH HOÀNG ĐẾ
BS. HỒ ĐẰC DUY
r THUẬT NGỮ Y KHOA ĐƯỢC HOÀNG ĐẾ NƯỚC TỐNG SỬ DỤNG #9; TRONG TỐI HẬU THƯ RA SAO
r ÂM MƯU XÂM LƯỢC CỦA NHÀ TỐNG DIỄN TIẾN NHƯ THẾ NÀO
r NGHỆ THUẬT XỬ LÝ TÌNH TRẠNG HÔN MÊ VUA TỐNG CỦA #9; ĐẠI HÀNH HOÀNG ĐẾ
Để chuẩn bị xâm lược nước ta, Hoàng đế nước Trung Hoa là Tống Thái Tông ra lệnh điều binh ở vùng Quảng Châu sát biên giới nước ta.
Mùa thu tháng 7 năm Canh Thìn (980), nhà Tống lấy Hầu Nhân Bảo làm Giao Châu lục thủy lộ chuyển vận sứ, Lan Lăng đoàn luyện Tôn Toàn Hưng, Tất tác sứ Hác Thủ Tuấn, Yên bí khố sứ Trần Khâm Tộ, Tả giám môn tướng quân Thôi Lượng làm Ung Châu lộ binh mã đô bộ thự, Ninh Châu thứ sử Lưu Trừng, Quân khí khố phó sứ Giả Thực, Cung phụng quan cáp môn chi hậu Vương Soạn làm Quảng Châu lộ binh mã đô bộ thự; họp quân cả bốn hướng hẹn ngày cùng sang xâm lược.
Đại Việt sử ký toàn thư, phần Bản kỷ, quyển 1 trang 217 chép như sau: " ... Tháng 8, vua Tống sai Lư Đa Tốn đem thư sang nói rằng": "Trung Hoa đối với Man Di cũng như thân người có tứ chi, vận động duỗi co tùy ở tim mình, cho nên nói tim là chủ. Nếu ở một tay một chân mà mạch máu ngưng đọng, gân cốt không yên thì phải dùng thuốc thang để chữa. Chữa mà không công hiệu thì lại phải châm cứu cho kỳ khỏi, không phải là không biết thuốc thang thì đắng miệng mà châm chích thì rách da. Phải làm như thế là vì tổn hại ít mà lợi ích nhiều. Kẻ làm vua thiên hạ cũng phải làm như vậy chăng? Cho nên Thái Tổ Hoàng Đế ta nhận ngôi do nhà Chu nhường, đổi tên nước là Tống, văn vật trong sáng, một phen biến đổi theo xưa, ở ngôi đế vương mà nhìn Man Di mắc bệnh. Cho nên, năm thứ nhất, thứ hai thì thuốc thang cho các đất Kinh, Thục, Tương, Đàm, năm thứ ba, thứ tư thì châm cứu cho các miền Quảng, Việt, Ngô, Sở gây cốt huyết mạch ra dáng trẻ con, có phần khỏe mạnh.
Không do cơ trí thần diệu sáng suốt của bậc vương giả mà trù liệu được đến thế ư? Đến khi ta nối giữ cơ nghiệp lớn, đích thân coi chính sự, cho rằng đất Phần đất Tinh là bệnh ở lòng bệnh nếu lòng bệnh, chưa khỏi thì làm sao chữa nổi tứ chi? Vì thế mới luyện thuốc thang bằng nhân nghĩa, sửa đổi châm cứu bằng đạo đức, hết sức chữa cho các đất Phần, đất Tinh, chỉ một lần là khỏi bệnh, chín châu bốn biển đã mạnh lại yên. Chỉ có Giao Châu của người ở xa cuối trời, thực là ngoài năm cõi. Nhưng phần thừa của tứ chi ví như ngón tay ngón chân của thân người, tuy chỉ một ngón bị đau, bậc thánh nhân lại không nghĩ đến hay sao? Cho nên phải mở lòng ngu tối của người để thanh giáo của ta trùm tỏa, người có theo chăng? Huống chi từ thời Thành Chu, nước ngươi đã đem chim trĩ trắng sang dâng đến thời Viêm Hán dựng cột đồng làm mốc, cho đến thời Lý Đường, vẫn thuộc về nội địa. Cuối thời Đường thì nhiều họa nạn, chưa kịp xử trí. Nay thánh triều lòng nhân trùm khắp muôn nước, cơ nghiệp thái bình nghĩ cũng đã thịnh. Lễ phân phòng đã sắp đặt saün, còn đợi ngươi đến chúc sức khỏe núi rừng Giao Quảng vẫn còn tục ấy, còn ta thì có cơm rượu để thay đổi phong tục của người; dân ngươi thì bắt tóc còn ta thì có áo mũ, dân ngươi nói tiếng chim còn dân ta thì có Thi, Thư để dạy lễ cho dân ngươi. Cõi nóng chói chang, khói hơi mù mịt, ra tỏa mây Nghiêu tưới cho mưa ngọt. Khí biển hầm hập, cháy mày chảy đá, ta gảy đàn Thuấn quạt làn gió thơm. Sao trên trời nước ngươi chẳng ai biết tên gì, ta quay chòm tử vi để ngươi biết chầu về. Đất người nhiều ma quỉ, ai cũng sợ chúng quấy, ta đúc vạc lớn để yểm trừ, khiến chúng không làm hại. Ra khỏi đảo di của người mà xem nhà Minh đường, Bích ung chăng? Trút áo quần cỏ lá của ngươi mà mặc áo cổn hoa thêu hình rồng núi chăng? Ngươi có theo về hay không, chớ mau chuốc lấy tội. Nay ta đang chỉnh đốn xe cộ, quân lính, truyền hiệu lệnh chiêng trống. Nếu chịu theo giáo hóa, ta sẽ tha tội cho, nếu trái mệnh ta sẽ sai quân đánh. Theo hay chống, lành hay dữ tự ngươi xét lấy..."
Bấy giờ Lê Hoàn vừa mới lên ngôi hoàng đế. Tác giả của tối hậu thư này là Vương Vũ Xương người nước Tống. Vương Vũ Xương và vua Tống có thể xem là những người uyên bác về Y - Lý, họ đã áp dụng những lý thuyết về chẩn đoán, điều trị để lập luận trong bức tối hậu thư này.
Trong các bản tuyên chiến nổi tiếng trên thế giới thì đây được xem như một văn bản có tri thức hơn cả, thông thường người ta chỉ dùng lý luận về các quan niệm về chính trị, đạo đức luân lý hay áp bức để làm chính nghĩa cho việc tuyên chiến.
Cũng bởi lời văn và những ý tưởng xấc xược vua Tống đã sử dụng trong bức tối hậu thư mà cả nước Tống trong nhiều năm sau vẫn bị các vị Hoàng đế nước Đại Việt cất quân đánh vào Trung Quốc vì tội láo xược.
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, phần Bản kỷ, quyển III trang 272 chép như sau: "... Năm Kỷ Hợi (1059), mùa xuân tháng 3 (Lý Thánh Tông) cất quân qua đánh Khâm Châu nước Tống, khoe binh thị uy rồi về vì ghét nhà Tống phản phúc...". Bốn mươi năm sau khi Tống Thái Tổ gởi tối hậu thư Vua Lý Thái Tổ nước ta lại xuất quân đánh sâu vào trại Như Hồng nằm sâu trong đất Tống, đốt kho đạn ở đó rồi rút quân về.
Năm 1075, hoàng đế Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt tiến sâu vào đất Trung Quốc với mười vạn binh thủy bộ đánh các châu Khâm, Ung, Liêm. Thường Kiệt bắt sống quan quân nhà Tống đem về Đại Việt, đó là trận nặng nề nhất mà nhà Lý đã dạy cho nhà Tống một bài học đích đáng về tội ngạo mạn.
Qua bức tối hậu thư này vua Tống đã tự ví mình như trung tâm vũ trụ là cái đầu của thiên hạ "Trung Hoa đối với Man Di cũng như thân người có tứ chi, vận động duỗi co tùy ở tim mình, cho nên nói tim là chủ...". Còn nước ta không những là mọi rợ mà còn là: "... Chỉ có Giao Châu của người ở xa cuối trời, thực là ngoài năm cõi. Nhưng phần thừa của tứ chi ví như ngón tay ngón chân của thân người, tuy chỉ một ngón bị đau, bậc thánh nhân lại không nghĩ đến hay sao? Cho nên phải mở lòng ngu tối của người để thanh giáo của ta trùm...".
Quả thật đây là một lời nói...
Vua nước Tống là một người rất am hiểu Y Học, ông ta đã chỉ cách điều trị như sau: không yên thì phải dùng thuốc thang để chữa. Chữa mà không công hiệu thì lại phải châm cứu cho kỳ khỏi, không phải là không biết thuốc thang thì đắng miệng mà châm chích thì rách da.
Đại Hành Hoàng Đế và dân tộc Việt cũng là những người uyên bác về Y - Lý và ông cùng các tướng lãnh, dân binh đã điều trị cho cái tính cách ngạo mạn, xấc láo, kẻ cả, phô trương của Tống Vương bằng một nghệ thuật châm cứu tuyệt vời đã làm rách da Tống Vương.
Để cấp cứu cho một bệnh nhân ra khỏi cơn u tối, hôn mê, các thầy thuốc thường châm vào các đầu ngón tay ngón chân, chỗ mà Tống Vương đã từng nói đến.
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, phần Bản kỷ, quyển 1 trang 220 chép chuyện châm cứu như sau: "Năm Tân Tî 981, mùa xuân tháng 3 Hầu Nhân Bảo, Tôn Hoàng Hưng đến Lạng Sơn, Trần Khâm Tộ đến Tây Kết, Lưu Trừng đến sông Bạch Đằng, Lê Đại Hành tự làm tướng đi chặn giặc, sai quân sĩ đóng cọc ngăn sông. Quân Tống lui, lại đến sông Chi Lămg (sông Thương). Vua sai quân sĩ trá hàng để dụ Hầu Nhân Bảo nhân đó bắt được đem chém. Bọn Khâm Tộ nghe tin thủy quân thua trận dẫn quân về, vua đem các tướng đánh, quân Khâm Tộ thua to, chết quá nửa, thây chất đầy đồng, bắt được tướng giặc Quách Công Biện, Triệu Phụng Hưng đem về Hoa Lư. Đất nước qua cơn sóng gió. Giang Nam chuyển vận sứ nhà Tống là Hứa Trọng Tuyên đem việc Nhân Bảo thua chết tâu lên. Vua Tống xuống chiếu rút quân về, sai sứ quở trách bọn Lưu Trừng, Giả Thực, Vương Soạn, Trừng ốm chết, Tôn Hoàng Hưng cũng bị bêu đầu ở chợ, Soạn bị giết ở Ung Châu".
Thế mới hay nghệ thuật châm cứu của Đại Hành Hoàng Đế thuộc vào bậc thượng thừa đối với Tống Thái Tông.