KHI THÁI HẬU TỪ HI DÙNG ĐỘC DƯỢC

THƯỢNG HỒNG

BỐN NÀNG XUÂN

Vào năm thứ 12 triều đại vua Hàm Phong (nhà Mãn Thanh, Trung Quốc), lúc đó người con gái có tên Lan Nhi đã trở thành thứ phi và được cất nhắc ngự ở Tây Cung, gọi là Tây phi Từ Hy. Vua Hàm Phong là vị vua trăng hoa có tiếng, ông đã "kinh qua" khá nhiều mỹ nữ trước khi đắm say Tây phi. Do đó khi vừa củng cố quyền lực, Từ Hy đã nghĩ ngay đến việc thanh lọc đội ngũ tình nhân của nhà vua.

Thời của Băng Hoa, Quỳnh Nhi và Thục Anh (như đã đề cập tới trong bài "Vụ án sen độc...") đã qua, cuộc phiêu lưu tình ái của vua Hàm Phong lại tiếp tục với những cái tên Hải Đường Xuân, Hạnh Hoa Xuân, Mẫu Đơn Xuân và Liên Hoa Xuân. Mà thời ấy người ta quen gọi họ là Tứ Xuân nương.

Tại sao lại có sự trùng hợp ngẫu nhiên cả bốn nàng xuân đều làm vợ vua Hàm Phong? Chuyện kể ra khá dài dòng, ta chỉ nên biết rằng, vua Hàm Phong rất thích hoa, mà hoa thì có liên quan đến mùa xuân. Do vậy, khi tuyển phi tần các quan nội giám đều chú ý đến những người đẹp mang tên các loài hoa hoặc tùy theo sở thích mà đặt cho họ các tên như Liên Hoa, Xuân Hoa v.v... Bốn nàng xuân ở trong trường hợp đó.

Hải Đường Xuân là gái đất Hàn Châu, xuất thân trong một gia đình trung lưu, nhưng sớm có tài nhạc họa, đặc biệt là tiếng đàn tỳ bà mỗi khi cất lên như rót mật vào hồn người nghe. Năm 17 tuổi, nhân một lần về kinh dự chợ phiên, Hải Đường lọt vào mắt xanh của một quan nội giám và thế là được triệu ngay vào cung và ở luôn trong vườn Viên Minh. Hải Đường trở thành Hải Đường Xuân và được nhà vua sủng ái.

Vào cung sau Hải Đường một năm là nàng Hạnh Hoa. Gái Hán, sinh ra và lớn lên ở miền Giang Nam nước ngọt trái lành, nên mới 16 tuổi nàng đã trổ mã, xinh đẹp cực kỳ. Nàng vào cung do một quan lại địa phương bắt ép và cống nạp để đổi lấy công danh. Vua Hàm Phong dù đang say đắm nàng Hải Đường không rời nửa bước, nhưng vừa trông thấy Hạnh Hoa, ông đã ngẩn ngơ người!

Đã có nhị Xuân, rồi thì tam xuân Mẫu Đơn và Liên Hoa tứ xuân đã tiếp nối hiện diện ở hậu cung chỉ trong vòng sáu tháng. Viên thái giám tổng quảng rất hài lòng về thành tích của mình. Ông ta thường khoe: chỉ cần có 4 mỹ nhân này thôi, hoàng thượng sẽ không còn nghĩ đến ai, Hoàng cung từ nay sẽ sóng lặng bể yên...

HOA ĐỘC HƠN CÁC LOÀI HOA

Hậu cung vua Hàm Phong không bao giờ yên tĩnh được, khi có sự xuất hiện của một bông hoa xuân thứ năm. Đó là Lan Hoa, hay còn gọi là Lan Nhi tú nhân. Người mà sau này cả thiên hạ đều biết tiếng dưới cái danh xưng: Tây hậu Từ Hy. Nàng vào cung do sự tiến cử của một viên tư phủ, nhưng chỉ vài tháng là leo đến bậc mà các phi tần khác cả đời chưa chắc leo tới được. Tây phi Từ Hy tuy cũng được vua Hàm Phong chú ý nhờ đẹp, duyên dáng và tài cầm kỳ thi họa. Nhưng nàng vẫn còn thua một bậc so với bốn nàng Xuân kia. Nhất là Hạnh Hoa Xuân, người đã nổi trội nhất giữa các bông hoa hương sắc. Nàng hầu như bắt xác ông vua đa tình và trở thành cái gai khó chịu hàng đầu của Từ Hy.

Chiếc gai đó phải được nhổ bỏ đi, dọn đường cho bác sĩc đường hoa gấm cho người đẹp Tây cung. Và một kế hoạch hiểm độc bắt đầu...

A-TÔ-CƠ LÀ GÌ?

Qua nhiều triều đại nhà Thanh, kể từ thời vua Khang Hy, người ta đã nghe nói tới một loại thuốc kích dục gọi là a-tô-cơ. Đây là phương thuốc "tăng lực" do các Lạt Ma Tây Tạng bào chế, nhằm giúp cho các hoàng đế Mãn Thanh duy trì thể lực sau những cuộc truy hoan vô độ. Trong cuộc "nhổ gai" nàng Hạnh Hoa Xuân lại dính líu đến thứ "thần dược" đó.

Vào một buổi tối, trước khi Hạnh Hoa được triệu vào cung hành lạc để vua "ban thưởng", một thị nữ đã dâng một chiếc bình ngọc chứa A tô cơ, bảo rằng do Tây phi gửi tặng. Điều này cũng không lạ, bởi từ hơn tháng qua, hầu như tối nào nàng Hạnh Hoa cũng nhận được quà biếu như vậy. Lần đầu người nhận còn ngần ngại, sợ bị hại. Nhưng sau khi thử thấy vô hại, Hạnh Hoa đã uống một cách tự nhiên. Đối với các cung tần như Hạnh Hoa, dù là người đang được nhà vua sủng ái, mà được dùng A tô cơ là một đặc ân. Bởi nó chỉ dành cho vua và các bà hậu, phi đứng đầu Đông và Tây cung. Là một thứ thần dược, nên A tô cơ như một ân huệ tối cao.

Nhưng chỉ với số lượng nhỏ chứa trong lọ ngọc A tô cơ đã đưa cho Hạnh Hoa Xuân vào cõi vĩnh hằng! Các pháp y sau khi khám nghiệm tử thi đã kết luận: chết do lạm dụng thuốc kích thích. Mà kích dược ở đây lại là A tô cơ!

Đúng ra, nếu truy tận cùng ắt người ta đã phát hiện ra thủ phạm chính là Tây hậu Từ Hy. Nhưng hình như tất cả từ cung nữ đến quan thái y đều bị mua chuộc, nên chẳng một ai khai các chi tiết mình biết được.

Tại sao "thần dược" tăng lực A tô cơ lại là thủ phạm giết người? Khá đơn giản: tất cả các loại thuốc kích thích, nếu uống quá liều - nhất là khi đã bị ai đó cố tình gia giảm một vài thành phần trong thuốc, sẽ dẫn tới điên loạn và tử vong.

Cái chết của Hạnh Hoa Xuân chưa yên, lại xảy ra án mạng thứ hai. Lần này nạn nhân là Mẫu Đơn Xuân! Cô này được phát hiện nằm chết ngay trong phòng riêng, lúc đang nằm khỏa thân xông trầm hương. Không ai tìm ra một nguyên nhân nào về cái chết bất ngờ này? Thật ra có một người: viên tiểu thái giám bị Tây hậu mua chuộc, hắn đã lén cho độc dược vào trầm hương. Khi đốt lên xông làm thơm cơ thể, hơi độc theo các lỗ chân lông xuyên qua da, gây chết nhẹ nhàng, êm ái... Viên tiểu thái giám sau đó đã mất tích luôn. Có thể đã nằm yên đâu đó dưới đáy giếng trong vườn Viên Minh.

Hải Đường Xuân thích tắm sữa lừa vào mỗi sáng sớm nhằm làm cho da mềm mại, thơm tho. Vào một sáng mùa xuân, đóa hải đường ấy đã gục chết luôn trong bể tắm đầy sữa lừa. Tại sao ư? Nếu các pháp y được quyền kết luận, ắt họ sẽ tuyên bố: Người đẹp hải Đường đã chết là do chất độc được trộn vào sữa lừa, thấm qua lỗ chân lông.

Cái chết của nàng Liên Hoa Xuân còn bi thảm hơn. Nàng là người đẹp cuối cùng trong tứ xuân nương còn lại hầu vua, nên càng được sủng ái, trọng vọng. Vua Hàm Phong chừng như đã lờ mờ đoán ra nguyên nhân các cái chết kia, nên ngài đưa Liên Hoa tới ngụ tại một biệt cung, nơi chỉ có ngài và viên thái giám tâm phúc nhất được ra vào. Nhưng cũng chỉ được ba tháng.

Vào cuối mùa xuân năm ấy, khi ra vườn ngắm những đóa hoa lan nở rộ, nàng Liên Hoa kề mũi ngửi và hít sâu hương hoa, bỗng ngã lăn ra và tắt thở. Pháp y kết luận: Bị trúng gió.

Thật ra, ai đó đã biết được thói quen của nàng Liên Hoa thích ngửi hương hoa, nên đã tẩm độc dược vào nhụy hoa. Loại độc dược của độc, chỉ cần một giọt nhỏ cũng đủ làm chết một con ngựa.

Thế là chỉ trong vòng chưa tròn một năm, cả ốn nàng xuân đều bị hạ thủ. Thời gian ngắn sau đó vườn Viên Minh chỉ còn lại mỗi bóng hình Tây hậu Từ Hy. Bằng mọi ngón nghề, người phụ nữ này đã sớm làm cho vua Hàm Phong nguôi dần nỗi niềm thương nhớ từ xuân nương. Cấm cung vang tiếng cười đắc thắng của con yêu phụ. Chính vua Hàm Phong cũng rờn rợn với tiếng cười đó... Nhưng chừng như ngài quá sợ, đành im lặng chịu đựng...

Người ta đồn rằng, một trong nhiều năm, vào những đêm thanh vắng, trong vườn Viên Minh thường có những tiếng khóc ai oán vọng về. Và mỗi lần như thế, nhà vua thường thản thốt kêu tên bốn người đẹp của ngài!

THƯỢNG HỒNG

(Theo Thanh cung thập tam triều)

THƯ MỤC GIỚI TÍNH - TÌNH DỤC

Bệnh cơ quan sinh dục
Bệnh nam khoa
Giới tính và chuyển giới
Sức khỏe tình dục
Thuốc men và tình dục
Thắc mắc biết hỏi ai - Bs Trần Bồng Sơn
Tình dục và nữ giới

ANDROSITOL PLUS

Trình bày: Hộp 14 gói

Giá bán sỉ: 850,000 đồng/hộp.

Hãng sản xuất: Pharcoterm Srl - ITALY

Thành phần:

  • Myo - inositol : 1000mg
  • N - Acetyl - L - Cysteine: 600mg
  • Vitamin E : 30MG
  • L - Carnitine: 30mg
  • L - Arginine : 30mg
  • Folic Acid : 200meg
  • Selenium : 55meg

Công dụng: Hỗ trợ tăng cường sức khỏe sinh lý cho nam giới

 

Đặt mua tai Shop BS Trung giá luôn luôn rẻ hơn giá gốc.

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG

Bệnh cơ quan sinh dục
Bệnh nam khoa
Giới tính và chuyển giới
Sức khỏe tình dục
Thuốc men và tình dục
Thắc mắc biết hỏi ai - Bs Trần Bồng Sơn
Tình dục và nữ giới