TỰA
Chúng ta sống trong sự biến đổi, sống với sự biến đổi. Một đại hiền triết cổ Hi Lạp, một trong những vị mà người ta gọi là những triết gia trước Socrate, dạy rằng “người ta không bao giờ rửa chân hai lần ở một dòng suối”. Vì nước suối chảy đi và khi ta xuống suối rửa chân lần thứ hai, mặc dù vẫn chỗ ấy, trên hòn đá ấy, nhưng không còn là nước cũ. Lời nói của đại hiền Hi Lạp đã cho ta hai cách nói siêu dụ, thông thường đến nỗi rằng ta nói luôn tới ‘dòng đời’ và ‘dòng lịch sử’ mà không còn nghĩ đến gốc nguồn từ một điểm đã hai ngàn rưởi năm xưa, ở một nền văn minh bên trời Tây đã chết.
Cuốn sách này của Bác sĩ Nguyễn Ý Đức nói về một sự thay đổi trong thời chúng ta trên dòng đời và dòng lịch sử, là sự già lão. Và tác giả muốn một ông thầy già viết cho cuốn sách vài lời gọi là Tựa.
Thực ra thì sách An Hưởng Tuổi Vàng này cũng chẳng cần phải giới thiệu vì đã đáp ứng một nhu cầu rất lớn, phải nói là mỗi ngày một lớn hơn trong xã hội Việt Nam vì số người già tăng trưởng rất nhanh, trong ba phần tư thế kỷ vừa qua. Không phải vì chiến tranh kéo dài thiếu mười sáu tháng đầy ba mươi năm đã làm mất đi một số lớn những người tuổi trẻ, trai nhiều hơn gái trong dân số và sự gia tăng tỉ số người già chỉ giả tạo. Ngay cả nếu ta bổ xung trên giấy tờ những tuổi bị khuyết trên biểu đồ tháp dân số theo tuổi của nước ta rồi so với tháp tuổi năm 1925 hay 1930, thì thấy ngay sự khác biệt: hình tháp xưa có một cái ngọn dài và nhọn hoắt, còn tháp nay tuy thót giữa ( ảnh hưởng của chiến tranh) nhưng đáy rộng ( vì sự sinh sản qúa mạnh trong phần tư thế kỷ vừa qua, có thể gọi cho vui là sự nở rộ của tý nhau khi chiến cuộc chấm dứt ở mặt trận và rút về phòng the); còn các tuổi già và chưa già, từ năm mươi trở lên thì đông đảo với một bề ngang đáng kể trên hình tháp tuổi dầy dặn hơn xưa nhiều. Sự kiện này nói nôm na có nghĩa là các cụ nhiều hơn, nhiều gia đình có ít là một hai và có thể đủ bốn ông bà nội, ngoại và số gia đình tứ hay ngũ đại đồng đường không còn hiếm như ngày xưa. Sự sống lâu trên bảy mươi tuổi chỉ còn “cổ lai hi” như một câu văn sáo mà đời văn minh đã ném vào thùng rác của lịch sử như thanh Ngư Trường Kiếm và cái búi tóc củ hành.
Tôi không nói rằng ngày xưa không có người sống lâu. Bỏ những chuyện huyền thoại, dầu là phương Đông như chuyện Bàn Cổ của Trung Hoa ( mà ta thường gọi là ông Bành Tổ) hay Methusalem trong Kinh Thánh và cả truyền thuyết về tuổi thọ của các vua thời Hồng Bàng của ta, chúng ta đều có biết và có thấy tận mắt một vài vị lão trượng trong làng hay trong một vài gia đình quen thuộc, chẳng những là bảy tám mươi mà có khi tới hơn trăm tuổi. Thời nào, ở đâu, trừ khi còn ăn lông ở lỗ trong những vùng trinh nguyên chưa khám phá, những vùng mà ngày xưa khi chưa có sự hiểu biết gì về y khoa khoa học ta gọi là “ma thiêng nước độc” hay “lam sơn chướng khí” cũng có thể có một vài người, nhờ “thể chất” nghĩa là nhờ di truyền qua gen hệ, nhờ những điều kiện sinh sống và các cách sinh hoạt tương đối không thường, sống lâu và chết già hơn các người chung quanh. Sự đồn đại tăng tuổi thọ cũng có, vì lý do này nọ tuỳ theo văn hoá nhưng sự sống lâu của một số cụ là thực có, và thực đáng quý vì các cụ không những là sự hãnh diện của gia đình, mà còn là hy vọng đúng và là những gương sáng cho toàn thể nhân dân nữa. Nhưng ngày xưa sống lâu như các cụ hiếm lắm. Nhân sinh thất thập… Còn ngày nay chẳng những số các cụ nhiều hơn, mà tỉ số các cụ trong xã hội tăng lên.
Tại sao có nhiều người
già hơn trong dân số ngày nay? Tại sao nhân dân Việt
Dĩ nhiên rằng như thế chưa phải là không còn vấn đề gì đâu. Sống lâu, già cả là tốt lắm và không phải là dễø. Nghệ thuật sống già cả là một vấn đề khác và cũng không dễ. Về cả hai đường, cái vốn liếng đắp xây từ lúc trẻ vô cùng quan trọng. Và đây là lời cuối cùng của tôi, không phải với các cụ đồng tuế hay cao niên hơn tôi, mà là với các người trẻ tuổi. Sự giữ gìn sức khoẻ, sự trao dồi văn hoá, sự di dưỡng tâm tính, sự tôn kính và thương yêu mọi người trong gia đình, sự bao dung trong tinh thần dân chủ với tất cả mọi người, là những điều mà tôi nghĩ là quan trọng ngang nhau để có thể sống lâu và an hưởng tuổi vàng với sự kính trọng của làng nước, sự kiêu hãnh của con cháu và chắt, chút và với sự vui vẻ trong nội tâm của mình. Nhưng phải biết sống như thế từ lúc mới lớn lên và biết suy nghĩ càng sớm càng hay.
Vào khoảng phần tư đầu
tiên của thế kỷ vừa chấm dứt, khi tôi sinh ra, hy vọng được sống trung bình của
người Việt
Bác sĩ TRẦN NGỌC NINH
Cựu Giáo sư đại học Sài gòn và Vạn Hạnh