NGUYỄN Ý ĐỨC

Sinh Tố Vừa Bổ Vừa Thơm

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức  -  Diễn Ðàn Y Khoa

 Cầm chắc là cứ mươi vị đang đọc mấy hàng chữ này thì ít nhất cũng có bốn, năm vị đang uống vài huờn "Vầy Tha Mìn" mỗi ngày. Và yên tâm coi như là đang làm một việc tốt để bảo đảm cho có sức khỏe.

"Vầy Tha Mìn" là phiên âm Trung Hoa của chữ Vitamin mà ta gọi là Sinh Tố.

Theo La Tinh tự, "Vita" là đời sống, "amino" là chất dinh dưỡng cần thiết. Vậy thì sinh tố rất cần thiết cho sức khỏe của mọi sinh vâ.t. Vắng bóng hoặc giảm thiểu một anh một chị trong thực phẩm là ít ngày sau ta sẽ thấy ngay hậu quả.

Sinh tố giúp điều hành các chức năng của cơ thể như sự hít thở không khí trong sạch, sự làm tình sinh đẻ, sự ăn nhậu liên hoan, học hành thi cử...Nó giúp cơ thể chống giặc xâm lăng vi khuẩn, chuyển hóa các chất dinh dưỡng, giữ tinh thần sáng suốt nhanh nhe.n. Một số khác giúp sản xuất tế bào máu, kích thích tố, và ngay cả gene di truyền.

Nghĩa là cả vài chục công du.ng. Mà mỗi ngày cơ thể cần một số lượng tí ti bằng phần mười thìa ăn canh. Nhưng cơ thể ta lại không chế hóa ra đươ.c. Chúng cần có trong thực phẩm ta tiêu thụ hàng ngày. Tác dụng của chúng riêng biệt, không thay thế cho nhau nhưng hỗ trợ nhau để phò giúp cơ thể.

Thực vậy, món ăn nào cũng có sinh tố. Nhưng rắc rối, khó nhớ là với số lượng nhiều ít tùy theo thực phẩm. Và thực phẩm này có loại sinh tố mà thực phẩm kia lại không có. Cho nên chỉ ăn một món là ta sẽ thua đâ.m. Vì sẽ mất vài sinh tố mà món ăn này thiếu.

Chẳng hạn bác Ân thích ăn và chỉ ăn thịt bò filet mignon, bác sẽ có nhiều sinh tố A mà thiếu sinh tố C; cô Lợi nhai rau muống luộc mỗi ngày thì phải uống thêm sinh tố có nhiều trong thịt cá như D, như A. Hậu quả là bác Ân, cô Lợi sẽ mất cân bằng dinh dưỡng. Mà ăn mãi một món nó cũng mau nhàm, chóng chán. Phải không thưa các cụ?

Nói vậy thì chẳng hóa ra có nhiều thứ sinh tố hay sao?

Vâng, ít ra cũng vài chục loại với những tên khó đọc, khó nhớ. Nhưng các ông bà nghiên cứu khoa học đã giản dị hóa để chúng ta biết khi cần uống, cần mua.

Có hai nhóm chính: nhóm hòa tan trong chất béo với A,D,E,K (Anh Đẹp, Em Khen )và nhóm hòa tan trong nước B, C. Cô C ta có một thứ nhưng bà B thì nhiều chị em B1, B6, B12...

ADEK thường có trong thực phẩm có chất béo và được hấp thụ nhờ sự giúp đỡ của mâ.t. Các bạn này được tồn trữ trong tế bào mỡ nên lâu lâu ta ăn cũng chảng sao. Ăn quá nhiều rồi sinh bệnh sinh tật thì lại phiền. Mỗi tuần ta làm một miếng gan bò bằng nửa bàn tay hoặc cách ngày ăn một củ cà rốt nấu chín là đủ số sinh tố A cần thiết rồi.

Còn bà B, cô C thì lại không thích tích trữ để dành, có bao nhiêu sài hết bấy nhiêu. Các nàng hòa tan trong nước nên khi có nhiều trong máu là chị em theo nước tiểu, mồ hôi mà chạy ra ngoài. Do đó mỗi ngày ta đều phải mời cô chị cô em vào thăm cơ thể cho thỏa mãn nhu cầu.

Nói rằng sinh tố có trong thực phẩm nhưng khi nấu nướng, bảo quản, để dành thì một phần đáng kể sẽ mất đi. Vì thế ăn tươi vẫn tốt hơn. Cùng lắm là đồ đông lạnh chứ mấy cái đồ hộp là vừa mất sinh tố vừa nhiều đường nhiều muối. Ăn nhiều lại bị cao huyết áp, lại bị tiểu đường!

Sinh tố cũng rất nhậy cảm, dễ tiêu hủy bởi hơi nóng và ánh sáng quá sáng. Cho nên thực phẩm, nhất là rau đậu mà nấu quá chín sẽ mất đi khá nhiều sinh tố.

Nói chung chung, khi ta uống ăn đầy đủ, cân bằng các chất dinh dưỡng thì cũng chẳng cần dùng thêm sinh tố. Các nhà dinh dưỡng cũng đồng ý như vâ.y. Một quả táo, một đĩa sà lách, một miếng thịt hoặc cá bằng nửa bàn tay, một ly sữa, dăm thìa cereals, chén rưỡi cơm trắng cho mỗ i bữa là dư sức qua cầu.

Nhưng đâu có phải là ai cũng ăn được như vâ.y. Có người chỉ thích món này, ăn cho nhiều nên thiếu sinh tố của món kia. Lại nữa:

Ông nhà báo hút thuốc lá để có hứng viết bài ư? Thế là bạn ta cần uống thêm sinh tố C, B vì ông già nicotine trong khói thuốc làm giảm hấp thụ các chất thiết yếu này.

Cô em chót sớm yêu nhưng khoan đẻ, uống thuốc ngừa thai, cần thêm vài huờn sinh tố B. Mà khi nào chồng vợ đồng thuận, sẵn sàng mang thai cho mình hoặc mang thai "thuê" thì phải dùng thêm folic acid, sắt và calcium. Để có đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi.

Lão bạng dù chẳng sanh châu nhưng kém ăn và ruột không hấp thụ sinh tố cũng cần uống thêm B và C. Lão bà vào tuổi mãn kinh, hết sinh đẻ lại cần thêm calcium và D để tránh loãng mục xương.

Túy lúy càn khôn ngày đêm, thay cơm bằng rượu, không hấp thụ được sinh tố A,D,B-12 và thiamin, folic acid...thì cần mua sinh tố ngoài chợ mà uống thêm.

Thầy tu chuyên ăn rau trái, không sữa không thịt, cần vài mũi chích B12, phơi nắng mươi phút mỗi ngày và vài viên calcium, D...

Và còn nhiều trường hợp khác nữa. Ta dành cho bài khác, để câu giờ...

Uống thêm bao nhiêu cũng là điều cần biết. Ta không tính được nhưng ông bà nghiên cứu lại cũng đã giúp ta. Và nhà bào chế đã đề trên nhãn chỉ dẫn. Mua thuốc về dùng nên đọc rõ chỉ dẫn này, vì uống quá phân quá lượng vừa tốn tiền mà lại có nhiều rủi ro.

Mong đẹp da, sáng mắt, cứng xương mà dùng lượng cao (megadose) sinh tố A thì mắt lại mờ, da ngứa, kinh nguyệt không đều, rụng tóc.

Sinh tố D bổ xương bổ răng nhưng quá cao đưa đến yếu xương, sạn thận, ăn mất ngon, tai nghe không rõ...

Mấy cụ ông là ưa sinh tố E lắm. Vì rỉ tai nhau E làm mình sung sức, yêu nhiều lại sống lâu. Phần nào có lý vì E được coi như là một anti oxidant, chống ung thư, chống hóa già, cườm mắt. Nhưng uống nhiều lại làm mờ mắt, nhức đầu, mệt mỏi.

Sinh tố C mà nhiều người hay dùng khi cảm cúm là chất chống oxy hóa, nhưng nhiều quá lại làm tăng nguy cơ sạn mật, sạn thận hoặc kích thích tiểu tiện.

Cho nên ta cứ vừa phải, trung dung làm theo sách vở là an toàn xa lộ. Nhưng cũng nên nhớ rằng uống thêm là uống để bù cho phần thiếu sót, chứ không phải để thay thế cho thực phẩm.

Mà thực phẩm nào chả có sinh tố, không nhiều thì ít, chẳng anh này thì cũng em kia.

A có nhiều trong thịt động vật có vú, cá gà, vit và rau trái có chất vàng carotene.

D nằm trong mình cá trích, cá hồi, cá thu, cá ngừ, gan, lòng đỏ trứng gà. Phơi nắng mươi phút mỗi ngày cũng tạo thêm D dưới da, nên có biệt danh "Sunshine Vitamin"

E có nhiều ở thực vật: dầu hướng dương, dầu bắp, đậu nành, lúa mì, olive...

K chống xuất huyết, có trong trà xanh, bắp su, đậu nành, dầu thực vật, gan heo. Thường thường ta không cần uống thêm K vì cơ thể tạo ra được 80% cho nhu cầu.

B các loại đều có trong thực phẩm thực vật và động vâ.t. Riêng anh B 12 chỉ có trong thịt động vâ.t. Các cụ là khoái B 12 lắm. Mỗi lần đi bác sĩ là đều xin lụi cho một phát "BêĐDui". Để ăn ngon. Đó là một trong những hiểu lầm về sinh tồ: chúng không kích thích khẩu vị hoặc trực tiếp làm tăng khẩu vị của ta. Như thiên hạ quảng cáo, rỉ tai nhau.

C trong chanh, cam, cà chua, súp lơ, dâu... nhưng rất ít trong thịt, cá, sữa...

Và sinh tố...

Nhưng thôi, bài đọc đã dài. Người viết cũng cạn chữ, mà người xem cũng bắt đầu ..."quá tải".

Ta đi làm vài ly nước sinh tố nguyên chất cho... phẻ. Rồi kỳ sau cùng nhau bàn tiếp.

Bác sĩ Nguyễn ÝĐDỨC

Texas 8-03


Trang NGUYỄN Ý ĐỨC - Câu chuyện Thấy lang
Trang NGUYỄN Ý ĐỨC - Sức khỏe nghề nghiệp
TỰA - An hưởng tuổi vàng - BS Nguyễn Ý Đức


Trang nhiều tác giả
Trang riêng của Lê Ngọc Dũng
Trang riêng của Lương Lễ Hoàng
Trang riêng của Nguyễn Bảo Trung
Trang riêng của Nguyễn Hoài Nam
Trang riêng của Nguyễn Hữu Đức
Trang riêng của Nguyễn Văn Tuấn
Trang riêng của Nguyễn Ý Đức
Trang riêng của Nguyễn Đình Nguyên
Trang riêng của Phan Xuân Trung
Trang riêng của Đỗ Hồng Ngọc
Trang riêng của Đỗ Minh Tuấn