NGUYỄN Ý ĐỨC

Stress & Nghề Nghiệp

Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC

 

Kỳ này, mời quí độc giả đọc bài viết của BS. Nguyễn Ý-ĐỨC, về hậu quả của những căng thẳng trong nghề nghiệp.

BS. Nguyễn Văn Đức

 

Con người đang sống vào một thời đại với nhiều quay cuồng thay đổi, nên luôn luôn gặp những khổn lực, căng thẳng. Nào là e ngại về suy sụp kinh tế, đảo lộn đạo đức xã hội, tình hình bất ổn trên thế giới, nạn thất nghiệp cao, cho đến bất hòa tôn giáo, kỳ thị chủng tộc... Tất cả đều gây ra căng thẳng. Cho nên, một cảnh huống nào đó xẩy ra cho đúng người, đúng lúc thì hầu như sự việc nào cũng trở thành căng thẳng.

 

Ngay tổ tiên ăn lông ở lỗ ta xưa kia cũng có nhiều stress: stress vì sợ thú dữ ăn thịt, sợ nước lũ trôi cuốn, sợ thần linh trừng phạt. Ngày nay thì vui cũng stress, mà buồn cũng stress. Cô thư ký mới bị sếp lớn khiển trách, than phiền: “Tôi đang stress đây”. Một ông chủ báo bù đầu kiếm đủ bài cho số báo cuối tuần cũng kêu đang stress. Một bà chủ tiệm phở đông khách, đếm tiền không kịp cũng nói: “Chán quá! em muốn sang tiệm vì stress nhiều quá”!...

 

Stress trong việc làm là vấn đề mà hầu hết mọi công nhân đều vướng mắc không nhiều thì ít. Thống kê của hãng bảo hiểm Northwestern National Life cho thấy tới 40% công nhân than phiền bị stress trong công việc. Kết quả theo dõi của đại học Yale cho hay 29% công nhân bị stress khá nặng vì công việc.

 

Mặc dù đã được giới y khoa, luật pháp, bảo hiểm phần nào diễn tả, công nhận, nhưng stress trong công việc vẫn còn có nhiều khúc mắc cần được tìm hiểu thêm.

 

Định nghĩa

 

Hans Hugo Bruno Selye, một y sĩ người Gia Nã Đại gốc Áo là người đã phổ biến từ stress trong quần chúng khi ông phát hành cuốn “The Stress of Life” vào năm 1956.  Selye đã tiếp tục nghiên cứu sự liên hệ giữa những tác nhân kích thích thần kinh (nervous stimuli, stressors) như nhiệt độ cao, thương tích, hóa chất mạnh với những thay đổi sinh hóa học ở con người. Theo Selye, stress là một phản ứng không có gì đặc biệt của cơ thể trước một đòi hỏi nào đó” và “là một phần trong đời sống con người”. Ông đề nghị từ Stress Adaptation Syndrome (General Adaptation Syndrome) vào năm 1949.

 

Thực ra, ảnh hưởng sinh học của sự sợ hãi được Luis Juan Vives tả từ nhiều thế kỷ trước và vào năm 1911, Walter Bradford, một sinh học gia Hoa Kỳ đã nhận thấy kích thích tố nang thượng thận (adrenal gland hormones) gia tăng khi cơ thể bị xúc động mạnh. Còn nhà tâm lý học Mc Grath lại coi stress như một sự mất thăng bằng giữa đòi hỏi và khả năng đáp ứng, trong những điều kiện mà một sự thất bại đáp ứng sẽ đưa tới hậu quả quan trọng.

 

Richard Lazarus cho stress là một diễn tả chủ quan, từ trong tâm trí, nên nó xuất hiện tùy theo cách nhìn của con người với sự việc. Vì thế, cùng một sự việc mà người này cho là căng thẳng, mà người khác cho là bình thường. Chẳng khác gì thịt bò đối với một người là chất bổ thì lại là chất độc đối với người kia. Trong đáp ứng, sự nhận thức nội tâm đôi khi mạnh hơn cả vật kích thích.

 

Có sự khác biệt giữa stress và thách thức (challenge) trong một công việc gay go, kích thích. Khi gặp một việc khó khăn thì người ta sẽ cố gắng, học hỏi để khắc phục. Khi vượt qua được khó khăn, họ thấy nhẹ nhõm và thỏa mãn. Những thách thức như vậy tăng thêm sinh động cho cuộc đời.

 

Trong phạm vi nghề nghiệp, stress được hiểu như là những phản ứng không thuận lợi về tâm thần hay thể xác của công nhân khi những đòi hỏi trong công việc không tương xứng với khả năng và  nhu cầu của người đó. Hậu quả của đáp ứng này là sự rối loạn cấp kỳ trong cách ứng phó của mỗi công nhân với  điều kiện của việc làm.

 

Ở Hoa Kỳ, nghiên cứu về khổn lực trong việc làm đã khởi đầu từ khi Quốc Hội ban hành luật Occupational Safety and Health Act of 1970 (OSHA) và thành lập National Institute for Occupational Safety and Health (NIOSH).

 

Những nguy cơ gây ra stress

 

Kết quả một quan sát tại Hoa Kỳ vào năm 1997 cho thấy nhân viên bàn giấy bị stress nhiều hơn dân lao động chân tay. Theo thứ tự nghề nghiệp thì stress cao nhất ở  người cung cấp dịch vụ (chiêu đãi viên nhà hàng...) rồi đến các ngành sản xuất, bán lẻ liên quan tới tiền nong, tài chính,  vận chuyển, bán buôn.

 

Sau đây là một số nguy cơ đưa tới stress:

a- Do bố trí thời biểu của công việc:

-          Làm nhiều giờ hoặc thêm giờ phụ trội

-          Thời gian làm việc kéo dài, ít nghỉ giải lao

-          Làm theo ca thay đổi và thời khóa biểu khác nhau

-          Công việc tái tục nhàm chán năm này qua năm khác (như lắp ráp điện tử, quấn thuốc lá...)

-          Làm theo dây chuyền với các cử động nhắc đi nhắc lại, cùng tốc độ

-          Làm khoán lãnh lương theo số lượng của sản phẩm chứ không làm theo giờ cho nên có áp lực cố làm cho có nhiều hàng.

 

b- Trong phương diện quản trị:

-          Không có đối thoại giữa công nhân và chủ nhân tại sở làm

-          Công nhân không được góp ý trong việc xếp đặt công việc

-          Có mâu thuẫn giữa các công nhân với nhau

-          Công nhân cảm thấy như không được sự hỗ trợ của chủ, của cấp trên trực tiếp, hoặc vì sự kém khả năng của cấp trên

-          Công việc đòi hỏi nhiều trách nhiệm hoặc phải kiêm nhiệm nhiều việc một lúc.

 

c- Liên quan tới vị thế công việc:

-          Không an toàn vì thay đổi chính sách, chủ nhân, trụ sở

-          Không được thăng thưởng, hết cơ hội tiến thân thêm

-          Thuyên chuyển, giáng cấp hoặc thăng chức

-          Công việc thay đổi quá nhanh, nhân viên không đáp ứng kịp thời.

 

d- Điều kiện làm việc không thuận lợi: 

-          Cơ quan ồn ào, đông người, không khí ô nhiễm, không đủ ánh sáng, chỗ làm chật hẹp, không vệ sinh, nhiệt độ nóng quá hoặc lạnh quá

-          Có hóa chất hoặc vật thể rủi ro trong cơ sở

-          Việc làm có nguy cơ gây rủi ro như máy móc, xe cộ.


Trang NGUYỄN Ý ĐỨC - Câu chuyện Thấy lang
Trang NGUYỄN Ý ĐỨC - Sức khỏe nghề nghiệp
TỰA - An hưởng tuổi vàng - BS Nguyễn Ý Đức


Trang nhiều tác giả
Trang riêng của Lê Ngọc Dũng
Trang riêng của Lương Lễ Hoàng
Trang riêng của Nguyễn Bảo Trung
Trang riêng của Nguyễn Hoài Nam
Trang riêng của Nguyễn Hữu Đức
Trang riêng của Nguyễn Văn Tuấn
Trang riêng của Nguyễn Ý Đức
Trang riêng của Nguyễn Đình Nguyên
Trang riêng của Phan Xuân Trung
Trang riêng của Đỗ Hồng Ngọc
Trang riêng của Đỗ Minh Tuấn