NGUYỄN Ý ĐỨC

Carbon Monoxide Là Chất Gì?

            Carbon monoxide (CO) là loại khí độc, không màu, không mùi và không vị. Mặc dù bản thân nó không mùi vị, nhưng CO thường hòa lẫn với vài loại khí khác có mùi vị. Như vậy rất có thể  là khi hít vào những loại khí có mùi, thì bạn cũng hít luôn cả chất CO mà chính bạn cũng không hay biết.

            Sự nguy hiểm về khí CO thường xảy ra trong ngành kỹ nghệ do việc đốt không hoàn toàn khí ga và những vật liệu có chứa carbon như xăng, dầu lửa, dầu hôi, prôban, than, hoặc gỗ. Lò rèn, lò luyện kim loại (blast fumaces) và lò nướng bánh cũng thải ra khí CO, nhưng trong xí nghiệp, các động cơ đốt trong là nguồn thải khí CO thường gặp nhất.

Carbon Monoxide Tác Hại Ra Sao?

            Carbon monoxide rất độc hại khi hít vào vì nó chiếm chỗ của khí oxy (dưỡng khí) trong máu khiến tim, não, và các cơ quan quan trọng khác không có oxy để hoạt động . Số lượng CO lên quá cao có thể gây bất tỉnh và chết ngạt trong vài phút.

            Triệu chứng khi mới trúng độc CO thường là tức ngực, nhức đầu, mất sức, chóng mặt, uể oải, hoặc buồn nôn. Những người bị viêm họng có thể cảm thấy nhói đau ª ngực. Nếu bị trúng độc nặng hoặc lâu, triệu chứng có thể trầm trọng hơn như nôn mửa, mất định hướng, té xỉu, bất tỉnh nhân sự và bắp thịt bị suy yếu.

            Mỗi người có thể có triệu chứng khác nhau. Khí độc CO thường phát tác sớm hơn đối với trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh tim và phổi, người ở trên cao, hoặc những người đã có lượng CO cao trong máu như người hút thuốc lá. Hơn nữa, độc khí CO đặc biệt có hại đến bào thai.

            Ta có thể ngăn chặn ảnh hưởng của khí độc CO nếu phát hiện sớm. Mặc dù chữa trị kịp thời, khí độc nguy hại này có thể làm cho những bộ phận cần khí oxy bị tổn hại vĩnh viễn như tim và não. Khí CO còn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Ai Có Thể Bị Nguy Hiểm?

            Khả năng bị nhiễm độc khí CO thường có ở các nơi như trong phòng đun nấu, nhà máy bia, kho hàng, nhà máy lọc dầu, nhà máy sản xuất giấy và bột giấy, nhà máy sản xuất thép, bến tàu, lò luyện kim loại, lò luyện than đá (coke ovens), hoặc một trong những nghề sau đây:

            Thợ hàn

            Thợ sửa xe trong ga ra

            Lính chữa lửa

            Nhân viên làm giấy cacbon

            Nhân viên chế biến chất hoá học hữu cơ tổng hợp

            Nhân viên giảm oxide (rỉ sét) kim loại

            Nhân viên hoạt động ven biển

            Nhân viên điều khiển máy chạy bằng dầu nặng diesel

            Nhân viên điều khiển xe nâng hàng

            Nhân viên hải cng

            Nhân viên trực ở trạm thâu thuế cầu đường

            Nhân viên hải quan

            Nhân viên cảnh sát

            Tài xế taxi

Bạn Cần Làm Gì Khi Thấy Có Người Trúng Độc CO?

            Khi thấy có người bị trúng độc CO, cần làm những điều sau đây ngay lập tức:

            Dời nạn nhân đến chỗ trống có không khí trong lành, thoáng.

            Gọi 911 hoặc số cấp cứu y tế địa phương.

            Cho nạn nhân thở dưỡng khí nếu nạn nhân còn thở.

            Hô hấp nhân tạo nếu nạn nhân ngưng thở.

            Lưu ý: Bạn cũng có thể bị nguy hiểm khi cấp cứu nạn nhân trong môi trường có mức khí độc CO cao. Cứu cấp viên phải là người có kinh nghiệm trong việc cấp cứu và biết cách sử dụng trang bị cứu cấp. Chủ nhân phải bảo đảm cứu cấp viên sẽ không bị nguy hiểm khi thi hành việc này.

Chủ Nhân Có Thể Làm Gì Để Phòng Ngừa Khí Độc CO?

            Để giảm bớt nguy cơ trúng độc khí CO tại nơi làm việc, bạn nên làm những điều sau đây:

            Gắn hệ thống thông hơi để thải khí CO ra ngoài.

            Duy trì tốt dụng cụ thải khí CO để giảm bớt mức ngưng đọng của CO.

            Kiểm soát những công tắc của thiết bị chạy bằng điện, ga, pin, hoặc khí nén để xem hoạt động có an toàn hay không.

            Cấm sử dụng thiết bị hoặc động cơ chạy bằng dầu lửa trong khu vực bít bùng.

            Cung cấp máy dò xét khí CO có chuông báo động khi mức CO lên cao.

            Thường xuyên xét nghiệm không khí trong những khu vực có khí CO, như trong không gian kín, xem Điều 29 Bộ Điều Lệ Liên Bang (Title 29 of the Code of Federal Regulations - CFR) 1910.146.

            Đặt máy dò khí CO có chuông báo động.

            Dùng dụng cụ trợ giúp hô hấp đặc biệt được NIOSH chấp thuận. (Xem điều lệ 29 CFR 1910.134.)

            Dùng mặt nạ phòng hơi độc có bình dưỡng khí khi mức CO không quá cao.

            Huấn luyện nhân viên về nguyên nhân và khả năng có thể gây ra độc tố CO, cũng như các triệu chứng trúng độc CO và phương pháp ngăn chặn mức nguy hiểm của CO.

            Nếu nhân viên của bạn làm việc nơi bít bùng với khả năng có khí CO tích tụ, bạn phải bảo đảm nhân viên kiểm tra mức oxy đầy đủ trước khi vào địa điểm đó.

Nhân Viên Có Thể Làm Gì Để Giúp Ngăn Chặn Khí Độc CO?

Nhân viên nên làm những điều sau đây để giảm thiểu nguy cơ trúng độc CO nơi làm việc:

            Báo cho chủ nhân biết những vị trí có khí CO ngưng tụ.

            Chú ý vấn đề thông gió – đặc biệt trong khu vực bít bùng có khí đốt phát sinh.

            Lập tức báo cáo những triệu chứng chóng mặt, buồn nôn hoặc ói mửa.

            Không cố gắng làm quá sức nếu bạn nghi ngờ bản thân mình bị nhiễm độc khí CO và nên rời khỏi khu vực nhiễm độc ngay lập tức.

            Nói cho bác sĩ biết bạn có khả năng bị trúng độc CO nếu bạn bị bệnh.

            Tránh dùng những máy móc chạy bằng ga, như máy rửa bằng sức ép, lò sưởi, xe nâng hàng, khi làm việc trong không gian kín.

Tiêu Chuẩn Của OSHA Về Mức CO Như Thế Nào?

            Mức cho phép (PEL - Permissible exposure limts) của OSHA là 50 parts per million (ppm). Tiêu chuẩn của OSHA nghiêm cấm công nhân làm việc khi nồng độ (PEL) CO lên quá 50 ppm trong thời gian 8 giờ làm việc.

            Tiêu chuẩn này cũng được áp dụng cho nhân viên hàng hải và họ phải ra khỏi nơi làm việc nếu nồng độ (PEL) lên quá 100 ppm. Với nhân viên làm việc theo dạng ê-kíp (ví dụ như chất, dỡ hàng) lượng khí CO tối đa được cho phép là 200 ppm.

Bạn Có Thể Biết Thêm Tin Tức Bằng Cách Nào?

            OSHA có nhiều ấn phẩm, tiêu chuẩn, trợ giúp kỹ thuật, và công cụ thực thi để giúp bạn. OSHA cũng hỗ trợ rộng rãi qua nhiều chương trình về an toàn và sức khỏe: tư vấn về nơi làm việc, các chương trình bảo vệ tự nguyện, quỹ trợ cấp, các mối quan hệ hỗ tương chiến lược, các kế hoạch cho tiểu bang, các khoá huấn luyện và giáo dục. Hướng Dẫn Quản Lý Chương Trình An Toàn và Sức Khoẻ (Safety and Health Program Management Guidelines) của Cơ Quan An Toàn Lao Động liệt kê những yếu tố quan trọng cho việc phác thảo một hệ thống quản lý an toàn và y tế thành công. Thông tin này và những thông tin khác đều có sẵn trên mạng của OSHA ở địa chỉ www.osha.gov.

            Nếu bạn cần ấn bản của OSHA miễn phí, xin gởi phong bì có tên, địa chỉ của người gởi đến OSHA Publication Office, P.O. Box 37535, Washington D.C. 20013-7535 hoặc gởi fax qua số (202) 693-2498, hoặc điện thoại cho chúng tôi ở số (202) 693-1888.

            Để khiếu nại hoặc báo cáo trường hợp khẩn cấp, hoặc tham khảo ý kiến, xin trợ giúp hoặc lấy tài liệu của OSHA, xin liên lạc với cơ quan OSHA gần nhất dưới danh bạ Bộ Lao Động Hoa Kỳ trong điện thoại niên giám hoặc gọi chúng tôi miễn phí qua số: (800) 321-OSHA (6742). Số đánh máy viễn liên (TTY) là (877) 889-5627.

            Nếu bạn muốn khiếu nại qua mạng hoặc lấy tin tức về các chương trình của OSHA liên bang hoặc tiểu bang, xin vào trang mạng của OSHA.


Trang NGUYỄN Ý ĐỨC - Câu chuyện Thấy lang
Trang NGUYỄN Ý ĐỨC - Sức khỏe nghề nghiệp
TỰA - An hưởng tuổi vàng - BS Nguyễn Ý Đức


Trang nhiều tác giả
Trang riêng của Lê Ngọc Dũng
Trang riêng của Lương Lễ Hoàng
Trang riêng của Nguyễn Bảo Trung
Trang riêng của Nguyễn Hoài Nam
Trang riêng của Nguyễn Hữu Đức
Trang riêng của Nguyễn Văn Tuấn
Trang riêng của Nguyễn Ý Đức
Trang riêng của Nguyễn Đình Nguyên
Trang riêng của Phan Xuân Trung
Trang riêng của Đỗ Hồng Ngọc
Trang riêng của Đỗ Minh Tuấn