NGUYỄN Ý ĐỨC

“AN HƯỞNG TUỔI VÀNG” MỘT CUỐN SÁCH CẦN ĐỌC

 HOÀNG ĐẠO THẾ KIỆT.

Ở vào tuổi chúng tôi, trên dưới 70, thì sức khỏe là vấn đề trọng đại nhất. Câu hỏi hàng ngày khi mở đầu câu chuyện với mọi người:

“...Có khỏe không?”, nay không chỉ còn là xã giao, lấy lệ, mà đã trở thành ân cần, quan tâm thật sự, về tình trạng sức khỏe gần đây của người đối thoại.

Chính vì thế mà sau khi đọc cuốn AN HƯỞNG TUỔI VÀNG của Bác sĩ NGUYỄN Ý ĐỨC gửi tặng, tôi đã thấy đây là một cuốn sách rất hữu ích cho những người đã lớn tuổi hay sắp lớn tuổi , nên không ngại ngần giới thiệu với bà con, nhất là sau khi được biết đây là cuốn sách đầu tiên về vấn đề này của người Việt-Nam, như bác sĩ TRẦN NGỌC NINH đã viết trong lời giới thiệu.

Như tên gọi của nó, đây là một cuốn sách trình bày cho người ở ỏtuổi vàngõ những điều cần biết, để có thể làm chậm lại sự lão hóa và để hưởng một tuổi già an vui.

Sách do nhà xuất bản Y TẾ ấn hành, dầy gần 300 trang, khổ nhỏ, do Bác sĩ Trần ngọc Ninh đề tựa. Bìa trước trình bày rất trang nhã. Bìa sau là bức ảnh nhỏ cùng vài hàng về các hoạt động của tác giả.

Đặc biệt phải nói ngay là bức ảnh tác giả, tuy đã ở vào ỏtuổi vàngõ mà trông rất tươi đẹp, sinh động. Điều này khiến người cầm cuốn sách cảm thấy có một sự tin tưởng mạnh mẽ về những gì mà tác giả đã trình bày trong cuốn “An hưởng tuổi vàng”.

Nội dung cuốn sách tuy chia làm nhiều mục, đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau như: sự lão hóa, những thay đổi của cơ thể khi về già, sự ưu tiên về sức khỏe của tuổi già, những vấn đề thông thường của tuổi già, dược phẩm dược thảo, tình cảm và thú vui của tuổi giàv.v...nhưngá tựu trung đều nhằm vào hai điểm chính là: làm sao để làm chậm được sự lão hoá, và làm thế nào để có được một tuổi già an vui.

Thiết nghĩ đó cũng chính là mối quan tâm của tất cả chúng ta, và là điều chúng ta cần tìm hiểu.

Về phạm vi thứ nhất: Làm thế nào để làm chậm lại sự hoá già của ta?

Vì là một bác sĩ nên tác giả đã trình bày vấn đề theo y lý, lần lượt giải thích thế nào là sự lão hóa, các lý thuyết về sự lão hóa, và hậu quả của sự lão hóa trên tâm sinh lý con người. Nhờ sự trình bày tương đối chi tiết nên tác giả đã làm cho người đọc thấy rõ được từ nguyên nhân của sự lão hóa đến các hậu quả của nó. Dĩ nhiên khi trình bày như vậy thì thế nào cũng có đôi chỗ hơi nặng về lý thuyết, như khi tác giả nói về sự tích lũy của sai lầm, sự lão hóa của các mô tiếp nối, phản ứng tròng tréo của chất đạm, gốc tự do v.v...mà chắc chỉ những người ưa đi sâu vào vấn đề mới tìm hiểu.

Người đọc thấy trong phạm vi này tác giả đã cho chúng ta những hiểu biết vô cùng thiết yếu.

Đó là: tại sao ta già đi; khi già thì cơ thể ta ra sao, tâm lý ta thế nào; chúng ta có thể ngăn chặn sự lão hóa được không; và chúng ta phải làm gì để làm chậm lại sự lão hóa... Chúng tôi tin rằng nhiều người trong giới gìa chúng ta không hiểu rõ các điểm then chốt nói trên hoặc hơn nữa, nhưá chính cá nhân người viết, còn có đôi sự hiểu lầm về những điểm đó. Chính cái ý nghĩ: già rồi thì nó phải thế;  cỗ xe chạy trên 100,000 dậm thì đương nhiên nó phải rụng cẳng rụng càng, không làm gì hơn được... đã làm cho nhiều người buông xuôi cho tuổi già nó đến, nó hoành hành, rồi cắn răng chịu đựng, và chờ ở số mệnh.

Vì vậy thật là một điều rất cần thiết để đọc cuốn “An hưởng tuổi vàng” hầu có những hiểu biết căn bản về vấn đề lão hoá, và nhất là để rút ra những bài học có thể giúp ta bảo tồn sức khỏe một cách hữu hiệu,á do đó làm chậm lại tuổi già.

Qua sự trình bày của tác giả người đọc sẽ thấy, muốn có một sức khỏe tốt để làm chậm lại sự lão hóa trong tuổi sắp già, hay kéo dài thời gian lão hóa trong an vui, chúng ta phải:

1/ Trước hết có một hiểu biết đứng đắn, rằng sự lão hóa tuy là một tiến trình không thay đổi được, nhưng một người bị lão hóa nhanh hay chậm, thời gian hưởng tuổi già ngắn hay dài, là tùy thuộc vào mỗi cá nhân. Chính nhờ ở các cố gắng không ngừng của nhân loại, cả tập thể lẫn cá nhân, nhằm cải thiện đời sống về mọi mặt, nên càng ngày tuổi thọ của con người càng tăng. Theo các nghiên cứu mới nhất thì đến năm 2050 tuổi thọ trung bình của người Mỹ sẽ là 82.9 năm, thay vì 75 năm như hiện nay, và 40 năm như ở đầu thế kỷ trước.

Vậy vấn đề đã rõ ràng là ta có thể làm cho đời sống kéo dài thêm được, một cách hoàn toàn khoa học. Có nhận biết như vậy thì chúng ta mới tin tưởng và cố gắng trong việc làm chậm lại sự lão hoá ở ta.

2/ Tiếp theo là việc đem áp dụng, thực hiện, những điều đã thu thập được trong sách. Như tác giả cuốn “An hưởng tuổi vàng” đã cho biết, có nhiều yếu tố tác động vào sự lão hóa của con người, trong số có những yếu tố không thuộc quyền kiểm soát của ta, như ảnh hưởng của di truyền, nhưng cũng có những yếu tố ta có thể kiểm soát được, như lối sống cá nhân. Chính nhờ ở những yếu tố có thể kiểm soát được này, ta sẽ vạch ra một chương trình sinh hoạt, ghi rõ những gì cần phải tránh, những gì cần phải làm, ăn uống vận động làm sao, để duy trì sức khỏe và đẩy lùi sự lão hóa. Dĩ nhiên trong bao nhiêu cái phải tránh, phải làm, ta phải tùy theo hoàn cảnh mỗi người mà đặt ưu tiên thực hiện.

Dù sao có thể nói chắc rằng một khi đã hiểu rõ vấn đề và có một thái độ tích cực, chúng ta sẽ có rất nhiều hy vọng làm chậm được sự lão hoá và hưởng được một tuổi vàng tốt đẹp. (Xin mạn phép độc giả nói một chút về kinh nghiệm cá nhân người viết. Mới chỉ sống ỏlành mạnhõ một thời gian ngắn, đặc biệt là từ sau khi về hưu, mà nay cặp má lúc nào cũng đỏ au, cân nặng nhất từ trước tới giờ, quần áo phải thay cả loạt! Không biết áp dụng đúng “An hưởng Tuổi vàng” sẽ còn phát triển đến đâu!)

Về phạm vi thứ hai: Làm thế nào để có được một tuổi già an vui? Hơn ai hết, tác giả biết rõ rằng muốn hưởng một tuổi vàng an vui thì một người nhất thiếtÔ phải có 2 yếu tố. Đó là có một sức khỏe vật chất tốt, và có một tinh thần tráng kiện, hai mặt của một vấn đề.

Cho nên song song với sự trình bày về việc làm sao để có sức khỏe tốt và để làm chậm sự hoá già, tác giả còn nói khá nhiều đến việc cần có một thái độ tích cực, lạc quan, để một mặt giúp cho sức khỏe tốt hơn, một mặt hưởng được cái an vui mà ta tìm kiếm.

Vì sự lão hoá do nhiều yếu tố gây ra, trong đó yếu tố tâm lý giữ một vai trò vô cùng quan trọng, nên muốn có được một ỏTuổi vàng yên vui” thì đương nhiên ngoài việc có một sức khỏe tốt còn phải có một tâm lý thuận lợi, một tinh thần tích cực. Không tin rằng con người có thể làm chậm được sự hoá già, và chính cá nhân mình không hăng hái tích cực trong việc đó, thì không có cách nào để có được một tuổi già mạnh khỏe, an vui.

Trong nhiều tiết mục bác sĩ Đức đã trình bày cho chúng ta thấy những quan hệ mật thiết giữa hai mặt nói trên. Ngay từ sự lão hoá cũng đã do cả hai yếu tố sức khỏe và tâm lý tác thành. Thiếu sức khỏe khiến mau già đã đành. Nhưng sức khỏe tốt mà bi quan chán đời, không tin rằng con người có thể làm chậm sự hoá già, cứ buông xuôi mọi việc thì cũng sẽ mau già và chóng chết. Trái lại dù sức khoẻ kém nhưng lạc quan yêu đời, chịu khó sống chừng mực, tập luyện thân thể, thì vẫn có triển vọng sống lâu và sống an vui hơn. Vì lý do đó nên tác giả đã đề cập nhiều đến đời sống tình cảm của người cao tuổi, từ liên hệ giữa ông bà, cha mẹ, với các cháu, các con, và giữa hai vợ chồng già, đến các thú vui về hưu, du lịch.á Có chỗ tác giả còn dí dỏm nói cả đến đời sống tình ái của các cụ!

Nói tóm lại thì, theo thiển ý, “An hưởng Tuổi vàng” là một cuốn sách tất cả những người đã già, sắp già, và nhất là đương già, cần đọc. Nó giúp ta những hiểu biết thiết thực cho ngay đời sống hiện tại của ta, làm ta sống khỏe, sống lâu, và sống vui hơn. Nói chung, sách viết nhẹ nhàng, giọng văn dí dỏm, làm người đọc thoải mái. Ấn phí cũng nhẹ nhàng, vừa túi người già ($12.00) và hiện đã có sẵn tại các tiệm sách.                                              Hoàng Đạo Thế Kiệt

 

 


Trang NGUYỄN Ý ĐỨC - Câu chuyện Thấy lang
Trang NGUYỄN Ý ĐỨC - Sức khỏe nghề nghiệp
TỰA - An hưởng tuổi vàng - BS Nguyễn Ý Đức


Trang nhiều tác giả
Trang riêng của Lê Ngọc Dũng
Trang riêng của Lương Lễ Hoàng
Trang riêng của Nguyễn Bảo Trung
Trang riêng của Nguyễn Hoài Nam
Trang riêng của Nguyễn Hữu Đức
Trang riêng của Nguyễn Văn Tuấn
Trang riêng của Nguyễn Ý Đức
Trang riêng của Nguyễn Đình Nguyên
Trang riêng của Phan Xuân Trung
Trang riêng của Đỗ Hồng Ngọc
Trang riêng của Đỗ Minh Tuấn