Bệnh nấm da hay viêm da thần kinh?

Hỏi: Tôi bị một căn bệnh rất phiền toái, không biết có phải hắc lào hay bệnh gì mà chỗ khuỷu tay rất ngứa, không lây, không loang lở, chỉ có mụn đỏ ở trong da đã gần hai năm nay. Tôi đã dùng đủ loại thuốc mỡ bôi nhưng không thấy đỡ. Xin hỏi tôi bị bệnh gì? Chữa như thế nào?

Trả lời: Theo như bạn mô tả không rõ ràng nên chúng tôi không thể giúp bạn chẩn đoán được bệnh gì, mà chỉ phỏng đoán có thể là bệnh viêm da thần kinh (Lichen Simplex Chrnonicus) chứ không phải bị hắc lào. 

Thương tổn của nấm có hình tròn như đồng xu hoặc hình vòng cung do nấm có khuynh hướng lan ra xung quanh. Bờ của thương tổn là những mụn nước nhỏ như rôm, kèm theo có vảy da mỏng. Trung tâm thương tổn thường lành. Bệnh lan tương đối nhanh và ngứa nhiều, dễ lây cho người mặc quần áo, dùng chung khăn tắm. Do vậy nếu là hắc lào thì trong 2 năm bệnh sẽ lan rộng chứ không khu trú ở khuỷu tay như bạn mô tả. Chỉ cần bôi thuốc kháng nấm  thông thường cũng khỏi. Ketonal là loại thuốc kháng nấm ketoconazole có tác dụng tốt với các loại nấm men (candida). Bạn đã uống hết 20 viên mà không khỏi thì đủ để loại trừ hắc lào rồi. 

Viêm da thần kinh còn được gọi là lichen đơn giản mãn tính: là hậu quả của sự ngứa gãi kéo dài tạo thành một đám da dày có các khía kẻ ô. Căn nguyên ban đầu chưa rõ, chỉ biết rằng ngứa, gãi, dày da và lichen hoá là một vòng luẩn quẩn làm cho bệnh nặng thêm. Vị trí thương tổn hay gặp của viêm da thần kinh là: phía sau bên của cổ, nếp gấp cổ chân, cổ tay, khuỷu tay (ít gặp). Ngoài ra còn gặp ở vùng sinh dục như bìu, âm hộ, quanh hậu môn, những vị trí này gãi nhiều dễ xuất tiết (chảy nước) như eczema cấp và bán cấp. Bệnh của bạn cần phải khám để chuẩn đoán phân biệt với bệnh vảy nến. Vì xuất hiện ở vị trí tì đè (khuỷu tay), đỏ da bong vảy.

Về điều trị viêm da thần kinh cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa thầy thuốc và bệnh nhân để phá vỡ vòng luẩn quẩn ngứa - gãi.

Dùng thuốc kháng histamin tổng hợp để chống ngứa. Tại chỗ bôi mỡ corticoide kết hợp với bịt, lưu băng qua đêm để tránh gãi trực tiếp vào thương tổn trong khi ngủ, tránh sờ vào thương tổn.

Để tránh những tác dụng phụ của thuốc, bạn nên đi khám bệnh đúng chuyên khoa và mua thuốc theo đơn. 

(Theo Sức khoẻ & Đời sống)

THƯ MỤC DA LIỄU

Bệnh da liễu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG

Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ