Trị nám da bằng lazer - con dao 2 lưỡi

Nếu chỉ bị nám da nhẹ, việc dùng lazer dễ làm tổn thương và gây bỏng da. Vết nám có thể hết, nhưng tại vùng da được điều trị bằng laser sẽ xuất hiện vết thâm mới, lớn và đậm màu hơn vết cũ. Ngoài ra, không phải kỹ thuật lazer nào cũng có thể áp dụng để trị nám da.

Theo Tiến sĩ Trần Công Duyệt, Giám đốc Trung tâm Vật lý y sinh học TP HCM, kỹ thuật lazer trong điều trị nám da chỉ nên áp dụng đối với những trường hợp đã được xem xét và chẩn đoán rất kỹ lưỡng.

Kỹ thuật lazer được lựa chọn trong điều trị bệnh này phải là loại phân hủy nhiệt chọn lọc, với bước sóng phù hợp khiến sóng lazer chỉ đập trực tiếp vào hắc tố melanine mà không làm tổn thương các vùng da khác. Thời gian điều trị khoảng 10-15 lần, mỗi lần cách nhau 2 tháng. Tuy nhiên, kỹ thuật này cũng chỉ có kết quả với những vết nám bẩm sinh nằm sâu dưới chân bì của da.

Các thẩm mỹ viện thường dùng kỹ thuật laser đơn giản CO2, chỉ thích hợp để đốt mụn cóc, mụn thịt, khó mà trị được nám da như lời quảng cáo của họ. Điều này giải thích vì sao có nhiều trường hợp da mặt bệnh nhân trở nên xấu xí hơn sau khi được điều trị tại những cơ sở này.

THƯ MỤC DA LIỄU

Bệnh da liễu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG

Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ