Lời khuyên của thầy thuốc khi đi tắm biển

Chú ý bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng khi tắm biển.

Chuyến đi đổi gió đầy thú vị đến một vùng biển của gia đình bạn trong những ngày hè này sẽ thật trọn vẹn nếu sức khoẻ và sự an toàn của mỗi thành viên được đảm bảo. Để được vui tươi khoẻ khoắn trong suốt chuyến đi, bạn nên lưu ý và chuẩn bị một số điều theo lời khuyên của thầy thuốc.

Trước khi đi, bạn hãy chuẩn bị một túi thuốc nhỏ gồm gạc tiệt trùng, vài miếng băng keo cá nhân, một cuộn băng dính, một chai dung dịch sát khuẩn Povidine 10%, vài viên thuốc nhức đầu loại Paracetamol, vài viên thuốc phòng tiêu chảy cho những người đi du lịch (Loperamide) và một chai dầu gió. Đừng quên mang theo vài trái chanh. Chuẩn bị đủ đồ ăn, nước uống, nước đá (làm bằng nước chín) dư dùng.

Dùng thuốc chống say trước khi xe chạy từ 30 phút đến 1 giờ. Có thể dùng Dimenhydrinate 50 mg, người lớn 1 viên, trẻ em 1/4-1/2 viên. Nên xếp những người bị say tàu, xe ngồi ở ghế trước, nhìn thấy đường xe chạy.

Khi tắm biển

Ánh sáng mặt trời chỉ tốt cho cơ thể vào lúc trước 9h hoặc sau 15h. Ngoài những giờ trên, ánh nắng rất gay gắt, gây tổn hại nhiều cho da và mắt. Vì vậy, việc chống nắng là rất quan trọng.

- Đội mũ rộng vành và đeo kính mát khi tắm biển và cả khi ngồi trên bờ.

- Chọn kính màu sậm, khi đeo phải có cảm giác dễ chịu và không loá mắt, không làm méo mó hình ảnh, nếu kính có thêm tác dụng chống tia tử ngoại thì rất tốt.

- Nếu tắm biển sau 9h thì nên cho trẻ em mặc áo để tránh bị bỏng nắng (sẽ làm rát da, khóc đêm và mất ngủ).

- Sử dụng kem chống nắng: Kem này có rất nhiều nhãn hiệu nhưng đều có 2 tác dụng là khuếch tán hoặc hấp thu ánh sáng, có loại chống tia cực tím (UV). Để phòng tránh tình trạng dị ứng da, nên chọn và thử kem trước khi sử dụng. Bôi thử một ít kem vào mặt trong cánh tay từ 30 phút đến 1 ngày, nếu không có cảm giác khó chịu là được. Nên chọn loại có chỉ số SPF cao trên 30 và có thêm tác dụng chống trôi (water proof) để thuốc vẫn dính trên da sau khi ngâm nước. Chỉ số SPF càng cao, tác dụng của kem càng kéo dài. Tuy vậy sau 2 giờ nên bôi kem lại. Tránh bôi kem gần mắt.

Trước khi xuống nước nên khởi động làm nóng cơ thể bằng các động tác thể dục toàn thân, tránh ăn quá no hay uống rượu say trước khi xuống biển để tránh bị chuột rút khi đang tắm. Nếu tình huống đó xảy ra, bạn nên bình tĩnh kéo ngược hướng nhóm cơ đang bị rút, làm cơ giãn ra để giảm đau, rồi tìm cách gọi mọi người giúp để đưa bạn vào bờ. Cần nghỉ ngơi ít nhất một giờ mới xuống nước lại.

Nếu đột nhiên có cảm giác rát bỏng, có khả năng bạn bị sứa cắn. Hãy lập tức lên bờ, dùng chanh xoa lên chỗ bị đau, sau đó nên tắm lại bằng nước ngọt. Nên tắm ở những nơi đông người, tuân thủ các quy định khu vực an toàn của nhân viên bờ biển. Trẻ em nên mặc áo phao khi tắm biển và luôn phải có người lớn bên cạnh. Sau những phút thoả chí cùng nắng và sóng biển, bạn nên để dành sức để còn ngồi xe về nhà.

BS Hồ Minh Phước, T&SK, 6/2001

THƯ MỤC DA LIỄU

Bệnh da liễu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG

Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ